Tính tỷ giá thực REER

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam (Trang 56)

Số liệu được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy ngoài Việt Nam: về tỷ giá giữa đồng tiền các nước so với USD lấy từ các nguồn như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), cục dự trữ liên bang Mỹ.

Để có cái nhìn tổng quát hơn về mức độ định giá của tiền đồng so với rổ tiền, tác giả tiến hành tính tỷ giá thực đa phương. Sau đây là phương pháp tính:

Thu nhập dữ liệu

• Tỷ giá danh nghĩa: Thu thập tỷ giá giữa Việt Nam đồng và các đồng tiền trong“rổ tiền” hàng quý. Nếu một số nước không có tỷ giá theo quý mà chỉ có tỷ giá theo tháng thì tỷ giá sẽ được lấy là tỷ giá trung bình của 3 tháng trong quý đó. Riêng đối với ba nước châu Âu là Áo, Pháp, Đức tác giả chọn tỷ giá đồng Việt Nam so với đồng Euro từ quý 1 năm 1999 trở đi.

• Kim ngạch xuất nhập khẩu: lấy theo từng thời kỳ giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác thương mại. Giá trị xuất nhập khẩu được quy đổi thành đơn vị là USD thống nhất với các đối tác có giao dịch với Việt Nam.

• Chọn rổ tiền tệ đặc trưng. Căn cứ vào tỷ trọng thương mại của Việt Nam và đối tác thương mại, tác giả chọn ra các đồng tiền tham gia “rổ tiền”để tính tỷ

giá thực đa phương (REER) theo nguyên tắc ưu tiên chọn đồng tiền của các đối tác có tỷ trọng thương mại lớn với Việt Nam. Ngoài ra, các đối tác có sự cạnh tranh trong xuất khẩu với Việt Nam, các đồng tiền mạnh, các đối tác tiềm năng... cũng được xem xét trong việc lựa chọn đồng tiền nào tham gia “rổ tiền”.

Đôla Mỹ là đồng tiền hiển nhiên có mặt trong rổ tiền do đây là đồng tiền mạnh trên thế giới và được sử dụng nhiều trong giao thương cho tới thời điểm hiện nay.

Đồng Euro cũng là đồng tiền không thể thiếu trong rổ tiền vì nó là một trong những đồng tiền mạnh trên thế giới và vì khu vực sử dụng đồng Euro có giao thương rất lớn với Việt Nam, đồng thời chọn các quốc gia châu Âu làm đại diện là Pháp, Đức, Đan Mạch, Áo.

Bảng Anh là một ngoại tệ mạnh, tỷ trọng thương mại Việt Nam và vương quốc Anh cũng khá lớn.

Trung Quốc là quốc gia ngoài việc là đối thủ cạnh tranh trực tiếp, trao đổi thương mại song phương của Việt Nam với Trung Quốc có tỷ trọng lớn nhất và Việt Nam luôn chịu tình cảnh nhập siêu lớn nhất với họ. Từ năm 2001 đến 2008 Việt Nam liên tục nhập siêu với Trung Quốc cứ năm sau lớn hơn năm trước và đến 2008 nhập siêu lên tới trên 11 tỷ đô la. Vì vậy, đồng tiền của Trung Quốc rất đáng được quan tâm trong việc tính tỷ giá thực đa phương.

Kế đến là đồng yên Nhật cũng là một lựa chọn không tranh cãi, do đây là đồng tiền của một quốc gia có nền kinh tế đứng hàng thứ hai thế giới và Nhật cũng là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam.

Đồng tiền của các nước ASEAN như Phillipines, Singapore, Malaysia được chọn do các nước này là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Việt Nam trong giao thương quốc tế. Tương tự, đồng tiền của Hàn Quốc đại diện cho các nước phát triển ở châu Á được chọn do kim ngạch xuất nhập khẩu của họ với Việt Nam là rất lớn.

Đồng AUD của Australia và đô la Hồng Kông được đưa vào rổ tiền do AUD và HKD là đồng tiền có thể chuyển đổi được và cũng thuộc diện đồng tiền mạnh. Ngoài ra, kim ngạch xuất nhập khẩu trong thời gian nghiên cứu của Australia và Hồng Kông khá ổn định. Ngoài ra, đồng RUB của Nga cũng được xem xét do Nga có mối quan hệ ngoại thương lâu dài với Việt Nam.

• Chọn quyền số: là tỷ trọng thương mại của các đối tác với Việt Nam trong mậu dịch quốc tế (tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác thương mại có đồng tiền tham gia vào “rổ tiền”). Để tính tỷ trọng thương mại, trước tiên, cộng tất cả các giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam và các đối tác ở từng thời kỳ (Wt). Lấy giá trị xuất nhập khẩu của từng đối tác chia cho tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của tất cả các đối tác ta được tỷ trọng thương mại của từng đối tác. Tổng các tỷ trọng thương mại này là bằng 1.

