Điều phối các tổ chức trong nhà trường tạo nên sự đồng bộ và hài hòa trong hoạt động:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học tại Trường tiểu học quốc tế thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 87)

b) Tăng cường kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học sinh

3.2.5. Điều phối các tổ chức trong nhà trường tạo nên sự đồng bộ và hài hòa trong hoạt động:

hòa trong hoạt động:

3.2.5.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp:

Mỗi tổ chức có một chức năng giáo dục và có những lợi thế riêng trường cần chú ý khai thác, huy động nhằm tạo môi trường giáo dục tốt để học sinh tham gia các hoạt động xã hội và các chương trình phát triển cộng đồng. Chúng ta đều biết hoạt động dạy học trong nhà trường không chỉ là sự nỗ lực của giáo viên và học sinh, hiệu quả giảng dạy và học tập của Thầy và Trò phụ thuộc rất nhiều vào các tổ chức ngoài xã hội, của cha mẹ học sinh về cả tinh thần và vật chất. Vì thế, việc cuấn hút các lực lượng này vào hoạt động giáo dục trong nhà trường là hoàn toàn cần thiết, nó sẽ tạo thêm tiềm lực cho nhà trường trong việc xây dựng ý thức trách nhiệm cho mọi người dân, mọi tổ chức đối với giáo dục đồng thời giúp cho nhà trường tăng cường về cơ sở vật chất cho nhà trường trong điều kiện kinh phí có hạn. Mặt khác nhà trường như một xã hội thu nhỏ, biện pháp quản lý chính là hiệu quả của mỗi thành viên trong tập thể cán bộ giáo viên nhà trường, của học sinh. Bởi vậy, việc điều phối hoạt động của các tổ chức trong cộng đồng nhà trường tạo nên sự hài hòa là vô cùng cần thiết.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức tiến hành:

-Tổ chức phối kết hợp chặt chẽ với các hội đồng giáo dục của địa phương nơi trường đóng để có được những điều kiện cần thiết, tranh thủ sự ủng hộ của các cần uỷ địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhà trường.

- Nhà trường cần nhấn mạnh tầm quan trọng của tính thống nhất giáo dục giữa ba lực lượng: Nhà trường - Gia đình - Xã hội. Nhà trường xây dựng Hội phụ huynh học sinh lớn mạnh, coi Hội là thành viên của Hội đồng giáo dục nhà trường để liên minh, liên kết, cộng đồng trách nhiệm trong việc giáo dục học sinh. Tận dụng và phát huy ảnh hưởng của các hoạt động do hội phụ huynh học sinh phát động và khơi dậy.

- Hội phụ huynh học sinh là nơi để tuyên truyền mọi chính sách đường lối của nhà trường về công tác giáo dục làm cho phụ huynh thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc đóng góp kinh phí cũng như trong việc cùng nhà trường quản lý phối hợp kết hợp với nhà trường và xã hội để làm tốt công tác giáo dục con em mình. Hội phụ huynh học sinh đã nhận thức rõ đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển và đầu tư cho nhà trường chính là đầu tư cho con em họ, phục vụ chính họ và là niềm tự hào của chính họ, và đó cũng chính là trách nhiệm của họ.

- Huy động nguồn lực của cộng đồng: Nhà trường cần tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của Chính phủ Việt Nam, các tổ chức quốc tế trong qua trình phát triển của mình. Nhà trường cần mở rộng và tăng cường các mối quan hệ của nhà trường với các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, và các tổ chức nước ngoài tạo điều kiện để họ có thể đóng góp cơ sở vật chất, góp ý kiến cho quy hoạch phát triển nhà trường, hỗ trợ kinh phí cho nhà trường, và giám sát các hoạt động giáo dục và tạo môi trường giáo dục lành mạnh. Ban phụ huynh nhà trường có thể thường xuyên tổ chức các buổi bán hàng từ thiện nhằm gây quỹ xây dựng và phát triển nhà trường. Cộng

đồng người nước ngoài cần có những buổi làm từ thiện, đóng góp sách vở bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau cho thư viện của trường.

- Phát huy vai trò của hội phụ huynh học sinh trong việc giúp đỡ các gia đình mới đến Việt nam ổn định cuộc sống, tổ chức các hội thảo “Làm cha mẹ” theo các chủ để khác nhau như: Nuôi dạy trẻ em gái, nuôi dạy trẻ em trai , nuôi dạy trẻ đặc biệt, phát huy trí thông minh của trẻ…

- Ban giám hiệu nhà trường phối hợp cùng các giáo viên tổ chức các hội thảo về giáo dục như hội tháo dạy tiếng Anh có hiệu quả, hội thảo về dạy toán, dạy ngôn ngữ, dạy khoa học và mời phụ huynh đến tham dự, đề có thể chia sẻ và hỗ trợ cùng nhà trường trong việc giáo dục học sinh nhằm giáo dục ý thức cha mẹ là bạn đồng hành cùng nhà trường trong sự nghiệp giáo dục con em cho phụ huynh..

- Nhà trường tổ chức các sự kiện giáo dục như Hội chợ khoa học, hội thảo ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, Tết, các buổi hòa nhạc do học sinh thể hiện tham gia và mời phụ huynh học sinh đến dự.

- Xây dựng và duy trì tốt mối liên hệ chặt chẽ mang tính trách nhịêm giữa địa phương, hội phụ huynh học sinh, các cơ quan đoàn thể đóng trên địa bàn nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh.

- Làm tốt hoạt động phục vụ cộng đồng. Phát động các phong trào giúp đỡ trong học sinh nhằm xây dựng tinh thần tương ái, ý thức giáo dục vì cộng đồng, vì môi trường trong học sinh thông qua các hoạt động như đi bộ để giúp trẻ em đường phố, quyên góp tiền để giúp trẻ em bị đau tim, xây dựng thư viện cho các trường vùng cao, …

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học tại Trường tiểu học quốc tế thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w