Nội dung của công tác bảo vệ môi trường trong khai thác than

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong quản lý khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 46)

Căn cứ vào khái niệm, nội dung cũng như các nguyên tắc phát triển bền vững và đặc điểm của ngành công nghiệp than có thể nêu khái quát về phát triển bền vững ngành công nghiệp than như sau: Phát triển bền vững ngành công nghiệp than là quá trình phát triển, nhằm đáp ứng nhu cầu về sản phẩm than của hiện tại, đồng thời có tính đến việc đáp ứng nhu cầu cho thế hệ tương lai bằng

cách liên tục tìm kiếm các nguồn tài nguyên than mới, hoặc phát triển các sản phẩm thay thế và đảm bảo thân thiện với môi trường và xã hội. Nội hàm của phát triển bền vững ngành công nghiệp than bao gồm: Phát triển bền vững kinh tế, phát triển bền vững xã hội và phát triển bền vững môi trường.

Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ngành công nghiệp than thì công tác bảo vệ môi trường trong khai thác than cần thực hiện các nội dung sau:

- Xử lý các loại ô nhiễm, các tác động xấu tới môi trường của quá trình sản xuất, kinh doanh đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện tái chế chất thải, phế liệu, phế thải từ quá trình sản xuất và các giải pháp khác theo hướng sản xuất sạch hơn.

- Hoàn nguyên, phục hồi môi trường hoặc cải tạo khu vực khai thác than (khai trường và bãi thải) theo quy định và phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội theo yêu cầu của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

- Đảm bảo đáp ứng đồng thời cả 2 mục tiêu: Doanh nghiệp môi trường và sản phẩm thân thiện với môi trường.

1.5.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác bảo vệ môi trường trong khai thác than

1.5.3.1. Yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến công tác bảo vệ môi trường trong khai thác than

1. Yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội

Quảng Ninh là mảnh đất giàu tiềm năng, tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng (trữ lượng than đá chiếm trên 90% trữ lượng của cả nước). Ngoài ra, Quảng Ninh có vị trí trọng yếu trong vùng tam giác trọng điểm kinh tế phía Bắc, một trong những cửa ngõ giao thông quan trọng của vùng trọng điểm kinh tế Bắc bộ, một khu vực phát triển năng động của kinh tế biển và ven biển.

2. Áp lực từ nguồn cung

thuộc vào trữ lưỡng của đất nước. Nghề khai thác mỏ chứa đựng nhiều rủi ro, nhiều hiểm nguy, nặng nhọc. Lấy được một tấn than lộ thiên phải bốc xúc từ 7 đến 10 m3đá. Lấy được 1.000 tấn than trong hầm lò phải đào hàng km đường lò, phải vượt qua phay đá, phay bùn, phay cát và rất nhiều túi nước treo lơ lửng trên đầu.

3. Đối thủ tiềm ẩn

Rải rác khắp Việt Nam có rất nhiều các mỏ than lộ thiên do đó việc khai thác than rất dễ ràng, bởi vậy diễn ra tình trạng khai thác than trái phép ngày càng nhiều và có rất nhiều các doanh nghiệp mới tham gia vào ngành vì cơ hội lợi nhuận rất lớn. Hơn nữa do trữ lượng cũng như trình độ công nghệ của ngành còn lạc hậu do đó năng suất khai thác thấp, nếu việc khai thác không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước sẽ dẫn đến tình trạng Việt Nam phải nhập khẩu than, do đó áp lực cạnh tranh với các công ty nước ngoài là rất lớn.

4. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng

Sản phẩm của ngành là các loại than do đó đối tượng dịch vụ của ngành than chủ yếu 2 đối tượng là người dân và các công ty sử dụng than phục vụ sản xuất kinh doanh như các nhà máy nhiệt điện, công ty xi măng…Sự tăng trưởng của nền kinh tế thời gian gần đây đã làm cho nhu cầu về than của các nhà máy tăng cao. Ngành than đang có xu hướng tăng giá than lên để đảm bảo đủ chi trả các khoản chi phí sản xuất, tuy nhiên việc tăng giá than có ảnh hưởng tới rất nhiều hoạt động của các nhà máy, do đó rất nhiều các doanh nghiệp đã phản ứng với động thái này của ngành.

1.5.3.2. Yếu tố bên trong ảnh hưởng đến công tác bảo vệ môi trường trong khai thác than

1. Chủ trương, chính sách

Là ngành khai thác, chế biến tiềm ẩn khả năng gây tác động xấu đến môi trường, đặc biệt là không khí, nguồn nước. Vì vậy, trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã rất quan tâm đến các biện pháp hạn chế thấp nhất những tác động đến môi trường trong quá trình khai thác, chế biến than.

3.Tổ chức bộ máy quản lý

Thực hiện tăng cường năng lực quản lý môi trường trên địa bàn, xây dựng và củng bộ máy tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ tỉnh đến cơ sở. Trong đó có một số đơn vị ngành than đã thành lập Phòng Quản lý môi trường như Công ty tuyển than Cửa Ông, Công ty cổ phần than Núi Béo, Công ty cổ phần than Cọc Sáu, Công ty cổ phần than Vàng Danh...

4.Nhân tố vốn

Bảo vệ môi trường trong khai thác than luôn được Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) coi là nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình sản xuất kinh doanh thời gian qua. Mỗi năm Tập đoàn dành khoảng 700 tỷ đồng cho công tác bảo về môi trường. Từ những định hướng cụ thể này, đến nay hầu hết các đơn vị khai thác than trực thuộc luôn nâng cao ý thức và tập trung đầu tư nhiều hơn cho công tác môi trường.

5.Ý thức văn hoá

Than là tài nguyên không thể tái tạo được, là tài sản quan trọng của quốc gia, chính vì vậy than phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển bền vững kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Chính vì vậy, các tổ chức, cá nhân trong quá trình khai thác, sử dụng than cần phải nêu cao trách nhiệm bảo vệ môi trường như việc: Tuân thủ các quy định về lập và thưc hiện các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường; Tuân thủ các quy định về lập và thưc hiện các nội dung trong cam kết bảo vệ môi trường; Sử dụng công nghệ, thiết bị, vật liệu thân thiện với môi trường; Thực hiện các quy định về quản lý chất thải; Có nghĩa vụ nộp thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường của chủ thể khai thác than; Lập các dự án cải tạo, phục hồi môi trường…

6.Trình độ khoa học công nghệ

thân thiện với môi trường cần được ưu tiên sử dụng ở những ngành và lĩnh vực có tác dụng lan truyền mạnh, thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực khác. Thời gian qua, để việc khai thác than đạt hiệu quả cao nhất, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã đưa hàng loạt dây chuyền công nghệ, thiết bị hiện đại vào lĩnh vực khai thác và chế biến than, không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường sinh thái.

7.Nguồn nhân lực làm công tác quản lý môi trường

Nhằm tăng cường công tác quản lý, nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã xây dựng và ban hành nhiều giải pháp để bảo vệ môi trường, đồng thời mở các lớp tập huấn nâng cao nhận thức đối với công tác bảo vệ môi trường cho cán bộ quản lý và cán bộ làm công tác môi trường đồng thời tiếp tục đẩy mạnh đào tạo đội ngũ cán bộ, tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới.

1.6. Những kinh nghiệm về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản nói chung, khai thác than nói riêng trên thế giới và bài học cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong quản lý khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 46)