Chỉ đạo việc hoàn thiện chương trình

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học tại Trường tiểu học quốc tế thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 67)

A – Số ý kiến B– Tỷ lệ phần trăm

3.2.1. Chỉ đạo việc hoàn thiện chương trình

3.2.1.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Trên cơ sở khảo sát thực trạng ở chương II, tác giả thấy công tác xây dựng chương trình ở trường tiểu học quốc tế còn có một số hạn chế. Áp dụng biện pháp này sẽ khắc phục được các hạn chế và góp phần nâng cao chất lượng HĐDH của trường.

Biện pháp này nhằm giúp các nhà quản lý trường tiểu học quốc tế xây dựng và hoàn thiện chương trình dạy học (curriculum) theo chuẩn quốc tế - theo chương trình PYP. Chương trình giảng dạy của trường cần dựa trên chương trình giảng dạy do tổ chức giáo dục quốc tế cung cấp (PYP) và cần có thay đổi và điều chỉnh dựa trên tình hình thực tế của nhà trường và môi trường xung quanh. Chỉ đạo hoàn thiện chương trình dạy học giúp thiết lập một chương trình khung tôn trọng tính hệ thống, đảm bảo sự ổn định, đảm bảo sự nhất quán và không bị trùng lặp. Chương trình dạy học vừa phản ánh được cả mặt cấu trúc thiết kế chương trình vừa phản ánh cả mặt vận hành bản thiết kế đó. Chương trình dạy học giúp người giáo viên hiểu và thể hiện được nội dung dạy học của từng môn học cụ thể và hướng tới mục tiêu dạy học chung. Như vậy biện pháp này giúp các nhà quản lý xây dựng được một bản thiết kế tổng thể cho cả hoạt động dạy học. Chỉ đạo việc hoàn thiện chương trình là một nhiệm vụ quan trọng của người quản lý nhằm nâng cao chất lượng HĐDH. Người quản lý phải chỉ đạo và kiểm tra người dạy thể hiện được các nội dung trong chương trình dạy học của mình trong việc soạn bài, giảng bài và đánh giá kết quả học tập của người học. Chương trình dạy học bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý của người học. Nội dung, phương pháp giáo dục phải được thể hiện thành chương trình giáo dục; chương trình giáo dục phải được cụ thể hoá thành chương trình dạy học. Chương trình dạy học phải phù hợp với mục tiêu giáo dục của từng bậc học, cần học và từng trình độ đào tạo, bảo đảm tính ổn định và tính thống nhất. Nhà trường cần xác lập cơ chế

quản lý giáo trình, giáo án, đề cương bài giảng, giáo trình tham khảo theo xu thế giáo dục hiện đại: lấy học sinh làm trung tâm, nghĩa là phải chú ý đến đặc điểm, quyền lợi của học sinh, phải tổ chức cho học sinh hoạt động một cách tích cực và sáng tạo. Chương trình dạy học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp

- Ban giám hiệu cần phổ biến đến tất cả các giáo viên chương trình giảng dạy theo chuẩn của tổ chức giáo dục quốc tế (IB), trên cơ sở đó các giáo viên họp trong tổ nhóm của mình để xây dựng một chương trình dạy học phù hợp.

- Ban giám hiệu cần xây dựng một mẫu chuẩn chương trình dạy học theo yêu cầu của tổ chức giáo dục quốc tế để các giáo viên căn cứ vào đó tự xây dựng chương trình dạy học của bộ môn mình, khối mình dạy

- Trên cơ sở nội dung, chương trình dạy học của cả năm, Ban giám hiệu yêu cầu tổ chuyên môn phân công giảng dạy cho các thành viên.

- Các GV căn cứ vào chương trình dạy học của nhà trường, tự xây dựng kế hoạch dạy học của mình theo từng học kỳ, từng thàng, từng tuần và cả năm học.

- Các giáo viên sau khi đã xây dựng chương trình dạy học cho từng môn, từng khối lớp, cần họp lại trong tổ chuyên môn để thống nhất chương trình dạy học, tránh tình trạng bỏ sót, chồng chéo kiến thức giữa các khối lớp.

