Hình ảnh xưởng Bánh Răng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn SYM Việt Nam đến năm 2020 (Trang 54)

(Nguồn:www.sym.com.vn)

Nhận xét: Cơ sở vật chất của SYM tương đối mạnh mẽ với đủ các xướng lắp ráp, sản xuất linh kiện tại Việt Nam giúp tang khả năng nội địa hóa sản phẩm nhằm giảm giá thành. Đây là điều kiện tiên quyết để SYM có thể tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian tới.

2.4.1.2. Sản xuất – Công nghệ

Sơ đồ 2.3: Phương án kỹ thuật công nghệ tại SYM Việt Nam

(Nguồn: Phòng điều hành – sản xuất – Công ty SYM Việt Nam)

Động cơ Khung Kiểm tra chất lượng Nhập khẩu Sản xuất trong nước Điều khiển Phụ kiện Lắp ráp Hoàn thiện sản phẩm Xuất cho các đại lý

Tóm tắt quy trình:

Các linh kiện, phụ kiện sản xuất được nhập về từ nước ngoài hoặc sản xuất trong nước được chuyển về nhà máy để sản xuất các thành phần của xe như động cơ, khung, bộ điều khiển.

Sau khi hoàn thành xong, động cơ và bộ điều khiển được kiểm tra chặt chẽ, thử nghiệm lại trước khi lắp ráp. Trong khi đó, phần khung xe cũng được hoàn thiện, thử độ chắc chắn.

Sau đó, động cơ, khung xe, bộ điều khiển được chuyển qua bộ phận lắp ráp để tạo nên một chiếc xe hoàn chỉnh. Kế tiếp, là nhiệm vụ của bộ phận hoàn thiện sản phẩm.

Cuối cùng, thành phẩm sẽ phải trải qua một quá trình kiểm tra nghiêm ngặt về mọi mặt trước khi xuất đi các đại lý bán cho người tiêu dùng.

 Quy trình mang tính đồng bộ và khép kín từ khâu nhập linh kiện cho đến thành phẩm vì vậy, những sản phẩm bán ra trên thị trường đạt mức hoàn thiện tốt nhất, chất lượng cao nhất. Với quy trình sản xuất khép kín cùng 2 nhà máy sản xuất lớn, SYM có thể sản xuất được 500.000 xe/năm. Công suất này tuy không nhỏ nhưng còn thua xa công suất 2,5 triệu xe/năm của Honda và 1,5 triệu xe/năm của Yamaha. Do đó, để nâng cao khả năng cạnh tranh, SYM cần có chính sách hợp lý nhằm cải tiến quy trình, nâng cao công suất sản xuất của mình.

Bảng 2.5: Tổng hợp tài sản và nguồn vốn của công ty trong 3 năm 2011-2013

(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty SYM Việt Nam)

Tổng tài sản: Năm 2012 tăng 9,5% so với năm 2011. Trong đó tài sản ngắn hạn tăng 771,13 tỷ đồng, tương ứng tăng 11,86%, tài sản dài hạn giảm 72,91 tỷ đồng tương ứng với 9,4%. Tổng nợ phải trả tãng 14,15%, tương ứng tăng 755.96 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn. Năm 2013, tổng tài sản 8.972,29 tỷ đồng, tăng 1000,96 tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng với 12,56%. Trong đó tài sản ngắn hạn tăng 15,36%, nợ phải trả (nợ ngắn hạn) tăng 1092,17 tỷ đồng, tương đương với 17,9%.

Bảng 2.6: Các chỉ tiêu tài chính trong 3 năm 2011-2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

ROA % 6,45 2,63 5,04

ROE % 24,29 11,21 25,36

ROS % 5,4 3,27 7,94

Tỷ suất đầu tư % 10,66 8,81 6,54

Tỷ suất tự tài trợ % 26,54 23,49 19,86

CR 1,01 1,00 1,04

(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty SYM Việt Nam + tổng hợp của tác giả)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

I.Tổng tài sản 7.273,11 7.971,32 8.972,29 A. Tài sản ngắn hạn 6.497,54 7.268,67 8.385,17 B. Tài sản dài hạn 775,56 702,65 587,12 II.Tổng nguồn vốn 7,273.11 7,971.32 8,972.29 A. Nợ phải trả 5.342,51 6.098,47 7.190,64 1. Nợ ngắn hạn 5.342,51 6.098,47 7.190,64 2. Nợ dài hạn - - - B. Vốn chủ sở hữu 1.930,60 1,872.85 1781.65 1. Vốn chủ sở hữu 1,930.60 1,872.85 1781.65

2. Nguồn kinh phí và quỹ khác - - -

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA): Suất sinh lợi trên tổng tài sản của công ty giảm vào năm 2012 và tăng lại vào năm 2013, trong đó năm 2011 là cao nhất với 6,45%, năm 2012 gỉảm xuống còn 2.63% và năm 2013 là 5,04%. Điều này cho thấy tốc độ tăng của lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng của tài sản. Do vậy, công ty cần nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản.

