Hiện trạng các nguồn gâyô nhiễm môi trường của ngành than

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong quản lý khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 67)

Hoạt động khai thác than bao gồm các khâu công tác chủ yếu sau: Khai thác, sàng tuyển, chế biến, tàng trữ và vận chuyển than. Các khâu công tác này là nguồn phát sinh những tác động xấu đến môi trường.

2.2.2.1. Đất đá thải

Bảng 2.2: Khối lượng các chất thải rắn (đất đá thải, m3) của các mỏ lộ thiên vùng Quảng Ninh trong các năm gần đây

Tên mỏ 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số 176.681.976 191.310.524 198.295.588 193.560.416 215.267.847 Tổng Cty Đông Bắc 26.826.695 33.310.221 36.108.125 31.696.486 33.550.000 Khe Chàm 1.495.940 541.656 459.226 800.000 Mông Dương 3.223.310 3.234.195 3.394.263 2.602.043 3.075.000 Thống Nhất 2.501.308 2.081.647 891.420 340.491 Dương Huy 4.147.370 4.808.020 4.823.093 5.505.925 6.220.000 Hạ Long 2.690.727 2.682.638 4.073.059 2.170.751 4.605.000 Đèo Nai 19.299.394 19.776.515 21.049.072 20.324.569 24.730.000 Cọc Sáu 25.360.020 29.139.266 32.597.070 34.128.488 37.900.000 Cao Sơn 25.718.527 23.351.741 24.695.173 26.666.299 26.360.000 Hòn Gai 9.550.119 11.429.982 7.454.819 6.205.659 11.500.000

Tên mỏ 2006 2007 2008 2009 2010 Hà Lầm 3.632.551 3.517.100 4.436.269 5.341.994 5.200.000 Hà Tu 21.157.945 25.335.235 25.918.808 24.641.111 21.850.000 Núi Béo 21.958.420 18.512.512 17.335.546 21.277.115 20.680.000 Uông Bí 680.872 927.556 661.827 259.071 460.000 Mạo Khê 1.655.059 924.989 1.178.742 537.180 112.847 Vàng Danh 1.577.707 2.704.197 3.668.420 2.368.104 3.025.000 Quang Hanh 2.534.230 3.442.709 4.325.032 2.416.709 3.200.000

Tây nam đá mài 4.167.722 4.636.061 5.143.194 6.619.195 12.000.000

(Nguồn: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam năm 2011)

Nguồn chất thải rắn phát sinh lớn nhất trong hoạt động khai thác than chính là đất đá thải, đất đá thải được đổ thải tại các bãi trong của các mỏ than gây tác hại rất lớn đến môi trường xung quanh như phát sinh bụi, sạt lở tầng thải, thay đổi địa hình địa vật, bồi lấp lòng suối, lòng sông.

2.2.2.2. Bụi

Bụi được tạo ra ở hầu khắp các khâu công nghệ khai thác mỏ. Mức độ gây bụi, phạm vi ảnh hưởng tuỳ thuộc các phương pháp khai thác, điều kiện thời tiết, công nghệ và thiết bị sử dụng, các biện pháp ngăn ngừa…Tuy nhiên tác động đến môi trường bên ngoài chủ yếu là các khâu vận chuyển, sàng tuyển, chế biến và tiêu thụ than. Trong các khâu công nghệ, vận chuyển than là khâu tạo bụi lớn nhất, phạm vi ảnh hưởng rộng nhất. Tiếp đến là các khâu sàng tuyển và tiêu thụ. Bản thân các khai trường lộ thiên, bãi thải, bãi chứa than cũng là những nguồn gây bụi lớn dưới tác động của điều kiện thời tiết ngay cả khi các hoạt động khai thác đã ngừng là đối tượng và nguyên nhân chủ yếu gây ra bụi thường xuyên tại khu vực lân cận.

Thành phần bụi tại vùng than Quảng Ninh có những đặc điểm riêng biệt so với những nơi khác. Theo kết quả điều tra hàm lượng silic chứa trong 1m3

ở vùng mỏ như sau: Trong bụi than 8.5±3mg chiếm 3,6 - 13,5% tổng số bụi; trong bụi đá 20±2mg chiếm 12 - 26% tổng số bụi.