Điều chỉnh chỉ số tiêu dùng CPI về kỳ gốc. Chọn kỳ gốc là quý 1 năm 2005, kỳ gốc có chỉ số CPI là 100.

Tính tỷ giá thực song phương của Việt Nam đồng với từng đồng tiền trong “rổ tiền”. Lấy chỉ số tỷ giá danh nghĩa nhân với CPI của từng nước tương ứng chia cho CPI của Việt Nam ta được tỷ giá thực song phương của tiền đồng so với đồng tiền của từng đối tác.

Cuối cùng ta có chỉ số REER theo công thức tính như sau:

∑ = ∗ ∗ = n j t j j t j 1 CPI CPI W E REER t j

E : tỷ giá VND và đồng tiền nước n năm t (1 ngoại tệ bằng bao nhiêu VND).

t j

CPI : chỉ số giá của đối tác thương mại n năm t. CPI : chỉ số giá của Việt Nam năm t.

Wj : tỷ trọng thương mại của đối tác thương mại n năm t. 2.2.2 Phân tích và đánh giá kết quả tính REER:

2.2.2.1 Diễn biến tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa VND/USD giai

đoạn 1997 – 2012

Để có thể hiểu rõ xu hướng biến động của tỉ giá VND/USD và từ đó đánh giá mối quan hệ giữa tỉ giá và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác, đầu tiên tác giả thực hiện việc xem xét tỉ giá thực tế trong thập niên qua.

Nhìn vào hình 2 có thể thấy xu hướng biến động của tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa trong giai đoạn 1997 – 2012, theo đó tỷ giá danh nghĩa có xu hướng tăng liên

tục và ngày càng tăng cao vào những năm gần đây. Chủ yếu tỷ giá danh nghĩa tăng liên tục trong hai giai đoạn, từ 1997 – 1999 và từ 2008 trở về đây. Điều này cũng đúng do trong năm 1997 – 1999, tỷ giá VND/USD chịu sự ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã khiến cho VND thường xuyên bị rớt giá, trong vòng 3 năm tỷ giá VND đã tăng 24%. Trong khi đó, suốt từ năm 2000 – 2007 tỷ giá VND được giữ khá ổn định, chỉ tăng 14% trong 8 năm. Đến năm 2008, tỷ giá tăng với tốc độ lên đến 30% đánh dấu diễn biến bất ổn của tỷ giá từ năm 2008 cho đến nay

Hình 2: Tỷ giá thực tế và tỷ giá danh nghĩa VND/USD 1997 – 2012

Nguồn: Tính toán của tác giả theo số liệu IMF International financial statistics, <http://elibrary-data.imf.org/FindDataReports.aspx?d=33061&e=169393> .

Trái ngược với tỷ giá danh nghĩa, tỷ giá thực lại có biến động khác biệt, từ 1997 – 2004 tỷ giá thực liên tục tăng và tăng nhanh trong giai đoạn 1997 – 2002. Đến năm 2006 tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực diễn biến ngược chiều nhau và khoảng cách giữa hai tỷ giá ngày càng mở rộng từ năm 2008 trở đi. Điều này cũng có thể giải thích 1 phần khi chỉ số CPI của Việt Nam tăng lên đến 110% trong khi CPI của Mỹ chỉ tăng 16% trong cùng giai đoạn 2006 – 2012. Do đó, mặc dù trong giai đoạn này, tỷ giá danh nghĩa Việt Nam tăng 31% nhưng ngược lại tỷ giá thực lại giảm 28% và ngày càng nới rộng khoảng cách giữa tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực. Như vậy, có thể thấy tuy NHNN đã nhiều lần điều chỉnh tăng tỷ giá nhưng trong thực tế đồng Việt Nam lại tăng giá so với USD.

- 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 Q1 1997 Q4 1997 Q3 1998 Q2 1999 Q1 2000 Q4 2000 Q3 2001 Q2 2002 Q1 2003 Q4 2003 Q3 2004 Q2 2005 Q1 2006 Q4 2006 Q3 2007 Q2 2008 Q1 2009 Q4 2009 Q3 2010 Q2 2011 Q1 2012 Q4 2012 NER RER

2.2.2.2 So sánh giữa NEER và REER

Để có thể hình dung mức độ lên giá của đồng Việt Nam, tác giả thực hiện việc so sánh giữa đồng việt nam với giỏ tiền tệ các đối tác thương mại chính của Việt Nam thông qua việc so sánh giữa NEER và REER.