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE): Qua bảng trên cho thấy ROE của công ty cao hơn ROA gấp nhiều lần. Điều này cho thấy vốn tự có của công ty là thấp và hoạt động chủ yếu từ các khoản nợ vay. ROE năm 2011 ở mức 24,29%, giảm xuống mức 11,21% trong năm 2012 và đạt mức 25,36% trong năm 2013.

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS): Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu năm 2011 3,4%, năm 2012 tỷ số này giảm xuống còn 3,27% và năm 2013 là 7,94%.

Tỷ suất đầu tư: Tỷ suất đầu tư có xu hướng giảm dần, cụ thể năm 2011 là. 10,66%, năm 2012 là 8,81% và năm 2012 là 6,54%. Điều này cho thấy công ty giảm mở rộng quy mô đầu tư, chỉ mua sắm thêm những trang thiết bị thật cần thiết. Nguyên nhân là do nền kinh tế trong những năm gần đây đang gặp khó khăn nên nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp đầu tư, thay đổi cơ cấu để tiết kiệm các khoản chi phí nhằm tồn tại trong nền kinh tế khó khăn như hiện nay.

Tỷ suất tự tài trợ: Tỷ suất tài trợ qua 3 năm còn thấp năm 2011 là 26,54%, năm 2012 là 23,49% và năm 2013 là 19,86%. Điều này cho thấy khả năng độc lập về tài chính của công ty còn thấp, mức độ tự tài trợ của công ty còn yếu phải phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay.

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (CR): Nhìn chung qua 3 năm hệ số thanh toán hiện thời điều trên 1. Điều này cho thấy công ty có khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn.

2.4.1.4. Nguồn nhân lực

Bảng 2.7: Cơ cấu nhân sự công ty năm 2013

Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Đại học 149 8

Trung cấp/ Cao đẳng 188 10

Lao động phổ thông 1540 82

Tổng 1877 100

(Nguồn: Phòng Nhân sự - Công ty SYM Việt Nam)

Năm 2013, nhân sự có trình độ đại học chiếm 8%, trung cấp cao đẳng chiếm 10%, còn lại là lao động phổ thông.

Do đặc thì công việc nên công ty cần nhiều lao động phổ thông nhưng những lao động phổ thông này cũng được tuyển chọn trước khi đưa vào nhà máy làm việc để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm.

Trong những năm gần đây, công ty đang chú trong nhiều hơn vào nguồn nhân lực khi số lượng nhân sự được đào tạo chuyên môn ngày càng tăng.

Những người có trình độ cao chủ yếu làm trong các văn phòng, chi nhánh, chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc phát triển công ty. Những người có trình độ thấp hơn thì chủ yếu làm những công việc tay chân trong nhà xưởng cần độ chính xác, cần cù.

Với đội ngũ nhân sự hiện có, công ty SYM Việt Nam có thể hoạt động một cách bền vững và suôn sẻ. Trong tương lai, công ty cần tăng cường đào tạo, rèn luyện tay nghề, kiến thức cho đội ngũ nhân viên. Có những chính sách lương, thưởng hợp lý nhằm thu hút thêm nguồn nhân viên chất lượng cao từ bên ngoài hoặc các công ty đối thủ.

2.4.1.5. Nghiên cứu và phát triển

Mặc dù thành lập cả một trung tâm nghiên cứu tại Việt Nam nhưng thực sự làm việc chưa có hiệu quả ở khâu thiết kế. Sản phẩm của SYM mặc dù có chất lượng khá ổn nhưng mẫu mã không mang tính đột phá. Thiết kế của các dòng xe tương đối giống với xe nổi tiếng của những hãng khác. Đơn cử là Attila Elizabeth,

chiếc xe ga cực kì thành công của họ mang ngôn ngữ thiết kế của Vespa hay chiếc xe Galaxy có phần khá giống với Exciter của Yamaha. Vì vậy, đây là một trong những vấn đề cấp thiết mà công ty cần giải quyết trong thời gian sắp tới để tạo ra những nét riêng biệt cho sản phẩm của SYM Việt Nam.

