2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Cần ban hành những quy định, quy chế cụ thể rõ ràng về chương trình giảng dạy bắt buộc trong các trường tiểu học quốc tế.
- Cần tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ; đặc biệt là bồi dưỡng đổi mới công tác quản lý giáo dục đối với các Hiệu trưởng trường phổ thông.
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá giờ dạy của giáo viên theo yêu cầu đổi mới đặt ra để phát huy tính chủ động và sáng tạo của giáo viên.
- Đối với chương trình, sách giáo khoa: Cần có khung chương trình chuẩn phù hợp với khả năng và năng lực nhận thức của học sinh. Sách giáo khoa cần có nhiều bộ để học sinh lựa chọn, cần mang tính ổn định trong giai đoạn của chu kỳ cải cách, không được thay đổi thường xuyên gây khó khăn cho việc dạy và học đồng thời gây lãng phí tiền bạc của nhân dân.
- Thường xuyên tổ chức, giao lưu, thăm quan giữa trường tiểu học quốc tế với các trường địa phương.
- Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đào tạo để có sự so sánh quốc tế, từ đó có thể áp dụng tinh hoa quốc tế trong giáo dục đào tạo vào thực tiễn ở nước ta hiện nay.
2.2. Đối với SGD & ĐT Hà nội
- Thường xuyên làm công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, tạo điều kiện cho các cán bộ nguồn đi học các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trước khi được bổ nhiệm chức danh quản lý trong nhà trường phổ thông.
- Có văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện nền nếp giảng dạy, quy chế chuyên môn ở các trường phổ thông, đặc biệt ở các trường tiểu học quốc tế.
- Có chính sách quan tâm đối với các trường tiểu học quốc tế, vì các trường này thường mới thành lập và chưa có chính sách cụ thể, rõ ràng.
- Tổ chức giao lưu, tham quan, học tập kinh nghiệm giữa các nhà trường tiên tiến của địa phương và trường tiểu học quốc tế trong công tác QL HĐDH đối với các Hiệu trưởng phổ thông.
2.3. Đối với Hiệu trưởng trường phổ thông
Trước yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục phục vụ công cuộc CNH-HĐH đất nước. Để QL HĐDH được tốt, người Hiệu trưởng phổ thông cần:
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ quản lý giáo dục.
- Thực thi có hiệu quả các quy định chuyên môn; có chế độ đãi ngộ thoả đáng, đúng luật đối với cán bộ giáo viên để họ phát huy tinh thần trách nhiệm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường.
- Cán bộ QL cần tạo các cơ hội, điều kiện thuận lợi nhất cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Kết hợp với gia đình, nhà trường và xã hội, tạo môi trường học tập tốt nhất cho học sinh giúp các em tự tin giao tiếp trong môi trường tiểu học quốc tế và phát triển tính tự học của học sinh.
Một số kết luận và những kiến nghị trên đây được rút ra từ những nghiên cứu bước đầu của tác giả, song những kết luận, kiến nghị này đều dựa trên cơ sở khoa học và các phân tích thực tiễn. Chúng tôi mong rằng các cấp quản lý xem xét và vận dụng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học trong trường tiểu học quốc tế nói riêng và trong các trường tiểu học nói chung, góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa.