Quan điểm của Hàn Quốc là chính sách tỷ giá và ngoại hối phải được xây dựng từ chính sách kinh tế. Để ổn định được giá trị đồng tiền trong nước, cải thiện điều kiện thương mại và cán cân thanh toán, chính sách tỷ giá hối đoái và quản lý ngoại hối phải được hoạch định một cách hợp lý trong từng thời kỳ. Chính sách tỷ giá cũng phải nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu: khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng dự trữ ngoại tệ, hạn chế việc chuyển giao vốn ngoại tệ ra nước ngoài...
Quan điểm này của Hàn Quốc đã được thực hiện trong hơn 50 năm qua kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai và được cụ thể hóa ở từng thời kỳ. Có thể chia quá trình áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái đa dạng và phức tạp của Hàn Quốc từ những năm 1945 đến nay ra làm 3 giai đoạn:
+ Hệ thống tỷ giá cố định từ những năm 1945 đến cuối những năm 1960
+ Hệ thống tỷ giá hối đoái linh hoạt, thống nhất từ cuối những năm 1960 đến đầu năm 1980
+ Hệ thống tỷ giá “giỏ ngoại tệ phức hợp” từ 1982 đến nay 1.4.3 Kinh nghiệm điều hành tỷ giá ở Thái Lan
Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu Á năm 1997 mà Thái Lan là nơi đầu tiên giảm giá đồng tiền của mình.
Nhằm kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, Thái Lan đã dùng chính sách phá giá nhẹ đồng THB vào tháng 05 năm 1981 và tháng 11 năm 1984. Nhưng cũng từ đó đến khi cuộc khủng hoảng xảy ra thì tỷ giá của THB so với USD gần như cố định, chỉ dao động quanh 25 THB/USD. Tuy nhiên, xuất khẩu của Thái Lan chiếm hơn 70% GDP hàng năm, lại tập trung vào một số mặt hàng chủ lực, cán cân thương mại thâm hụt từ 10% năm 1990 lên 60-70% so với xuất khẩu năm 1997. Nền kinh tế Thái Lan bắt đầu sa sút từ cuối năm 1995, tốc độ tăng trưởng giảm, thâm hụt tài khoản vãng lai cao, nợ nước ngoài tăng. Thị trường chứng khoán suy sụp từ cuối năm 1996, các nhà đầu tư quốc tế lại tấn công vào đồng THB làm cho giá trị đồng THB giảm mạnh. Đến ngày 02/7/1997, chính phủ Thái Lan tuyên bố thả nổi đồng THB. Đến cuối năm 1997, nợ nước ngoài của Thái Lan lên đến 88 tỷ USD và dự trữ ngoại tệ trụt xuống còn 28 tỷ USD.
Đây là bài học trong việc đưa ra một chính sách tỷ giá thích hợp, hạn chế tối đa những tác hại đến nền kinh tế bởi vì chính sách tỷ giá ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu, tổng sản phẩm quốc dân cũng như tốc độ phát triển kinh tế của một quốc gia.
1.4.4 Kinh nghiệm điều hành tỷ giá ở Ba Lan
Thứ nhất, chính sách tỷ giá không nên cô lập, mà cần kết hợp với các chính sách khác như chính sách tài khóa, chính sách lãi suất, chính sách thu nhập và tái cấu trúc.
Thứ hai, để vô hiệu hóa dòng vốn cần phải tăng tính ổn định của hệ thống ngân hàng và giảm tỷ lệ nợ xấu. Năm 1990, Ba Lan tiến hành chương trình cải cách, mục tiêu ổn định kinh tế và thiết lập con đường đến nền kinh tế thị trường. Kết quả, lạm phát giảm đến mức ổn định, mất cân bằng ngoại được giảm thiểu, nợ nước ngoài cũng giảm đáng kể. Thành công của chính sách kinh tế vĩ mô đóng góp bởi chính sách tỷ giá, lãi suất, chính sách tài khóa, chính sách thu nhập và tái cấu trúc. Với chiến lược tái cấu trúc, chính sách tỷ giá đóng vai trò kép với mục tiêu neo lạm phát và bảo đảm sức cạnh tranh quốc tế. Tháng 5 năm 1991, chế độ neo rổ tiền tệ, chế độ linh hoạt hơn được thực hiện vào tháng 10 năm 1991. Trong giai đoạn 1991-1993, ba lần giảm giá được tiến hành và chính sách tỷ giá được tiến hành cùng với chính sách tài khóa thắt chặt và chính sách thu nhập (dựa trên thuế). Vào tháng năm 1995, khi chính phủ đã thiết lập một hệ thống giám sát khả năng an toàn vốn cao, ổn định và giảm tỷ lệ nợ
xấu trong hệ thống các ngân hàng, những nhà chức trách đã mở rộng dải băng (+/-) 7 % tạo khả năng hấp thu tốt những cú sốc và dòng vốn.