Bảng 2.3: Mức độ tạo bụi của các hoạt động khai thác than

Dạng hoạt động Các hình thức hoạt động Nồng độ bụi

(mg/m3)

Xúc bốc

- Khi máy xúc EKG-5A hoạt động với công suất 175 m3/h

- Khi máy xúc EKG-5A không làm việc

205,0 18,5 Nổ mìn

- Với 200 kg thuốc nổ (đo ở độ xa 30 - 40m) tạo đám mây cao 200m

- 1 tấn đất đá tạo ra 27 - 170g bụi

800 - 5.000

Vận tải bằng ôtô - Khi ô tô chạy qua - Khi tần suất ôtô lớn nhất

120 2.257 Đổ thải - Khi ô tô đổ thải

- Khi đã lan toả bình ổn

1.340 38 Sàng tuyển than - Trong xí nghiệp tuyển than Cửa Ông

- Khi vực bao quanh xí nghiệp

108,7 90 - 127

(Nguồn: Trung tâm Thực nghiệm khai thác mỏ)

2.2.2.3. Nước thải mỏ

1. Nước thải từ khu khai trường mỏ

Tại vùng than Quảng Ninh, ước tính tổng lượng nước thải mỏ khoảng 25 - 30 triệu m3/năm. Nước thải mỏ gây nhiều ảnh hưởng đến hệ thống sông, suối, hồ, vùng ven biển gây bồi lấp, làm mất nguồn thủy sinh, suy giảm chất lượng nước...

Lượng nước mưa rửa trôi bề mặt khai trường khai thác, bãi thải vào mùa mưa có khối lượng lớn, cuốn theo nhiều đất đá, than chưa đo lường được gây bồi lấp sông, suối, ao, hồ và vùng ven biển, gây ngập lụt các khu dân cư lân cận. Lượng nước thải này vẫn còn phát sinh kể cả khi các hoạt động mỏ đã kết thúc, vì vậy có tính tiềm tàng ảnh hưởng lâu dài.

Lượng nước bơm từ moong lộ thiên bao gồm nước ngầm và nước mưa, vào mùa mưa có lưu lượng lớn như ở mỏ Cọc Sáu, lượng nước thải dao động từ 12 đến 15 triệu khối, ở mỏ Đèo Nai 9 - 10 triệu m3

, ở mỏ Hà Tu 5,2 triệu m3

, vào mùa khô có lưu lượng nhỏ hơn mùa mưa. Nước hoà tan lưu huỳnh chứa trong than và đất đá nên thường có tính axit (3 < pH < 5), hàm lượng than và bùn đất trong nước thải cao tuỳ thuộc vào đặc điểm nguồn nước và thời điểm xả thải nước ra môi trường.

2. Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt trên mặt bằng chủ yếu là nước thải phát sinh trong hoạt động sinh hoạt của công nhân và nước thải tại các nhà ăn trên mỏ. Nước thải sinh hoạt số lượng ít được đưa qua các hố ga lắng giữ lại các cặn rác hoặc tập trung qua bể tự hoại sau đó ngấm xuống bãi thải.

3. Nước thải từ nguồn chế biến than

Tác động tới chất lượng nước mặt của hoạt động chế biến than biểu hiện ở các khía cạnh: Gia tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng, đặc biệt là thay đổi độ pH của nước, gia tăng nồng độ kim loại nặng và lượng ion sunfat trong nước. Nước thải từ nhà máy phần lớn được thu hồi sử dụng lại cho quá trình sàng tuyển. 2.2.2.4. Chất thải rắn công nghiệp

Chất thải rắn công nghiệp được phát sinh trong quá trình khai thác mỏ. Chất thải rắn nguy hại như ác quy, phin lọc dầu, dẻ lau nhiễm dầu mỡ, ống dẫn dầu, thùng phuy chứa dầu thải đã qua sử dụng…Theo báo cáo của 27 công ty thuộc Vinacomin thì tổng khối lượng chất thải nguy hại thải ra hàng tháng là ắc quy khoảng 13.462 kg/tháng, dầu cặn thải khoảng 78.793 kg/tháng. Hầu hết các đơn vị đều chưa có hồ sơ quản lý chất thải nguy hại, các đơn vị thu mua chất thải nguy hại này đều không có giấy phép theo quy định.

Tóm lại, hoạt động của ngành than tác động rất lớn đối với môi trường nói chung, gây ảnh hướng xấu về nhiều mặt đối với cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên, chất lượng môi trường các địa phương và vùng biển Quảng ninh. Trong

hàng loạt các yếu tố gây ô nhiễm môi trường phát sinh từ các hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến kinh doanh than đã được thống kê nghiên cứu từ trước đến nay thì bụi và nước thải mỏ là hai yếu tố có tính đặc thù, đặc trưng nhất của hoạt động khoáng sản nói chung. Có thể nói có hoạt động khai thác khoáng sản là lập tức phát sinh bụi, nước thải. Nguồn phát sinh bụi, nước thải từ các mỏ, khai trường, công trường, tuyến vận chuyển, chế biến than... không tập trung tại một hoặc vài vị trí như ở các ngành công nghiệp khác mà phân tán không đều theo không gian và thời gian, đồng thời liên tục biến thiên, thay đổi tính chất và hàm lượng chất ô nhiễm trong nguồn thải. Chính vì yếu tố đặc thù này của các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong ngành than mà gây khó khăn rất lớn cho cả công tác quản lý xử lý ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp và công tác kiểm soát môi trường của các cơ quan quan lý Nhà nước nói chung.

2.3. Công tác quản lý môi trường trong khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong quản lý khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)