1. KẾT LUẬN
Hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm của nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo vì vậy người hiệu trưởng trong nhà trường cần đầu tư nhiều thời gian và công sức vào nghiên cứu tìm tòi sáng tạo những biện pháp có tính khả thi thì mới có thể quản lý tốt và hiệu quả.
Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận về biện pháp quản lý hoạt động DH của Hiệu trưởng và Ban giám hiệu trong bối cảnh hiện nay. Thông qua việc khảo sát, đánh giá về thực trạng thực hiện các biện pháp quản lý HĐDH ở trường tiểu học quốc tế, chúng tôi nhận thấy mặc dù nhà trường đã có những biện pháp quản lý tốt công tác này song còn một số biện pháp chưa thực hiện đồng bộ và liên tục. Với nhận thức đó đề tài đã tập trung nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiến nhằm đề ra những biện pháp cần thiết và có tính khả thi trong quá trình quản lý hoạt động dạy học tại trường tiểu học quốc tế bao gồm:
- Về lý luận: Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý hoạt động dạy học, các nội dung của quản lý hoạt động dạy học.
- Vể thực trạng: Luận văn đã mô tả đầy đủ và đánh giá thực trạng quản lý HĐDH ở trường tiểu học quốc tế:
+ Hiệu trưởng nhà trường đã nhận thức được tầm quan trọng của tám nội dung QL HĐDH trong nhà trường tiểu học, từ đó Hiệu trưởng và Ban giám hiệu đã xây dựng được hệ thống biện pháp quản lý và tập trung chỉ đạo thực hiện một cách có hiệu quả HĐDH.
+ Với mỗi nội dung QL HĐDH, người Hiệu trưởng đã xây dựng được một số biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện. Một số biện pháp đã phát huy tác dụng song kết quả còn khá khiêm tốn.
- Trong bối cảnh hiện nay, trước yêu cầu cần thiết của nền giáo dục hiện đại, QL HĐDH của Hiệu trưởng ngày càng phải được quan tâm đúng mức để mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và xuất phát từ thực trạng QL HĐDH của Hiệu trưởng và Ban giám hiệu trường tiểu học quốc tế, đề tài đã đưa ra 5 biện pháp quản lý cụ thể nhằm nâng cao chất lượng HĐDH:
Biện pháp 1: Chỉ đạo việc hoàn thiện chương trình:
Biện pháp 2: Tác động vào động lực dạy của giáo viên và động lực học của học sinh, tạo nên mối quan hệ dạy học tương tác:
Biện pháp 3: Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên tạo nên đội ngũ có nghiệp vụ chuyên môn giỏi.
Biện pháp 4: Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá trong hoạt động dạy học Biện pháp 5: Điều phối các tổ chức trong nhà trường tạo nên sự đồng bộ và hài hòa trong hoạt động.
Những biện pháp mà luận văn đưa ra là sự vận dụng, cụ thể hóa lý luận của khoa học quản lý vào thực trạng HDDH của trường tiểu học quốc tế cùng với sự đúc rút kinh nghiệm và xin ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý, các giáo
viên giảng dạy tại trường. Kết quả khảo sát đã minh chứng được tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Như vậy giả thuyết khoa học của luận văn đã được chứng minh. Tác giả hy vọng trong thời gian tới, các biện pháp được nêu ra sẽ được các cán bộ quản lý và giáo viên trường tiểu học quốc tế nói riêng và các trường tiểu học quốc tế nói chung nghiên cứu sử dụng, góp phần nâng cao chất lượng HĐDH trong bối cảnh hiện nay.
Đề tài này bước đầu làm nghiên cứu nên còn nhiều thiếu sót, tác giả mong được sự góp ý kiến của các thầy cô, các chuyên gia giáo dục để luận văn tiếp tục được hoàn chỉnh.