1.4.5 Kinh nghiệm điều hành tỷ giá ở Chi lê:
Tự do hoá tài chính chỉ có thể tiến hành sau khi đã đảm bảo những yêu cầu nhất định về hệ thống tài chính và ổn định vĩ mô, việc tự do hoá tài chính cần tiến hành theo lộ trình và trong trung hạn cần hướng về thả nổi tỷ giá. Tự do hoá tài chính nên được tiến hành một cách hết sức cẩn thận và chỉ sau khi những điều kiện sau được đáp ứng:
- Thiết lập được một hệ thống ngân hàng cứng cáp và đủ sức chịu đựng với các cú sốc tiền tệ.
- Phát triển các công cụ phòng ngừa rủi ro nhằm mục đích hạn chế những rủi ro biến động tỷ giá và lãi suất. Đồng thời bắt buộc những cá nhân, tổ chức có nguy cơ gặp các rủi ro về tỷ giá phải thực hiện các khoản phòng ngừa rủi ro.
- Các điều kiện kinh tế vĩ mô tốt: Hệ thống tài chính khỏe mạnh và cân bằng tài khóa một cách chắc chắn và an toàn.
Trong những năm 90, các nhân tố sản xuất tăng trưởng mạnh, đặc biệt là khía cạnh thương mại, tạo áp lực nâng giá đồng Peso (Hiệu ứng Balassa – Samuelson). Cùng lúc đó, cầu tăng hơn cung, với bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt và lãi suất nội địa cao, đã trở thành một trong những nhân tố hấp dẫn dòng vốn ngoại tệ và tăng áp lực định giá cao đồng Peso, gây căng thẳng cho nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh giá cả không được linh hoạt.
Tiến trình hội nhập của Chile:
Trong giai đoạn 1990 - 1997, Chile thực hiện chuyển từ việc tỷ giá tham chiếu lên đồng đô la sang tham chiếu lên một rổ tiền tệ và lãi suất qua đêm được xây dựng hướng về lãi suất danh nghĩa. Việc sử dụng công cụ biên tỷ giá một cách linh hoạt cùng với các áp dụng các quy định về luồng vốn, yêu cầu dự trữ bắt buộc 30% cho năm đầu tiên đối với các khoản vay nước ngoài và các khoản thu được từ thị trường tài chính quốc tế, đồng thời, chính phủ hạn chế việc đầu tư ra nước ngoài. Thêm vào đó, chính phủ cho phép doanh nghiệp phát hành trái phiếu, chứng khoán ra nước ngoài để thu hút dòng vốn quốc tế. Quan trọng nhất là việc tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn giữ vững mục tiêu giữ ổn định giá và tăng dự trữ ngoại hối để có thể tiến hành can
thiệp tỷ giá, ngân hàng được phép cung cấp các nghiệp vụ phái sinh một cách đa dạng, với cả những đối tác trong và ngoài nước. Dần dần, khi nền kinh tế được ổn định, những giới hạn vốn tối thiểu cũng được bãi bỏ, kiểm soát vốn cũng được nới lỏng hơn. Khi lạm phát mục tiêu đạt khoảng từ 2% đến 4%, tỷ giá bắt đầu được thả nổi hơn, đồng tiền có thể hoán đổi và từng bước tiến đến tự do hoá tài khoản vốn, hội nhập nhiều hơn với thế giới.
1.5 Mô hình các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái thực đa phương phương
1.5.1 Các biến số kinh tế vĩ mô tác động đến tỷ giá hối đoái thực đa phương. phương.
1.5.1.1 Ðộ mở nền kinh tế (OPEN)
Ðộ mở nền kinh tế được sử dụng làm biến đại diện cho chính sách ngoại thương, được tính bằng tỷ lệ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP. Chính sách ngoại thương càng theo hướng tự do hóa, thì độ mở của nền kinh tế càng lớn. Khi ngoại thương được tự do hóa, tiêu dùng hàng nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong tương lai, làm người tiêu dùng trong nước có xu hướng thay thế hàng phi mậu dịch (non- tradables) sang hàng mậu dịch (tradables), theo đó, làm cán cân thương mại xấu đi. Kết quả là tự do hóa ngoại thương tăng sẽ làm tăng tỷ giá thực. Để khôi phục trạng thái cân bằng thì giá hàng phi mậu dịch phải giảm để làm dịch chuyển cầu từ hàng mậu dịch sang hàng phi mậu dịch. Do đó, REER được dự đoán là sẽ có quan hệ thuận chiều với độ mở cửa của nền kinh tế.
