Các giải pháp về cơ chế chính sách và tổ chức quản lý

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong quản lý khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 100)

Xuất phát từ đặc điểm của công tác bảo vệ môi trường là có ảnh hưởng trên diện rộng, liên quan đến nhiều đơn vị có tính chất liên vùng, liên mỏ nên công tác bảo vệ môi trường cần có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất trong toàn vùng. Đặc biệt là vấn đề trôi lấp đất đá, xử lý nước thải cần có sự phối hợp đồng bộ của các đơn vị trong khu vực.

1. Đối với các bộ, ngành có liên quan

- Bộ Tài nguyên và Môi trường cần có sự kết hợp đồng bộ với các Bộ ngành liên quan (Bộ Công thương, các cấp chính quyền địa phương) trong việc ban hành và thi hành Luật Bảo vệ môi trường nhằm đạt hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực khai thác than.

- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã đưa ra các mức xử phạt đối với các vi phạm về môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản. Tuy nhiên,

các mức phí này còn thấp nên hiệu quả giảm thiểu và khắc phục ô nhiễm môi trường chưa cao. Mặt khác, công tác thanh tra kiểm tra cũng như việc thi hành Luật trên thực tế chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần ban hành các quy định có mức phạt cao, cụ thể hơn cũng như phải thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương và các Bộ, ngành có liên quan chỉ đạo việc điều tra, khảo sát, thăm dò tài nguyên, trữ lượng than trong cả nước, đảm bảo đủ tài nguyên phục vụ mục tiêu Chiến lược; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và có biện pháp cụ thể để thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường tại các vùng khai thác than; chỉ đạo triển khai các chương trình hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác, sàng tuyển, chế biến và sử dụng than theo hướng tiếp thu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường và giảm tổn thất than.

- Các Bộ, ngành liên quan cần có chính sách thích hợp hỗ trợ ngành than về vốn cho việc nghiên cứu các giải pháp công nghệ và đổi mới, hiện đại hoá thiết bị; thu hồi, tái chế các loại phế thải, phế liệu trong các khâu khai thác, chế biến và sử dụng than theo hướng sản xuất sạch hơn. Hỗ trợ vốn cho việc triển khai các dự án thử nghiệm các giải pháp sản xuất sạch hơn được nêu trên trước khi áp dụng rộng rãi vào thực tế.

- Nhằm từng bước khắc phục, hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường trong khai thác, chế biến than, đồng thời nâng cao hơn nữa công tác quản lý nhà nước trong thời gian tới, cần khẩn trương rà soát nghị định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ có liên quan theo hướng phân công cụ thể trách nhiệm, tập trung quản lý thống nhất đầu mối quốc gia, khắc phục sự phân tán, chồng chéo về nhiệm vụ bảo vệ môi trường; tiếp tục rà soát các quy định về ký quỹ phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác than theo hướng quy định cụ thể về định mức trong công tác cải tạo, phục hồi môi trường và cần làm rõ phương án, trách nhiệm cải tạo phục hồi môi trường của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác, chế biến than.

- Ban hành Quy chế bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác than, làm rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các tổ chức cá nhân tham gia vào hoạt động khai thác, vận chuyển và chế biến than.

2. Đối với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

- Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam là cơ quan quản lý trực tiếp hoạt động khai thác than, vì vậy Tập đoàn cần quan tâm nhiều hơn về công tác bảo vệ môi trường, không ngừng cải thiện môi trường làm việc cho người lao động; có những hình thức khen thưởng nhằm khuyến khích các đơn vị khai thác than tích cực tham gia vào công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là vấn đề xử lý ô nhiễm nước thải mỏ.