- Ban giám hiệu cần tạo cho GV thói quen và khả năng xây dựng chương trình dạy học một cách khoa học, thực chất có hiệu quả, không mang tính đối phó.

- Ban giám hiệu chỉ đạo các GV xây dựng chương trình dạy học phải hướng tới mục tiêu dạy học cụ thể của bộ môn mình, khối lớp mình, nhằm đạt được mục tiêu dạy học chung của toàn trường.

- Hiệu trưởng phối hợp cùng BGH chỉ đạo lập thời khóa biểu hợp lý, khoa học, có tính đến đặc điểm tâm sinh lý của từng lứa tuổi cụ thể để bố trí thời gian và môn học cho hợp lý. Dựa vào thời khóa biếu, căn cứ kế hoạch giảng dạy, cá nhân giáo viên thực hiện hoạt động dạy học.

- Hiệu trưởng cùng BGH xem xét lại chính sách dạy học môn tiếng Việt nhằm giúp cho môn học này được phát triển rộng rãi trong nhà trường. Nâng cao nhận thức trong phụ huynh và học sinh về sự cần thiết phải học tiếng Việt và văn hóa Việt vì đây là ngôn ngữ của nước chủ nhà. Sử dụng tiếng Việt tốt là một công cụ hữu hiệu để giúp các em hòa nhập với cộng đồng văn hóa của nước chủ nhà. Yêu cầu tất cả các học sinh người nước ngoài bắt buộc học tiếng Việt và văn hóa Việt như là một môn ngoại ngữ để có thể hiểu thêm vế lịch sử văn hóa và phong tục tập quán của nước bản địa. Yêu cầu các em học sinh Việt nam phải học tiếng Việt như là tiếng mẹ đẻ để giúp các em có một nền tảng kiến thức văn hóa, lịch sử tốt về đất nước của mình.

- Cần tăng cường hơn nữa chương trình dạy tiếng Anh cho học sinh đến từ các nước không nói tiếng Anh như Việt nam, Hàn quốc, Trung quốc, Nhật bản, Phi líp pin, Đan Mạch, In đô nê xi a. Cần trang bị cho các em vốn từ vựng và ngữ pháp gắn liền với các chủ đề lớn của chương trình để khi vào lớp các em có thể hòa nhập một cách nhanh chóng với các học sinh đến từ các nước nói tiếng Anh khác.

- Trong suốt năm học, hiệu trưởng cùng các thành viên trong Ban giám hiệu cần xây dựng một hệ thống các biện pháp để quản lý nội dung, chương trình dạy học đảm bảo giáo viên dạy đúng, dạy đủ kiến thức, học sinh nắm chắc kiến thức và có khả năng vận dụng thực tế cao, đạt được chuẩn đầu ra.

3.2.1.3. Các điều kiện để biện pháp khả thi

Để biện pháp có tính khả thi, Hiệu trưởng cần tiến hành một số biện pháp cụ thể sau:

- Phân công nhiệm vụ, công việc rõ ràng trong Ban giám hiệu.

- Phân công một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn quản lý việc xây dựng và hoàn thiện chương trình, nội dung chương trình và kế hoạch dạy học.

- Lên kế hoạch xây dựng, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình cho từng môn học cụ thể.

- Giao cho các tổ nhóm chuyên môn họp và trình kế hoạch hoàn thiện chương trình dạy học của môn mình, nhóm mình để Ban giám hiệu xét duyệt.

- Chương trình dạy học phải xác định mục tiêu cụ thể của từng môn học. - Theo dõi việc thực hiện chương trình thông qua dự giờ, sổ soạn bài giảng và nề nếp giảng dạy của giáo viên.

- Họp tổ nhóm chuyên môn để thảo luận về chương trình dạy học, tổng hợp rút kinh nghiệm.

- Họp giáo viên toàn trường về việc xây dựng và hoàn thiện chương trình thông qua các phiếu khảo sát lấy ý kiến đánh giá của giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh.

- Trên cơ sở những ý kiến đóng góp đó, hiệu trưởng cùng Ban giám hiệu phối hợp với tổ trưởng chuyên môn hoàn thiện việc xây dựng chương trình.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học tại Trường tiểu học quốc tế thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w