1.5.1.2 Ðiều kiện thương mại (terms of trade- TOT)
Ðiều kiện thương mại của một nước được định nghĩa là tỷ số của chỉ số giá xuất khẩu so với chỉ số giá nhập khẩu. Biến số này được dùng để đại diện cho tác động của môi trường kinh tế quốc tế đến hoạt động ngoại thương của một quốc gia. Theo đó, tác động của TOT đến REER phụ thuộc vào tác động của hiệu ứng thay thế (substitution effect) và hiệu ứng thu nhập (income effect).
- Hiệu ứng thu nhập: khi thu nhập tăng, TOT tăng làm tăng cầu đối với hàng hóa. Vì giá hàng mậu dịch chịu tác động bởi giá thế giới, giá hàng phi mậu dịch sẽ tăng lên tương ứng theo mức tăng của thu nhập. REER giảm.
- Hiệu ứng thay thế: TOT tăng làm giảm xuất khẩu do hàng xuất khẩu trong nước trở nên đắt hơn. Sản xuất trong nước sẽ chuyển sang hàng phi mậu dịch, làm giá các mặt hàng này giảm xuống tương ứng. REER tăng.
Như vậy, tùy thuộc vào độ lớn tác động của hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế mà tỷ giá thực sẽ giảm (tác động của hiệu ứng thu nhập lớn hơn tác động của hiệu ứng thay thế) hay tăng (tác động của hiệu ứng thu nhập nhỏ hơn tác động của hiệu ứng thay thế) khi TOT tăng.
1.5.1.3 Chi tiêu chính phủ (GEXP)
Chi tiêu chính phủ được tính bằng tỷ lệ tổng chi tiêu chính phủ so với GDP, chỉ tiêu này đại diện cho chính sách tài khóa của chính phủ. Mối quan hệ giữa GEXP và REER là không rõ ràng và phụ thuộc vào việc Chính phủ chi nhiều vào hàng mậu dịch hay phi mậu dịch. Theo đó, GEXP tác động đến tiêu dùng tư nhân và REER thông qua 2 hướng: Nếu chi chính phủ bao gồm phần lớn là hàng hóa phi mậu dịch, GEXP tăng sẽ làm tăng áp lực cầu nội địa, gia tăng giá tương đối của hàng hóa phi mậu dịch dẫn đến giảm REER. Mặt khác, nếu phần lớn chi tiêu chính phủ là hàng hóa mậu dịch, GEXP tăng sẽ làm cán cân thương mại xấu đi, REER tăng. Vì vậy, khó dự đoán hướng tác động của GEXP lên REER.
1.5.1.4 Chênh lệch năng lực sản xuất (PROD)
Hiệu ứng Balassa - Samuelson (Balassa, 1964; Samuelson, 1964) chỉ ra rằng năng lực sản xuất trong nước được tập trung vào khu vực sản xuất hàng hóa mậu dịch và khu vực sản xuất hàng hóa phi mậu dịch. Khi năng suất ở khu vực mậu dịch nội địa so với các nước bạn hàng (PROD) tăng sẽ có tác động ngược chiều tới REER. Sự gia tăng của PROD làm tăng cầu về lao động trong nước trong ngành sản xuất hàng mậu dịch dẫn đến việc lao động sẽ bị hút từ khu vực hàng phi mậu dịch sang khu vực hàng mậu dịch. Điều này gây ra áp lực phải tăng mức lương ở khu vực phi mậu dịch dẫn đến làm tăng giá hàng phi mậu dịch. Kết quả là REER sẽ giảm.
1.5.1.5 Tài sản có ngoại tệ ròng (NFA)
Tài sản có ngoại tệ ròng (NFA) là thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài (net factor income from abroad) hay chênh lệch giữa thu nhập được cư dân trong nước tạo ra ở nước ngoài và thu nhập của người nước ngoài tạo ra ở trong nước. NFA được dự đoán có mối quan hệ ngược chiều với REER. Sự gia tăng của NFA thường có tác
động về mặt thu nhập làm tăng cầu nội địa. Để khôi phục các cân đối bên trong và bên ngoài, giá của hàng phi mậu dịch phải tăng so với giá hàng mậu dịch. Do đó, REER giảm xuống. Ngoài ra, chênh lệch cao giữa lãi suất trong nước và lãi suất trên thị trường quốc tế cũng sẽ làm gia tăng dòng chảy vốn và từ đó làm REER giảm xuống. Như vậy, sự tăng lên của NFA thường tác động làm giảm REER và ngược lại.
