0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Các yêu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SYM VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 (Trang 60 -60 )

2.4.2.1. Môi trường vĩ mô

Môi trường kinh tế

Bảng 2.9: Tốc độ tăng trưởng GDP và tăng chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam trong 3 năm qua

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

GDP (%) 5,89 5,03 5,42

CPI tháng 12 so với tháng 12 năm trước (%)

17,5 6,81 6,04

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Năm 2013, CPI chỉ tăng 6,04% so với tháng 12/2012, đây là mức độ tăng trưởng thấp nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây. CPI năm 2013 tăng thấp một

phần lớn là đo sức mua cạn kiệt, sản xuất đình trệ. Sức cầu yếu, dẫn đến chỉ số CPI giảm. Kinh tế khó khăn nên người dân thắt chặt chi tiêu, việc mua sắm những sản phẩm cao cấp không còn nhộn nhịp như trước mà tập trung vào các sản phẩm tầm trung và giá rẻ. Đây chính là thế mạnh của SYM, vì vậy công ty cần nắm bắt thời cơ trong giai đoạn này.

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2013 biến động trong khoảng từ 5,89%, 5,03%, 5,42%./năm. Sự suy giảm kinh tế đã tác động xấu đến tình hình sản xuất tiêu thụ của tất cả các doanh nghiệp nói chung và tại SYM nói riêng. Thị trường tiêu thụ của công ty bị thu hẹp. Sản phẩm của công ty phải cạnh tranh khốc liệt hơn với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.

Lạm phát năm 2013 được đưa xuống mức 6,04%, đạt mức thấp nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2013 là 2,2%, năm 2012 là 1,99%, năm 2011 là 2,27%. Tỷ lệ thất nghiệp có phần gia tăng làm cho mức sống của người dân ngày càng thấp, hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển mạnh, công việc không ổn định với mức thu nhập thấp và bấp bênh. Kinh tế khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu.

Ngoài một số mặt hàng thiết yếu đối với đời sống sinh hoạt, những mặt hàng khác đều chịu sự tác động từ động thái thắt chặt chi tiêu này. Người tiêu dùng sẽ hạn chế việc mua sắm mà tìm cách bảo toàn nguồn tài chính của mình để chờ cơ hội. Vì vậy, sức mua của người tiêu dùng về xe máy giảm. Sản lượng xe máy sẽ tồn kho, doanh thu giảm. Mặc dù vậy, tình hình kinh tế đang có phần sáng sủa hơn khi cũng đã có những bước tăng trưởng trở lại trong năm 2013.

Môi trường chính trị, pháp luật

Chính sách thuế:

Nhà nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất xe máy phát triển như: giảm 50% thuế VAT đối với xe máy, xe môtô 2 bánh và 3 bánh có dung tích xi lanh trên 125 theo chương trình kích thích cầu tiêu dùng của chính phủ, nâng cao năng lực các Trung tâm nghiên cứu và phát triển để tự thiết kế được các

loại xe thông dụng và một số loại xe cao cấp. Theo báo cáo do Uỷ viên đoàn thư ký kỳ họp Quốc hội Dương Thu Hương có 342/396 đại biểu Quốc hội yêu cầu không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xe gắn máy. Vì vậy, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt đã loại bỏ mặt hàng này.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng sản xuất xe máy tăng sản lượng xe máy ra thị trường, bên cạnh đó cũng gây khó khăn cho thị trường xe máy ở những nhân tố như thuế nhập khẩu, gia tăng tỷ giá, tăng lệ phí trước bạ, phí cấp biển số mới và lãi suất ngân hàng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường xe máy. Việc bãi bỏ ưu đãi thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xe máy, làm giảm doanh số xe máy.