Cũng giống như RER và NER, diễn biến của REER và NEER có cùng xu hướng với sự gia tăng liên tục và bám khá sát của REER so với NEER từ 1997 - 2005 và từ năm 2005 trở đi REER ngày càng rời xa NEER. Chỉ trong vòng 6 năm, NEER tăng giá 28% trong khi REER giảm giá 32%. Có thể thấy trong suốt quãng thời gian từ 1997 đến 2005, REER và NEER đều tăng theo hướng khuyến khích xuất khẩu mặc dù REER luôn cao hơn NEER tuy nhiên khoảng cách cũng không quá lớn do lúc này tốc độ lạm phát của Việt Nam được giữ khá ổn định và ở mức thấp. Chỉ đến khoảng thời gian từ năm 2005 trở đi tốc độ lạm phát thường xuyên cao hơn rất nhiều so với tốc độ mất giá danh nghĩa của VND đã khiến cho khoảng cách giữa REER và NEER ngày càng được nới rộng, REER thường xuyên giảm khiến cho đồng Việt Nam tăng giá so với các đối tác thương mại chính của mình.

Hình 3: So sánh giữa REER và NEER

Nguồn: Tính toán của tác giả theo số liệu IMF International financial statistics, <http://elibrary-data.imf.org/FindDataReports.aspx?d=33061&e=169393> Tuy nhiên, nếu xem xét với các nước trong khu vực thì xu hướng giảm giá của REER là phù hợp. Hầu hết các đồng tiền của các quốc gia đều tăng giá so với đồng đô la chỉ có đồng Won của Hàn Quốc là giảm giá. Trong đó mức tăng của đồng Việt

- 2,000.00 4,000.00 6,000.00 8,000.00 10,000.00 12,000.00 Q1 1997 Q4 1997 Q3 1998 Q2 1999 Q1 2000 Q4 2000 Q3 2001 Q2 2002 Q1 2003 Q4 2003 Q3 2004 Q2 2005 Q1 2006 Q4 2006 Q3 2007 Q2 2008 Q1 2009 Q4 2009 Q3 2010 Q2 2011 Q1 2012 Q4 2012 REER NEER

Nam gần giống với mức tăng của đồng nhân dân tệ Trung Quốc tính đến tháng 5 năm 2010. Các đồng tiền khác như Thái lan, Indonesia, Malaysia đều có mức tăng thấp hơn đồng Việt Nam, duy chỉ có đồng Philippines là có mức tăng cao hơn đồng Việt Nam. Việc các đồng tiền đều cùng lúc tăng giá so với USD một phần là do bị tác động bởi cuộc khủng hoảng thị trường tài chính và sự suy giảm kinh tế của Mỹ, kéo theo đó là các đợt cắt giảm lãi suất liên tục của FED nhằm cải thiện tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ cũng như nới lỏng tín dụng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và người dân Mỹ vay vốn cho sản xuất và tiêu dùng nhiều hơn đã khiến cho đồng đô la ngày càng rớt giá.

Hình 4: REER tại một số nước trong khu vực giai đoạn 2006 – 2010

Nguồn: International Monetary Fund, 2010. Vietnam 2010: Article IV Consultation – Staff Report and Public Information notice

Do đa số các đồng tiền của các đối tác thương mại lớn của Việt Nam đều tăng giá so với USD nên xu hướng của NEER và tỷ giá VND cũng khá giống nhau. Nhìn chung cho cả 4 loại tỷ giá trên có thể thấy, tỷ giá danh nghĩa VND/USD đã tăng giá khoảng 84% từ năm 1997 đến nay, trong khi NEER tăng đến 184% và REER chỉ tăng nhẹ 9% . Ngược lại RER giảm giá với mức giảm 12% trong cùng giai đoạn trên.

Khi mà tỷ giá danh nghĩa ngày càng rời xa tỷ giá thực đòi hỏi Chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước cần phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các chính sách để vừa ổn định tỷ giá vừa đảm bảo các nhân tố kinh tế khác.

Hình 5: Diễn biến NER, RER, NEER và REER 1997 - 2012

Nguồn: Tính toán của tác giả theo số liệu IMF International financial statistics, <http://elibrary-data.imf.org/FindDataReports.aspx?d=33061&e=169393> 2.2.3 Mô hình các nhân tố tác động đến tỷ giá thực đa phương:

2.2.3.1 Phương pháp ước lượng:

Để xác định các nhân tố quyết định REER trong mô hình thực nghiệm, tác giả thực hiện theo các bước sau:

- Thứ nhất, tác giả thực hiện việc kiểm định tính dừng của các chuỗi thời gian sử dụng trong mô hình thực nghiệm. Tất cả các chuỗi đều ở dạng logarit cơ số tự nhiên, bao gồm tỷ giá thực đa phương (LREER), độ mở nền kinh tế (LOPEN), điều kiện thương mại (LTOT), chi tiêu chính phủ (LGEXP), chênh lệch năng lực sản xuất (LPROD) và tài sản có ngoại tệ ròng (LNFA). Nếu các chuỗi gốc là chuỗi không dừng (hay có nghiệm đơn vị) thì phải lấy sai phân của các chuỗi cho tới khi nó có tính dừng trước khi đưa vào mô hình thực nghiệm. Giữa các chuỗi số không dừng có thể tồn tại mối quan hệ đồng tích hợp (mối quan hệ trong dài hạn).

