Quan hệ giữa dạy học và quản lý hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học tại Trường tiểu học quốc tế thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 30)

Để đạt được mục đích dạy học, người dạy và người học phải cùng cộng tác trong việc phát huy các yếu tố chủ quan của họ (phẩm chất và năng lực cá nhân) nhằm đạt được kết quả tốt nhất trong hoạt động dạy học. Các công việc trên được thực hiện một cách có kế hoạch, có tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá của chủ thể quản lý dạy học. Chủ thể quản lý dạy học tác động đến người dạy và người học thông qua việc thực hiện các chức năng của quản lý: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Chủ thể quản lý dạy học vừa có trách nhiệm tạo ra các phương tiện thực hiện mục đích dạy học và vừa phải coi chúng là các phương tiện quản lý của chính mình để sử dụng trong quản lý hoạt động dạy học. Chủ thể dạy học yêu cầu chủ thể quản lý dạy học phải tạo ra các phương tiện dạy học để có được môi trường dạy học thuận lợi, đầy đủ, hiện đại để họ phát huy được tối đa các các yếu tố chủ quan nhằm quản lý và tự quản lý dạy học, thực hiện được một cách tốt nhất mục đích dạy học.

Quản lý hoạt động dạy học cũng có những việc, những nội dung như quản lí kinh tế, xã hội nói chung như phải lập kế hoạch tức là định mục tiêu, phương hướng, tổ chức thực hiện kế hoạch trong đó có kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết. Sau đó là tổ chức điều hành thực hiện kế hoạch và một việc không thể thiếu đó là kiểm tra, kiểm tra từ khi làm kế hoạch, trong khi thực hiện kế hoạch cho đến khi hoàn thành kế hoạch …Ngoài ra quản lý hoạt động dạy học còn có những đặc điểm và nội dung riêng vì “Dạy học là một hiện tượng xã hội đặc biệt”.

Mục tiêu giáo dục của chúng ta là giáo dục con người toàn diện. Hoạt động trong nhà trường bao gồm nhiều hoạt động trong đó có hoạt động giảng dạy và học tập là hoạt động chủ yếu. Tuy nhiên khi nghiên cứu quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học quốc tế, chúng tôi nghiêng nhiều về quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên. Bởi vì việc hình thành nhân cách của học sinh phụ thuộc vào rất nhiều vào quá trình giảng dạy của người thầy. Mặc dù ngày nay chúng ta đã và đang đổi mới phương pháp: động viên và khuyến khích tính tự giác, tích cực của học sinh trong học tập rèn luyện, song vai trò của người thầy cũng không vì thế giảm đi tính quan trọng bậc nhất trong nhà trường; đổi mới phương pháp trong giảng dạy càng cần hơn, đòi hỏi cao hơn cả về phẩm chất đạo đức, về kĩ năng, về kiến thức của người thày để khẳng định vị trí là nguời dẫn dắt, hướng dẫn điều khiển sự phát triển toàn diện học sinh.

Chính vì vậy quản lý giảng dạy hơn lúc nào hết đòi hỏi người làm nhiệm vụ này cũng phải học tập tu dưỡng không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của chương trình nội dung sách giáo khoa và đội ngũ

những ngưòi trực tiếp làm công tác giảng dạy. Việc tích luỹ kiến thức của người học nói chung được thực hiện bằng nhiều con đường, nhưng con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất là thông qua trường học. Đặc biệt với lứa tuổi học sinh, chỉ có qua trường học các em đủ điều kiện để học tập, tu dưỡng và tham gia các hoạt động phù hợp với sự phát triển tâm lý và sinh lý. Ở đây các em nhận thức được những kiến thức phổ thông khoa học xã hội , khoa học tự nhiên, về cuộc sống, về bạn bè, thầy

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học tại Trường tiểu học quốc tế thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w