- Trước hiện trạng môi trường của Ngành như vậy, ngành than Việt Nam cần có chủ trương và xây dựng chiến lược sản xuất sạch hơn trong toàn ngành và có thể coi đây là chiến lược quan trọng phát triển ngành than bền vững trong lâu dài. Nội dung của chiến lược bao gồm các vấn đề sau: Triển khai nghiên cứu và áp dụng các giải pháp thay thế hoặc giảm thiểu tiêu hao các loại vật liệu; Tăng cường các giải pháp kiểm soát quá trình sản xuất kinh doanh than tốt hơn từ góc độ hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường; Nghiên cứu cải tiến, thay thế và đổi mới thiết bị; Nghiên cứu các giải pháp thu hồi, tái chế và tái sử dụng tại chỗ các loại phế liệu, phế thải trong quá trình sản xuất than…

- Xây dựng kế hoạch và lộ trình dài hạn với các giải pháp đồng bộ nhằm khắc phục và từng bước giải quyết tốt các vấn đề về môi trường trong hoạt động khai thác than, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam, khu vực và thế giới.

- Kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hiện quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn và môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến và sử dụng than. Trong quá trình triển khai các dự án cụ thể, chủ đầu tư phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, trình duyệt theo quy định hiện hành.

tổn thất than trong quá trình sản xuất, tàng trữ than và giảm thiểu chất thải vào môi trường với các vấn đề chính như: Tiến hành kiểm toán việc sử dụng các loại đầu vào và rà soát các định mức tiêu hao vật liệu, nhiên liệu, động lực. Gắn liền công tác khoán chi phí và quản lý vật tư trên cơ sở hệ thống các định mức kỹ thuật và tiêu hao vật tư đã được hoàn thiện với công tác bảo vệ môi trường.

- Quy hoạch công tác đổ thải đất đá hợp lý, nhất là ở vùng Cẩm Phả và Hòn Gai sao cho diện tích đổ thải và chi phí là tối ưu.

- Quy hoạch các cảng theo hướng tập trung để có điều kiện cơ giới hoá khâu bốc xếp và xử lý vấn đề môi trường về bụi và nước thải. Chuyển đổi hình thức vận tải từ ôtô sang các hình thức vận tải khác (vận chuyển bằng băng tải) theo hướng ít gây ô nhiễm môi trường hơn.

- Cải tạo và phục hồi môi trường ở các khu vực và mỏ khi kết thúc khai thác. - Lập và triển khai cụ thể các quy hoạch về bảo vệ môi trường đối với các địa phương trọng điểm có hoạt động khai thác than như Đông Triều - Hòn Gai - Cẩm Phả.

- Hàng năm có kế hoạch cụ thể, rõ ràng tổ chức thực hiện nghiêm các quyết định hành chính của Nhà nước về thủ tục lập, thẩm định, thực hiện các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường, các văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản và bảo vệ môi trường.

3. Đối với các cấp chính quyền ở tỉnh Quảng Ninh

- Thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm phát triển nền kinh tế xanh hướng tới phát triển bền vững: Trong suốt 50 năm qua, ngành Than luôn đóng vai trò quan trọng, then chốt trong sự phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh. Mỗi năm sản lượng khai thác than tại Quảng Ninh chiếm tới 99% sản lượng của cả nước cho thấy ngành than thực sự là xương sống cho phát triển công nghiệp của Quảng Ninh nói riêng cũng như cả nước nói chung. Song quá trình khai thác than lâu dài cũng đã đặt ra những sức ép không nhỏ về vấn đề môi trường cho

Quảng Ninh trong quá trình thực hiện chiến lược công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đặc biệt là vấn đề giải quyết mâu thuẫn trong sự phát triển của 2 ngành kinh tế quan trọng của Quảng Ninh hiện nay là khai thác than và du lịch. Do vậy, tăng trưởng xanh thực sự trở thành nhu cầu bức thiết và cũng là xu thế mà Quảng Ninh cần quan tâm trên lộ trình hướng tới sự phát triển bền vững. Nền “kinh tế xanh”, hay còn gọi là nền "kinh tế sạch", là nền kinh tế mà chính sách phát triển dựa vào các tiêu chí sau: Định hướng là thị trường, nền tảng là các nền kinh tế truyền thống, mục tiêu là sự hòa hợp của kinh tế và môi trường. Động lực mới của nền “kinh tế xanh” đó là bảo vệ môi trường, phát triển công nghệ sản xuất sạch và năng lượng sạch, nhanh chóng đạt được mức tăng trưởng kinh tế bền vững.