2.4.1.6. Hệ thống thông tin

Ngoại trừ các công nhân sản xuất, mỗi nhân viên ở cảc phòng ban đều được công ty trang bị máy vi tính để thực hiện công việc. Hệ thống máy vi tính được nối mạng nội bộ với máy chủ và được truy cập Internet để được cung cấp thông tin cần thiết nhanh chóng, kịp thời.

Các phòng ban kế toán, nhân sự đều sử dụng phần mềm TIPTOP để quản lý. Tất cả việc chấm công, tính lương đều được tự động hóa, nhanh chóng, chính xác.

Vấn đề truyền tải thông tin nội bộ được thông báo từ ban lãnh đạo công ty xuống tới các nhân viên thông qua mạng nội bộ. Mỗi nhân viên sẽ có một tài khoản riêng và được phân quyền nhìn thấy những văn bản thuộc phạm vi của mình.

Thông tin bên ngoài được công ty ghi nhận bằng các văn bản, quy định của các cơ quan ban ngành có liên quan tới hoạt động sản xuất kinh đoanh của công ty. Hoặc ghi nhận thông qua hệ thống máy fax, điện thoại...

2.4.1.7. Ma trận IFE

Từ những thông tin đã nêu và phân tích ở trên, ta thiết lập nên ma trận các yếu tố bên trong (IFE) nhằm đánh giá lại sức mạnh cũng như những điểm yếu về hoạt động marketing của công ty.

Bảng 2.8. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

STT Các yếu tố bên trong

Mức độ quan trọng của các yếu tố Phân loại Số điểm quan trọng 1 Sản phẩm có chất lượng tốt 0,09 3 0,27 2 Sản phẩm đa dạng về hình thức và mẫu mã 0,1 3 0,3

3 Sản phẩm có nhiều tính năng hiện đại 0,08 2 0,16

4 Công tác nghiên cứu và phát triển thị trường 0,1 2 0,2

6 Giá cả tốt so với đối thủ cùng phân khúc 0,09 3 0,27

7 Sản phẩm nhắm vào phân khúc giá rẻ và tầm trung 0,08 4 0,32

8 Thương hiệu có uy tín trên thị trường 0,1 3 0,3

9 Hoạt động xúc tiến thương mại 0,08 2 0,16

10 Hệ thống phân phối rộng khắp 0,09 3 0,27

11 Đội ngũ nhân sự chất lượng 0,08 2 0,16

Tổng cộng 1,00 2,63

(Nguồn: tác giả + ý kiến chuyên gia)

Nhận xét:

Qua ma trận IFE, tổng số điểm quan trọng là 2,63 > 2.5 cho thấy công ty khá mạnh về các yếu tố nội bộ. Công ty cần phải có hướng tiếp tục phát huy những thế mạnh như giá bán, chất lượng sản phẩm, hệ thống phân phối, … đồng thời cũng cải thiện những điểm yếu về các hoạt động xúc tiến bán hàng, cần đa dạng hóa sản phẩm, phát triển sản phẩm mới cũng như những tính năng mới cho sản phẩm của mình.

Năng lực lõi về marketing của công ty: Sản phẩm có chất lượng cao, nằm ờ phân khúc tầm trung và giá rẻ phù hợp với túi tiền của người Việt. Bên cạnh đó, sản phẩm của công ty cũng có chính sách giá khá tốt so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Đây là điều mà đa số khách hàng quan tâm khi kinh tế khó khăn.

2.4.2. Các yêu tố bên ngoài 2.4.2.1. Môi trường vĩ mô 2.4.2.1. Môi trường vĩ mô

Môi trường kinh tế

Bảng 2.9: Tốc độ tăng trưởng GDP và tăng chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam trong 3 năm qua

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

GDP (%) 5,89 5,03 5,42

CPI tháng 12 so với tháng 12 năm trước (%)

17,5 6,81 6,04

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Năm 2013, CPI chỉ tăng 6,04% so với tháng 12/2012, đây là mức độ tăng trưởng thấp nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây. CPI năm 2013 tăng thấp một

phần lớn là đo sức mua cạn kiệt, sản xuất đình trệ. Sức cầu yếu, dẫn đến chỉ số CPI giảm. Kinh tế khó khăn nên người dân thắt chặt chi tiêu, việc mua sắm những sản phẩm cao cấp không còn nhộn nhịp như trước mà tập trung vào các sản phẩm tầm trung và giá rẻ. Đây chính là thế mạnh của SYM, vì vậy công ty cần nắm bắt thời cơ trong giai đoạn này.