Các Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp:

Được Quốc hội thông qua vào tháng 11năm 2005 và đã có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006. Một số mục tiêu quan trọng nhất của hai đạo luật kinh doanh này là mở rộng quyền tự do kinh doanh, thu hút đầu tư tư nhân, tăng cường cơ chế hậu kiểm và tạo một sân chơi bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế. Hội nhập sâu vào WTO 2007:

Cải cách mạnh mẽ chính sách thuế: Có tới 812 dòng thuế được cắt giảm từ ngày11/1/2007, với mức cắt giảm bình quân 44%, so với trước về phí, lệ phí hải quan đã được Bộ Tài chính sửa đổi căn bản (bãi bỏ nhiều loại phí; tính lại mức phí phù hợp với quy định của của WTO), giảm bớt nhiều thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp,giảm chi phí...

Thuế nội địa - Tiệm cận các chuẩn mực công bằng, bình đẳng, minh bạch Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2007/NĐ - CP, ngày14/2/2007 (thay thế Nghị định 164/2003 và 152/2004), hướng dẫn thi hành chi tiết Luật thuế TNDN, áp dụng cho năm tính thuế 2007 trở đi.

Những thay đổi này nhằm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp sản xuất xe máy, khuyến khích đầu tư, đẩy mạnh sản xuất xe máy, gia tăng sản lượng và doanh số bán hàng, đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, hấp dẫn, tương thích và đồng bộ với những cam kết gia nhập WTO:

Theo cam kết gia nhập WTO, từ ngày 31/5/2007 Việt Nam phải dỡ bỏ quy định phân biệt đối xử cho nhập khẩu, phân phối và sử dụng đối với xe máy có dung tích động cơ 175cm3 trở lên; thuế nhập khẩu xe máy sẽ phải cắt giảm từ 100% vào thời điểm gia nhập xuống còn 70% vào năm 2012, phụ tùng các loại từ mức 50% hiện nay xuống còn 35-45% vào năm 2010.

Đồng thời, từ ngày 01/01/2009 Việt Nam sẽ phải mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài được trực tiếp nhập khẩu và phân phối xe máy nhập khẩu tại thị trường trong nước.

Thuế nhập khẩu giảm sẽ giảm tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu đối với ngành công nghiệp sản xuất xe máy trong nước và có thể là cú sốc đối với nhiều doanh nghiệp trong nước. Trên thực tế, thuế nhập khẩu xe máy và linh kiện lắp ráp đã giảm nhiều nhưng giá bán xe máy của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn không giảm.

Với tình hình chính trị như công ty SYM Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều mối đe dọa: tình hình cạnh tranh của những nhà sản xuất xe máy trong nước, cạnh tranh với những xe được nhập khẩu từ nước ngoài. Vì thế đòi hỏi công ty phải ngày một nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến về kiểu dáng sản phẩm. Đồng thời , giá phải phù hợp với nhu cầu với người dân Việt Nam.

Yếu tố dân số - nhân khẩu học

Dân số Việt Nam đạt 89,7 triệu người (Năm 2013 – Số liệu của tổng cục thống kê) và tỉ lệ trẻ là rất lớn. Trong khi đó, đối với người Việt thì xe máy vẫn là phương tiện giao thông chủ yếu, nó không những là phương tiện mà đôi khi nó còn là vật trang trí nên trong khoảng 30 năm tới nó vẫn là thị trường vô cùng thuận lợi cho các hãng sản xuất xe gắn máy.

Trong tổng dân số cả nước năm 2013, dân số khu vực thành thị là 28,87 triệu người, tăng 2,14% so với năm trước; dân số khu vực nông thôn là 60,83 triệu người, tăng 0,55%. Vấn đề đô thị hóa ở Việt Nam ngày càng tăng, sự hình thành các khu đô thị mới đang diễn ra hằng ngày, sự phát triển của các khu vực đô thị kéo theo nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh.

Trình độ văn hóa của người dân tăng lên đòi hỏi công ty cũng phải có các chiến lược marketing phù hợp hơn để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng dễ dàng hơn. Dân số ngày càng tăng công với việc đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ mở ra một thị trường lớn cho SYM Việt Nam, công ty cần có những chính sách hợp lý nhằm tận dụng lợi thế của mình để mở rộng thị phần trên thị trường xe gắn máy ở nước ta.

Môi trường văn hóa, xã hội

Người dân Việt Nam có thói quen tham gia giao thông bằng xe máy hầu hết tất cả các hộ gia đình đều có xe máy.