- Xây dựng cơ chế quản lý tổng hợp vùng khai thác than: Hiện nay, việc quản lý công nghiệp khai thác than tương đối biệt lập với quản lý đô thị, quản lý tài nguyên rừng, tài nguyên đất, tài nguyên cảnh quan du lịch, tài nguyên nước và các hoạt động kinh tế khác. Sở Tài nguyên và Môi trường đảm nhận việc quản lý môi trường vùng Quảng Ninh, trong khi đó việc khai thác, chế biến vận chuyển than tác động lớn đến môi trờng lại do các cơ quan khác quản lý. Sự phối hợp của các cơ quan nói trên trong việc quản lý, sử dụng và bảo vệ môi trường, tài nguyên còn rất yếu. Hay nói cách khác cơ chế quản lý đơn ngành hiện nay không thích hợp với việc quản lý và bảo vệ môi trường. Nhằm giải quyết toàn diện vấn đề môi trường liên quan tới ngành công nghiệp than trước hết cần xây dựng lại cơ chế quản lý tổng hợp bền vững ngành này. Nội dung cơ bản của cơ chế này là: Gắn liền phát triển và quản lý ngành công nghiệp than đối với đô thị hoá - cấp nước - giao thông - thuỷ lợi - lâm nghiệp - du lịch và bảo vệ môi trường trong một thể thống nhất; Quản lý chặt chẽ mọi sản phẩm khai thác than (than và các chất thải, nước thải).

- Tăng cường năng lực quản lý môi trường ở các cấp, nhất là tập trung vào cấp huyện, phường, xã.

tài nguyên và bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến than giữa Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, các ngành và địa phương để quản lý, phòng chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường trong khai thác than.

- Tăng cường sự tham gia giám sát của các tổ chức đoàn thể chính trị và cộng đồng. - Nâng cao chất lượng lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, dự án cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản; thực hiện ký cam kết không vi phạm quy định pháp luật của các doanh nghiệp với chính quyền địa phương, làm cơ sở giám sát thực hiện.

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong hoạt động khai thác và chế biến than, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, cũng như tuyên truyền, vận động người dân tham gia tích cực trong việc phát hiện, tố cáo các hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực này.

4. Quan hệ phối hợp giữa các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý bảo vệ môi trường khai thác than

a. Nguyên tắc phối hợp

- Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường trong quản lý khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

- Thực hiện đúng chức trách, chuyên môn, nghiệp vụ, chế độ bảo mật của mỗi cơ quan, bảo đảm kết quả phối hợp đạt chất lượng, hiệu quả, kịp thời.

- Bảo đảm tính trung thực, khách quan trong quá trình phối hợp. Những vướng mắc phát sinh trong quá trình phối hợp phải được bàn bạc, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật và yêu cầu nghiệp vụ của các cơ quan liên quan. Đối với những vấn đề chưa thống nhất, cơ quan được giao chủ trì có trách nhiệm tổng hợp đề xuất hướng giải quyết báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

Căn cứ vào tính chất, nội dung của công tác bảo vệ môi trường trong quản lý khai thác than, cơ quan chủ trì quyết định áp dụng các phương thức phối hợp sau:

- Lấy ý kiến bằng văn bản. - Tổ chức họp.

- Khảo sát, điều tra.

- Lập tổ chức liên cơ quan.

- Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan chủ trì hoặc cơ quan phối hợp và thông tin cho cơ quan phối hợp về những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó.

c. Nội dung phối hợp

- Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn để thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong quản lý khai thác than tại địa phương trình Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo thẩm quyền.

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh khoanh định khu vực cấm hoạt động khai thác than, khu vực tạm thời cấm hoạt động khai thác trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt theo quy định.

- Lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng than trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và công bố quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng.

- Tổ chức góp ý kiến về thiết kế cơ sở các dự án đầu tư, khai thác, chế biến than.

- Thanh tra, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, sử dụng đất và nước trong hoạt động khai thác than.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong quản lý khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 100)