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2013 biến động trong khoảng từ 5,89%, 5,03%, 5,42%./năm. Sự suy giảm kinh tế đã tác động xấu đến tình hình sản xuất tiêu thụ của tất cả các doanh nghiệp nói chung và tại SYM nói riêng. Thị trường tiêu thụ của công ty bị thu hẹp. Sản phẩm của công ty phải cạnh tranh khốc liệt hơn với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.

Lạm phát năm 2013 được đưa xuống mức 6,04%, đạt mức thấp nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2013 là 2,2%, năm 2012 là 1,99%, năm 2011 là 2,27%. Tỷ lệ thất nghiệp có phần gia tăng làm cho mức sống của người dân ngày càng thấp, hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển mạnh, công việc không ổn định với mức thu nhập thấp và bấp bênh. Kinh tế khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu.

Ngoài một số mặt hàng thiết yếu đối với đời sống sinh hoạt, những mặt hàng khác đều chịu sự tác động từ động thái thắt chặt chi tiêu này. Người tiêu dùng sẽ hạn chế việc mua sắm mà tìm cách bảo toàn nguồn tài chính của mình để chờ cơ hội. Vì vậy, sức mua của người tiêu dùng về xe máy giảm. Sản lượng xe máy sẽ tồn kho, doanh thu giảm. Mặc dù vậy, tình hình kinh tế đang có phần sáng sủa hơn khi cũng đã có những bước tăng trưởng trở lại trong năm 2013.

Môi trường chính trị, pháp luật

Chính sách thuế:

Nhà nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất xe máy phát triển như: giảm 50% thuế VAT đối với xe máy, xe môtô 2 bánh và 3 bánh có dung tích xi lanh trên 125 theo chương trình kích thích cầu tiêu dùng của chính phủ, nâng cao năng lực các Trung tâm nghiên cứu và phát triển để tự thiết kế được các

loại xe thông dụng và một số loại xe cao cấp. Theo báo cáo do Uỷ viên đoàn thư ký kỳ họp Quốc hội Dương Thu Hương có 342/396 đại biểu Quốc hội yêu cầu không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xe gắn máy. Vì vậy, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt đã loại bỏ mặt hàng này.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng sản xuất xe máy tăng sản lượng xe máy ra thị trường, bên cạnh đó cũng gây khó khăn cho thị trường xe máy ở những nhân tố như thuế nhập khẩu, gia tăng tỷ giá, tăng lệ phí trước bạ, phí cấp biển số mới và lãi suất ngân hàng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường xe máy. Việc bãi bỏ ưu đãi thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xe máy, làm giảm doanh số xe máy.

Các Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp:

Được Quốc hội thông qua vào tháng 11năm 2005 và đã có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006. Một số mục tiêu quan trọng nhất của hai đạo luật kinh doanh này là mở rộng quyền tự do kinh doanh, thu hút đầu tư tư nhân, tăng cường cơ chế hậu kiểm và tạo một sân chơi bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế. Hội nhập sâu vào WTO 2007:

Cải cách mạnh mẽ chính sách thuế: Có tới 812 dòng thuế được cắt giảm từ ngày11/1/2007, với mức cắt giảm bình quân 44%, so với trước về phí, lệ phí hải quan đã được Bộ Tài chính sửa đổi căn bản (bãi bỏ nhiều loại phí; tính lại mức phí phù hợp với quy định của của WTO), giảm bớt nhiều thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp,giảm chi phí...

Thuế nội địa - Tiệm cận các chuẩn mực công bằng, bình đẳng, minh bạch Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2007/NĐ - CP, ngày14/2/2007 (thay thế Nghị định 164/2003 và 152/2004), hướng dẫn thi hành chi tiết Luật thuế TNDN, áp dụng cho năm tính thuế 2007 trở đi.

Những thay đổi này nhằm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp sản xuất xe máy, khuyến khích đầu tư, đẩy mạnh sản xuất xe máy, gia tăng sản lượng và doanh số bán hàng, đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, hấp dẫn, tương thích và đồng bộ với những cam kết gia nhập WTO:

Theo cam kết gia nhập WTO, từ ngày 31/5/2007 Việt Nam phải dỡ bỏ quy định phân biệt đối xử cho nhập khẩu, phân phối và sử dụng đối với xe máy có dung tích động cơ 175cm3 trở lên; thuế nhập khẩu xe máy sẽ phải cắt giảm từ 100% vào

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn SYM Việt Nam đến năm 2020 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)