Tăng cường kiểm tra, đánh giá HĐDH của giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học tại Trường tiểu học quốc tế thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 83)

- Ngay từ đầu năm học nhà trường tổ chức cho giáo viên học tập nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về công tác chuyên môn và quy chế chuyên môn, nâng cao nhân thức cho cán bộ GV về mục đích, ý nghĩa, vai trò của hoạt động kiểm tra, đánh giá.

- Nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn họp thống nhất kế hoạch, nội dung, hình thức kiểm tra đánh giá chuyên môn. Thông báo nội dung, yêu cầu và công tác kiểm tra của tổ chuyên môn của nhà trường đối với hoạt động dạy học để các giáo viên chủ động trong công việc của mình.

- Quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của người kiểm tra và đối tượng được kiểm tra.

- Xác định chuẩn đánh giá cho từng hoạt động cụ thể của giáo viên. • Nội dung kiểm tra:

- Kiểm tra trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đánh giá thông qua các tiết dự giờ của giáo viên.

- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, thực hiện kế hoạch giảng dạy, phân phối chương trình, yêu cầu bài soạn, các hồ sơ chuyên môn, việc đánh giá học sinh, sử dụng đồ dùng dạy học, các thiết bị dạy học đa phương tiện

- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về nề nếp chuyên môn, ra vào lớp, sinh hoạt tổ, nhóm, sinh hoạt chuyên đề, bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ đồng nghiệp, học sinh.

Hình thức tổ chức thực hiện:

Thành lập ban kiểm tra chuyên môn bao gồm Hiệu trưởng làm trưởng ban, phó Hiệu trưởng làm phó ban; và tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán.

- Kiểm tra giờ dạy trên lớp thông qua dự giờ, phân tích giờ dạy, rút kinh nghiệm, đánh giá giờ dạy theo quy định, phỏng vấn qua giáo viên và học sinh, qua bài kiểm tra tự đánh giá của học sinh.

- Kiểm tra theo kế hoạch thường kỳ và đột xuất.

- Đầu năm Ban giám hiệu nhà trường họp với từng giáo viên để xác định phương hướng, mục tiêu phấn đấu của mỗi giáo viên. Trên cơ sở đó Ban giám hiệu lên kế hoạch họp và dự giờ với từng giáo viên.

- Tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm với từng cá nhân qua mỗi lần kiểm tra, đánh giá. Động viên, khen ngợi kịp thời những giáo viên thực hiện tốt các yêu cầu chuyên môn, đồng thời kịp thời phát hiện, chấn chỉnh tốt những thiếu sót, lệch lạc giúp giáo viên khắc phục, sửa chữa.

- Hồ sơ kiểm tra chuyên môn phải được lưu giữ cẩn thận, làm cơ sở đánh giá cho các lần kiểm tra sau. Ban giám hiệu tổ chức gặp các cá nhân giáo viên sau mỗi đợt kiểm tra đánh giá để có kế hoạch bồi dưỡng phát triển nghiệp vụ kịp thời nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn.

Đánh giá giáo viên là một việc làm đòi hỏi sự nhạy cảm của người quản lý. Vì thế mà mỗi cán bộ quản lý cần dựa trên những căn cứ chính xác, khoa học và phải tôn trọng công việc mà giáo viên đảm nhận để đánh giá giáo viên một cách chính xác, công bằng và hợp lý.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học tại Trường tiểu học quốc tế thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w