Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ mạng thông tin di động của Công

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển các dịch vụ thông tin di động của công ty Thông tin di động đến năm 2018 (Trang 41)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.7.Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ mạng thông tin di động của Công

Công ty Thông tin di động MobiFone từ 2008 đến 2012

2.1.7.1. Tình hình kinh doanh sản ph m dịch vụ và thị trường kinh doanh

- Th ờng kinh doanh

Thị trường thông tin di động tại Việt Nam bắt đầu hoạt động từ năm 1993 được đánh giá là phát triển quá nóng trong mấy năm trở lại đây, đặc biệt là từ cuối năm 2007 đến nay. Trên thị trường hiện đang có 08 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thông tin di động theo thứ tự là:

- Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), với 02 công ty con là Công ty Thông tin Di động (VMS - MobiFone) với mạng MobiFone và Công ty Dịch vụ Viễn thông (VinaPhone) với mạng VinaPhone.

- Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SaiGon Postel)

với mạng S-Fone trong liên doanh với Công ty SK Telecom Vietnam.

- Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) với mạng Viettel Mobile. - Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN Telecom) với mạng E- Mobile.

- Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom) với mạng Vietnamobile (trước đây là HT Mobile).

- Tổng công ty Viễn thông i động Toàn cầu (Gtel) với mạng Beeline trong liên doanh với Tập đoàn Vimpelcom.

- Công ty Cổ phần Viễn thông Đông ương (Indochina Telecom), chưa chính thức cung cấp dịch vụ.

Hầu hết các mạng di động tại Việt Nam đ u sử dụng công nghệ GSM, chỉ có SFone và E-Mobile là sử dụng công nghệ CDMA. Riêng HT Mobile trước đây sử dụng công nghệ CDMA nhưng sau đó đã chuyển sang GSM và đổi tên thành Vietnamobile.

Từ năm 2009, sau khi được cấp phép, đa số các mạng di động đã lần lượt nâng cấp hệ thống để triển khai cung cấp dịch vụ trên n n công nghệ 3G.

Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truy n thông, đến 2012, cả nước có khoảng 136,9 triệu thuê bao di động, trong đó, hơn 90% là thuê bao di động trả trước. Với dân số Việt Nam vào khoảng 86,8 triệu người năm 2011 thì có thể thấy tỷ lệ người dân Việt Nam dùng điện thoại di động đã đạt ở mức cao. Tuy nhiên, trong số đó, lượng thuê bao ảo là rất lớn và cũng phân bố không đồng đ u giữa khu vực thành thị và nông thôn. Đây là hậu quả của quá trình cạnh tranh gay gắt giữa các mạng di động bằng các cuộc chạy đua giảm giá cước và khuyến mãi ồ ạt.

Xu thế phát triển của dịch vụ thông tin di động ở Việt Nam

Với số lượng thuê bao hiện nay, thị trường thông tin di động Việt Nam đang dần hướng đến mức bão hòa v thuê bao. Vì vậy, trong thời gian sắp tới, theo xu hướng thế giới, các nhà cung cấp dịch vụ chủ yếu hướng tới nâng cấp hệ thống, mở rộng mạng lưới phục vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng, gia tăng thêm các tiện ích cho dịch vụ,… để duy trì thị phần và mở rộng tăng doanh thu.

Hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động đang tập trung chuyển đổi sang mạng 3G để mở rộng cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng. Tuy nhiên, tốc độ thực hiện còn chậm do còn gặp phải nhi u khó khăn v dịch vụ nội dung thông tin và thiết bị đầu cuối. Dự kiến, đến năm 2013, thị trường dịch vụ 3G đạt 3 triệu thuê bao, chiếm khoảng 6% tổng số thuê bao di động hoạt động thực sự.

2.1.7.2 Đánh giá kết uả hoạt động đơn vị

Bảng 2.1 : Hoạt động sản xuất kinh doanh của MobiFone năm 2008 - 2012

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Doanh thu 18,04 27,40 36,02 39,34 40,01 Lợi nhuận 5,80 5,53 5,59 5,60 5,65 Tỉ lệ (LN/DT) (%) 32 20 16 14 14 Tỉ lệ so sánh giữa các năm v Doanh thu (%) 51,86 31,46 9,22 1,71 Tỉ lệ so sánh giữa các năm v lợi nhuận (%) -4,71 1,05 0,27 0,91

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Bán hàng – Công ty Thông tin di động)

Từ các số liệu v doanh thu, lợi nhuận có được ta thấy rằng:

Doanh thu năm 2009 so với 2008 tăng 51,86 %, lợi nhuận giảm 4,71% Doanh thu năm 2010 so với 2009 tăng 31,46%, lợi nhuận tăng 1,05 % Doanh thu năm 2011 so với 2010 tăng 9,22 %, lợi nhuận tăng 0,27% Doanh thu năm 2012 so với 2011 tăng 1,71% , lợi nhuận tăng 0,91%

Ta thấy v tổng thể, doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước với % tăng khá cao tuy nhiên lợi nhuận giữ khá đ u ở mức tăng nhẹ dao động trong khoảng từ 0.2 %- 1 %, đặc biệt có năm 2009 so với 2008 doanh thu tăng 52,22% trong khi đó lợi nhuận lại giảm 4,71 % chứng tỏ chi phí sử dụng cho đầu tư, khuyến mãi, quảng cáo…. là khá lớn và đặc biệt luôn phải tăng đầu tư dành cho việc nâng cấp, bảo trì bảo dưỡng trang thiết bị máy móc kỹ thuật phục vụ cho hoạt động toàn hệ thống vì đây là ngành có tỷ trọng đầu tư máy móc thiết bị là khá lớn.

Bên cạnh những mặt tích cực có thể thấy được là số thuê bao ngày càng tăng và dịch vụ thông tin di động ngày càng trở nên phổ cập hơn với người dân thì sự tăng trưởng nóng cũng khiến cho thị trường di động Việt Nam phải đối mặt với những nguy cơ ti m ẩn là số thuê bao ảo quá nhi u, doanh thu bình quân trên m i

thuê bao ngày càng giảm và các doanh nghiệp sẽ ngày càng khó khăn hơn trong việc tìm kiếm và thâm nhập những phân khúc thị trường mới. Đặc biệt là những doanh nghiệp mới ra nhập thị trường sẽ cực kỳ khó khăn trong việc phá bỏ sự thống trị của ba mạng di động lớn là MobiFone, VinaPhone và Viettel.

Theo lộ trình Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, cùng với cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ mở cửa các dịch vụ viễn thông cho các nhà đầu tư nước ngoài. Sự xuất hiện của các đối tác nước ngoài có kinh nghiệm kinh doanh lâu đời trên trường Quốc tế như AT & T, Qualcom, NTTDocomo,… sẽ tạo ra cơ hội cũng thách thức rất lớn đối với các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam. Khi các doanh nghiệp này xuất hiện thì sự cạnh tranh sẽ diễn ra sôi động hơn rất nhi u trên tất cả các lĩnh vực như công nghệ, chất lượng dịch vụ, giá cước dịch vụ và chăm sóc khách hàng. Ngành thông tin di động trong những năm tới sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, sôi động và là ngành có mức độ cạnh tranh gay gắt nhất.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển các dịch vụ thông tin di động của công ty Thông tin di động đến năm 2018 (Trang 41)