Sự cần thiết bảo vệ môi trường trong khai thác than

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong quản lý khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 44)

1.5.1.1. Khai thác than là ngành khai thác, chế biến đặc thù gây tác động xấu đến môi trường không khí và nguồn nước

Môi trường vùng than bị suy thoái và ô nhiễm nặng, đặc biệt là ô nhiễm bụi, tiến ồn, nước thải mỏ, chất thải rắn và đất đai bị phá huỷ. Kết quả tính toán cho thấy chi phí thiệt hại môi trường do hoạt động khai thác than gây ra là rất lớn, bằng khoảng 5% tổng giá thành than. Trong quá trình sản xuất than thải ra nhiều chất thải: Đất đá (mỗi năm trên 50 triệu m3), nước thải mỏ (hàng trăm triệu m3/năm), khí thải và các phế liệu, phế thải sản xuất khác, đồng thời chiếm và phá huỷ nhiều diện tích đất (hàng trăm ngàn ha).

Mức độ tổn thất than còn cao và việc tận dụng các khoáng sản đồng hành còn ít. Điều đó vừa làm giảm hiệu quả khai thác tài nguyên, vừa làm tăng tác động môi trường. Hàng năm ngành than tiêu hao một khối lượng vật tư rất lớn, nhất là gỗ lò, thuốc nổ công nghiệp, xăng, dầu, điện năng, ... Một số loại vật tư, nhiên liệu, đặc biệt là nhiều loại vật liệu nổ có độ an toàn thấp, tính năng kỹ

thuật chưa tiến tiến, gây hậu quả xấu đối với sức khoẻ con người và môi trường. Chi phí vật liệu, nhiên liệu và động lực trong giá thành than sạch rất cao, chiếm gần 40% tổng giá thành than. Trong tương lai với quy mô sản lượng than ngày càng tăng cao trong điều kiện khai thác ngày càng khó khăn hơn thì khối lượng tiêu hao vật tư ngày càng lớn, kéo theo khối lượng các chất thải và tác động môi trường do sản xuất than gây ra ngày càng trầm trọng hơn và chi phí sản xuất than ngày càng cao hơn.

Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nêu trên là do:

- Đa phần công nghệ, thiết bị ở tất cả các khâu đều thuộc loại nhỏ, lạc hậu và quá cũ.

- Điều kiện khai thác than ngày càng khó khăn và khối lượng công tác mỏ ngày càng lớn.

- Một số tồn tại trong khâu quản lý các yếu tố đầu vào của sản xuất than. - Bản thân một số loại vật tư chưa tiên tiến.

1.5.1.2. Nỗ lực chuyển đổi, hướng tới phát triển bền vững

Trước sự suy thoái nền kinh tế toàn cầu, nguy cơ cạn kiệt các nguồn năng lượng truyền thống và mối đe dọa của biến đổi khí hậu hiện nay, thế giới đang tìm những lối đi mới, tiến đến một nền kinh tế "năng lượng xanh".

Nền “kinh tế xanh”, hay còn gọi là nền "kinh tế sạch", là nền kinh tế mà chính sách phát triển dựa vào các tiêu chí sau: Định hướng là thị trường, nền tảng là các nền kinh tế truyền thống, mục tiêu là sự hòa hợp của kinh tế và môi trường. Động lực mới của nền “kinh tế xanh” đó là bảo vệ môi trường, phát triển công nghệ sản xuất sạch và năng lượng sạch, nhanh chóng đạt được mức tăng trưởng kinh tế bền vững.

Trong suốt 50 năm qua, ngành Than luôn đóng vai trò quan trọng, then chốt trong sự phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh. Mỗi năm sản lượng khai thác than tại Quảng Ninh chiếm tới 99% sản lượng của cả nước cho thấy ngành

than thực sự là xương sống cho phát triển công nghiệp của Quảng Ninh nói riêng cũng như cả nước nói chung.

Song quá trình khai thác than lâu dài cũng đã đặt ra những sức ép không nhỏ về vấn đề môi trường cho Quảng Ninh trong quá trình thực hiện chiến lược công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đặc biệt là vấn đề giải quyết mâu thuẫn trong sự phát triển của 2 ngành kinh tế quan trọng của Quảng Ninh hiện nay là khai thác than và du lịch. Do vậy, tăng trưởng xanh đã thực sự trở thành nhu cầu bức thiết và cũng là xu thế được Quảng Ninh đặc biệt quan tâm trên lộ trình hướng tới sự phát triển bền vững.

Thời gian qua Quảng Ninh đã tiếp cận với kinh tế xanh bằng những chương trình cụ thể, khẳng định quyết tâm trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế phát triển bền vững, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. Mục tiêu này đã được cụ thể hóa trong Đề án Phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững, đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh. Trong đó, mục tiêu mà Đề án hướng tới là phát triển kinh tế xanh, bền vững dựa vào những thế mạnh tiềm năng của địa phương như phát triển kinh tế biển, du lịch và tri thức... Đây được cho là những nhân tố nền tảng để xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành địa bàn có sự tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm khu vực Bắc Bộ.

Vì vậy thời gian tới, Quảng Ninh quyết tâm đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế xanh, bền vững, trong đó đặc biệt quan tâm tới phát triển những ngành, lĩnh vực có sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh, góp phần bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong quản lý khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)