- Xét ở phương diện nông thôn: Với điều kiện sống, thu nhập thấp do làm nông nghiệp nên người dân nông thôn luôn mong muốn có một phương tiện đi lại để thay cho chiếc xe đạp cà tàng cũng là một điều lớn rồi.

Với khoảng 70% dân số ở nông thôn thì dĩ nhiên xe máy là ưu tiên số một cho thị trường này. Nó cũng là lựa chọn tối ưu của người dân khi xe máy là phương tiện di chuyển chủ yếu ở nước ta.

Từ đó cho ta thấy mặc dù số lượng xe máy của chúng ta đã nhiều song về cầu của nó còn rất lớn vì thế việc khai thác tốt nhu cầu này của người dân sẽ đem lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp kinh doanh xe máy, nó là điều kiện thuận lợi để cho các nhà sản xuất xe máy gia tăng sản lượng và đem lại doanh số sản phẩm cao hơn.

Giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu, đến sự lựa chọn hàng hóa và dịch vụ, giá định hướng nhu cầu người tiêu dùng. Xu hướng người tiêu dùng là tiết kiệm, lựa chọn hãng giá thấp không chỉ là lựa chọn của người tiêu dùng Việt Nam kể cả người tiêu dùng nhiều nước trên thế giới trong bối cảnh kinh tế suy thoái hiện nay.

Ở cùng sản phẩm có cùng chức năng và công dụng, mức chất lượng gần như nhau với mỗi mức giá khác nhau của từng doanh nghiệp sẽ có được sự ưa thích của khách hàng là khác nhau tùy thuộc vào khả năng tiếp cận của công ty kinh doanh.

Có rất nhiều công ty xe máy xuất hiện ở nước ta từ rất lâu. Do nước ta là một nước đang phát triển nên xe máy là phương tiện đi lại chủ yếu và còn là phương tiện

kiếm sống của người dân. Số lượng người sử dụng xe máy vô cùng lớn và mục đích sử dụng vô cùng phong phú.

Nắm bắt được điều này nhiều công ty xe máy đã đưa ra rất nhiều kiểu dáng, mẫu mã cho khách hàng lựa chọn, tương ứng với những mức giá khác nhau, phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân. Các mẫu mã, kiểu dáng mà các công ty đưa ra từ những sản phẩm bình dân đáp ứng nhu cầu đi lại thiết yếu đến những sản phẩm cao cấp có giá trị rất cao nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng, thể hiện đẳng cấp của người sử dụng.

Văn hóa là một yếu tố không kém phần quan trọng, có tác động rất lớn tới họat động sản xuất kinh doanh của thị trường xe máy Việt Nam. Những mẫu xe máy phân khối lớn rất ít được lưu hành trên thị trường nước ta.

Nắm bắt được điều đó, SYM cũng hạn chế sản xuất những mẫu xe như vậy ở Việt Nam để đảm bảo doanh thu và thị phần của mình, mà chú trọng hơn vào những mẫu xe trang nhã, nhỏ gọn, tiết kiệm xăng (hệ thống phun xăng FI), độ bền cao cũng như có chi phí phù hợp với thu nhập, với đặc điểm về thể chất và thị hiếu của người Việt.

Môi trường khoa học công nghệ - tự nhiên

Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển nhanh chóng. Việc phát minh ra các thiết bị,máy móc hiện đại để đáp ứng nhu cầu của con người ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Việc nhận biết, áp dụng các thành tựu đó vào sản xuất, quản lí bán hàng giúp các doanh nghiệp tạo lợi thế riêng cho mình. Việc nghiên cứu thay đổi công nghệ sản xuất để có những chiếc xe gắn máy tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường tự nhiên.

Ngày nay môi trường tự nhiên đang là yếu tố quan tâm hàng đầu của các quốc gia nhằm bảo vệ và giữ gìn môi trường, tránh tình trạng ô nhiễm gây tổn hại đến sức khỏe con người vì vậy các công ty đã đưa ra cam kết bảo vệ môi trường cũng như cam kết về lượng khí thải cho phép ra môi trường.

