Sự can thiệp của Ngân hàng Nhà Nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam (Trang 27)

Vai trò của Ngân hàng Nhà Nước là can thiệp và ổn định tỷ giá hối đoái trong trường hợp xảy ra những cú sốc về cung cầu tiền tệ theo mục tiêu chính sách của chính phủ, tạo niềm tin cho nhà đầu tư trong nước cũng như quốc tế. Ngân hàng Nhà Nước có thể tiến hành can thiệp thông qua các kênh gián tiếp hoặc trực tiếp.

Phương pháp can thiệp trực tiếp của NHNN để buộc đồng nội tệ giảm giá là bán chúng ra thị trường, đổi đồng nội tệ để lấy các ngoại tệ khác trên thị trường ngoại hối. Phương pháp này sẽ tạo áp lực làm giảm giá nội tệ. Trên bình diện quốc tế, can thiệp trực tiếp thường có hiệu quả nhất khi có một nỗ lực phối hợp giữa NHNN các nước. Ví dụ đối với đồng đô la, nếu tất cả các ngân hàng cùng đồng thời cố gắng tăng giá hay giảm giá đồng đô la theo cách vừa mô tả trên, họ có thể áp đặt một áp lực lớn đối với giá trị đồng đô la.

Can thiệp gián tiếp: NHNN có thể tác động một cách gián tiếp đến tỷ giá bằng cách tác động đến các yếu tố có ảnh hưởng đến đồng tiền nước mình. Chẳng hạn, để

giảm giá nội tệ, NHNN có thể cố gắng hạ thấp lãi suất nội tệ để làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài trong việc đầu tư vào các trái phiếu chính phủ và ngược lại.

Các công cụ can thiệp của NHNN:

- Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của NHNN đối với các NHTM Khi cấp 1 khoản tín dụng cho NHTM, NHNN đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho NHTM tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ.

- Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa số tiền NHNN yêu cầu phải dự trữ trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán (cho vay) của các NHTM. NHNN có thể tác động đến tỷ lệ dự trữ bắt buộc để làm thay đổi lượng tiền dự trữ, qua đó làm tăng cung tiền.

- Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động NHNN mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các NHTM, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các NHTM dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ.

- Công cụ lãi suất tín dụng: NHNN đưa ra một khung lãi suất hay ấn định một trần lãi suất cho vay để hướng các NHTM điều chỉnh lãi suất theo giới hạn đó; từ đó ảnh hưởng tới qui mô tín dụng của nền kinh tế và NHNN có thể đạt được quản lý mức cung tiền của mình.

- Công cụ hạn mức tín dụng: là 1 công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của Ngân hàng Nhà Nước để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Nhà Nước buộc các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)