1.5.2 Mô hình tỷ giá hối đoái thực tại Việt Nam
Có rất nhiều các nghiên cứu thực nghiệm gần đây về tỷ giá thực đa phương cân bằng với các cách tiếp cận khác nhau. Hầu hết các nghiên cứu đều tập trung xem xét mối quan hệ giữa REER và các nhân tố kinh tế nền tảng được phân thành bốn nhóm chính.
Nhóm thứ nhất bao gồm các nhân tố liên quan đến cung nội địa, đặc biệt là hiệu ứng Balassa-Samuelson phát sinh từ sự tăng trưởng năng suất của khu vưc mậu dịch nhanh hơn so với phi mậu dịch.
Nhóm thứ hai, cơ cấu của chính sách tài chính, chẳng hạn như sự thay đổi vĩnh viễn trong thành phần chi tiêu chính phủ giữa hàng hóa mậu dịch phi mậu dịch.
Nhóm thứ ba, những thay đổi trong môi trường kinh tế quốc tế, bao gồm cả những thay đổi về điều kiện thương mại, dòng chảy vốn quốc tế, lạm phát nước ngoài , và lãi suất thực thế giới là rất quan trọng.
Thứ tư, tự do hóa chính sách thương mại , ví dụ, giảm trợ cấp xuất khẩu có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái thực tế lâu dài.
Từ lý thuyết trên, khi ứng dụng vào ước lượng tỷ giá hối đoái thực cân bằng của một nền kinh tế đang phát triển, các nhà nghiên cứu thường sử dụng mô hình với 5 biến giải thích, chẳng hạn trong bài nghiên cứu của Jongwanich (2009), mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên năm biến số là OPEN, TOT, NFA, GEXP, PROD áp dụng cho các nước Châu Á đang phát triển. Tương tự, trong nghiên cứu của đồng tác giả Xiaolei Tang và Jizhong Zou (2013) về mối quan hệ tuyến tính hoặc không tuyến tính giữa REER và các nhân tố kinh tế cho hai nước Trung Quốc và Hàn Quốc, mô hình cũng được dựa trên năm biến.
Việt Nam không công bố chính thức một số liệu nào cho tỷ giá thực hữu hiệu (REER) cũng như mối quan hệ giữa nó với các biến kinh tế. Tuy nhiên, một loạt các nghiên cứu về quản lý tỷ giá ở Việt Nam có sử dụng chỉ số này và xem xét tác động
của nền kinh tế đến tỷ giá để xác định tỷ giá thực đa phương cân bằng. Một số nghiên cứu có thực hiện việc ước lượng các chỉ số này trong khi các nghiên cứu khác chỉ sử dụng chúng từ nguồn khác. Quỹ Tiền tệ Quốc tế chỉ tính toán và công bố các chỉ số này theo năm cho giai đoạn 2001-2006. Gần đây, trong nghiên cứu của đồng tác giả Hạ Thị Thiều Dao và Phạm Thị Bình Minh, trừơng đại học Ngân hàng, đã đánh giá mức chênh lệch của tỷ giá hối đoái thực so với cân bằng thông qua việc tính và ước lượng phương trình cân bằng dài hạn của tỷ giá hối đoái thực đa phương với mô hình gồm 6 biến tất cả bao gồm 5 biến cơ bản là OPEN, TOT, NFA, GEXP, PROD và thêm biến DC đại diện cho chính sách tiền tệ do tốc độ tăng quy mô tín dụng tương đối cao trong những năm gần đây ở Việt Nam . Ngoài ra, trong một bài nghiên cứu mới đây của Vũ Quốc Huy và các đồng tác giả thuộc dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” đã thực hiện việc nghiên cứu và tính toán tỷ giá, sử dụng số liệu theo quý từ 2000 - 2011 với giỏ tiền tệ của 20 đối tác thương mại chính của Việt Nam và quyền số là tỷ trọng thương mại theo quý. Đồng thời, bài nghiên cứu cũng đưa ra mô hình cho REER và các nhân tố kinh tế với sáu biến tất cả gồm 5 biến cơ bản và thêm biến FDI để đo lường tỷ giá thực cân bằng của Việt Nam. Lý do là vì nền kinh tế Việt Nam luôn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi dòng tiền đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
Từ đó cho thấy, tỷ giá thực cân bằng được phần lớn các nhà nghiên cứu thừa nhận là có thể giải thích bởi các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản. Tuy nhiên, không có