- Bước hai, tác giả thực hiện kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger để xem xét mối quan hệ giữa các biến trong mô hình.

0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 140% 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 REER NEER RER NER

- Bước ba, tác giả sử dụng phương pháp phân tích đồng tích hợp của Johansen (1990) nhằm xác định khả năng tồn tại các mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến.

- Bước bốn, tác giả sẽ thực hiện khảo sát mối quan hệ động trong ngắn hạn cũng như dài hạn giữa REER và các nhân tố xác định nó thông qua mô hình vector hiệu chỉnh sai số (VECM) nếu tồn tại các mối quan hệ trong dài hạn kể trên.

- Cuối cùng, tác giả sẽ kiểm tra tính phù hợp của mô hình thông qua kiểm định phần dư của mô hình.

2.2.3.2 Kiểm định tính dừng:

Tác giả thực hiện phân tích tính dừng của các biến thông qua kiểm định nghiệm đơn vị Augmented Dickey Fuller (ADF) của mỗi nghiệm đơn vị.

Qua bảng 6 tác giả nhận thấy khi kiểm định nghiệm tất cả các biến đều là chuỗi gốc không có tính dừng. Tuy nhiên khi kiểm định nghiệm sai phân bậc một của các biến thì tất cả các biến đều là chuỗi dừng với mức ý nghĩa 1%.

Bảng 7: Kiểm định ADF nghiệm đơn vị

* Mức ý nghĩa 10%, ** mức ý nghĩa 5%, *** mức ý nghĩa 1%

Biến Lagged

differences t-Statistic Test critical values

REER Constant 2 -1.586 -2.593

D _REER Constant 2 -3.845*** -3.544

OPEN Constant, Trend 3 -1.535 -3.172

D_OPEN Constant 4 -3.922*** -3.548

TOT Constant, Trend 2 0.202 -2.593

D_TOT Constant 1 -5.849*** -3.542

GEXP Constant 4 -1.766 -2.594

D_GEXP Constant 3 -4.110*** -3.546

PROD Constant, Trend 5 -0.293 -2.594

D_PROD Constant 9 -4.416*** -3.560

D_NFA Constant 8 -2.921** -2.917 Nguồn: Tính toán của tác giả

2.2.3.3 Kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các biến:

Để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến, tác giả thực hiện kiểm định Granger causality test. Kết quả cho thấy có mối quan hệ nhân quả giữa các biến reer, open, nfa, prod và gexp. Trong đó, mối quan hệ giữa reer và open là mối quan hệ một chiều từ reer sang open trong khi giữa reer và các biến còn lại đều là mối quan hệ hai chiều.

Bảng 8: Kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger causality

Null Hypothesis: Obs F-Statistic Prob. D(TOT) does not Granger Cause D(REER) 61 0.60437 0.5499 D(REER) does not Granger Cause D(TOT) 1.07985 0.3466 D(OPEN) does not Granger Cause D(REER) 61 2.37356 0.1025 D(REER) does not Granger Cause D(OPEN) 5.90746 0.0047 D(GEXP) does not Granger Cause D(REER) 61 4.86598 0.0113 D(REER) does not Granger Cause D(GEXP) 2.40109 0.0999 D(PROD) does not Granger Cause D(REER) 61 3.93380 0.0252 D(REER) does not Granger Cause D(PROD) 3.82576 0.0277 D(NFA) does not Granger Cause D(REER) 61 3.48353 0.0375 D(REER) does not Granger Cause D(NFA) 4.38556 0.0170

Nguồn: Tính toán của tác giả

2.2.3.4 Kiểm định mối quan hệđồng liên kết giữa các biến:

Đầu tiên tác giả lựa chọn độ trễ thích hợp để thực hiện kiểm định Johansen. Độ trễ được lựa chọn dựa trên các tiêu chí AIC (Akaike information criterion), SC (Schwarz criterion), HQ (Hannan-Quinn criterion). Dựa vào bảng 8 tác giả chọn độ trễ là 4 quý.

Bảng 9: Lựa chọn độ trễ

Lag LogL LR FPE AIC SC HQ

0 420.5803 NA 2.49e-14 -14.29587 -14.08272 -14.21285 1 505.4485 149.2510 4.65e-15 -15.98098 -14.48894* -15.39980 2 546.4198 63.57603 4.08e-15 -16.15241 -13.38146 -15.07307 3 639.7322 125.4891 6.27e-16 -18.12870 -14.07886 -16.55120

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)