Để khắc phục các vấn đề khan hiếm của nguyên vật liệu, sự gia tăng chi phí năng lượng, sự gia tăng mức ô nhiễm môi trường và một số vấn đề nảy sinh khác thì

việc thay đổi công nghệ sản xuất và cải tiến kĩ thuật là rất quan trọng. Không chỉ đơn thuần là việc sản xuất ra chiếc xe máy cho chi phí thấp có thể tiết kiệm nguyên vật liệu và năng lượng mà đó chính là những cải tiến công nghệ giúp tiết kiệm chi phí năng lượng lúc vận hành, giảm thiểu khí thải : công nghệ phun xăng điện tử, công nghệ 3 van tiêu hao ít nhiên liệu, PGM-FI là công nghệ vốn được sử dụng cho các loại ôtô với khả năng giảm lượng tiêu hao nhiên liệu, an toàn với người điều khiển, thân thiện với môi trường… nên khi được sử dụng cho xe máy, PGM-FI đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ thị trường.

 SYM đã rất nhanh nhạy trong việc áp dụng, triển khai những công nghệ mới. Hãng đang nhanh chóng áp dụng công nghệ phu xăng điện tử lên các sản phẩm xe tay ga của mình nhằm hướng đến người dùng. Bên cạnh đó, công ty cũng nghiên cứu, phát triển những dòng xe mới hoặc nâng cấp những dòng xe cũ cả về thiết kế lẫn máy móc để làm hài lòng khách hàng, chiếm được thị phần trên thương trường khốc liệt hiện nay.

2.1.1.1. Môi trường vi mô a. Khách hàng

Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của công ty. Chính vì vậy việc xác định được đối tượng khách hàng hay thị trường mục tiêu của mình là việc cực kỳ quan trọng. Xuất phát từ tầm quan trọng của khách hàng, công ty SYM Việt Nam đã xác định được cho mình đối tượng khách hàng phù hợp, đó là những người có thu nhập trung bình, thấp và tập trung nỗ lực marketing vào thị trường mục tiêu này. Đây là thị trường có số lượng rất đông, chiếm số lượng rất lớn tại Việt Nam. Với đối tượng khách hàng này, họ thường có xu hướng chọn lựa xe máy với đặc tính phục vụ cho nhu cầu đi lại là chủ yếu. Hơn nữa, với thu nhập không quá cao như của họ thì giá cả là yếu tố rất quan trọng trong việc quyết định mua hàng. Họ thường có căn cứ dựa vào giá cả để rồi có quyết định mua hàng. Chính vì vậy, sản phẩm của SYM được tập trung vào đối tượng này và thỏa mãn nhu cầu này của họ với những dòng sản phẩm giá rẻ.

Bên cạnh đó, SYM cũng tập trung vào những sản phẩm dành cho giới trẻ, người có thu nhập khá với các dòng xe tay ga phù hợp với cả nam lẫn nữ, những sản phẩm này có thiết kế, công nghệ và giá bán rất phù hợp với đối tượng khách hàng mà SYM nhắm tới.

b. Đối thủ cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là không thể tránh khỏi đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, nó liên quan tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, vấn đề đặt ra là phải làm gì và làm như thế nào để có thể duy trì được lợi thế cạnh tranh trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh là công việc không thể thiếu với bất kỳ doanh nghiệp nào. Vấn đề này không chỉ áp dụng riêng với SYM Việt Nam mà với tất cả các doanh nghiệp.

Honda Việt Nam

Công ty Honda Việt Nam là liên doanh giữa công ty Honda Motor Nhật Bản, công ty Asian Honda Motor Thái Lan và Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam, được thành lập theo giấy phép đầu tư số 1521/GP cấp ngày 22 tháng 3 năm 1996. Từ đó đến nay Honda Việt Nam luôn được người tiêu dùng Việt Nam biết đến với uy tín và chất lượng của một tập đoàn sản xuất xe máy lớn nhất

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SYM VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 (Trang 60 -60 )

×