Thực trạng công tác quản lý môi trường trong khai thác than tạ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong quản lý khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 73)

2.3.2.1. Công tác quản lý môi trường của tỉnh Quảng Ninh

Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, biển, hải đảo và bảo vệ môi trường, trong thời gian qua đã tham mưu cho HĐND và UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo từng giai đoạn như sau:

- Giai đoạn trước khi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 có hiệu lực (ngày 01/01/2009): HĐND tỉnh Khoá X kỳ họp thứ 8 đã ban hành Nghị quyết số 117/2003/NQ-HĐ ngày 29/7/2003 về một số chủ trương, giải pháp tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010; UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành các văn bản: Quyết định số 3806/2003/QĐ-

UB ngày 23/10/2003 về việc phê duyệt Quy hoạch vật liệu xây dựng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Kế hoạch số 2018/KH-UB ngày 01/12/2003 về việc triển khai Nghị quyết số 117/2003/NQ-HĐ của Hội đồng nhân dân tỉnh Khoá X kỳ họp thứ 8 về bảo vệ môi trường ở tỉnh Quảng Ninh đến năm 2005 và 2010; Kế hoạch số 1137/KH-UB ngày 20/5/2005 về thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, định hướng đến năm 2015; Quyết định số 3655/2005/QĐ-UBND ngày 26/9/2005 về việc ban hành Quy chế bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh; Quyết định số 3406/2006/QĐ-UBND ngày 31/10/2006 về việc ban hành Quy định đóng cửa mỏ và hoàn nguyên môi trường các mỏ khoáng sản rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Quyết định số 315/QĐ-UBND ngày 26/01/2007 về việc phê duyệt kế họach kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010; Quyết định số 130/QĐ-UBND ngày 11/01/2008 về việc phê duyệt Đề án quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 21/2008/CT-UBND ngày 09/12/2008 về việc tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường đối với hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

- Giai đoạn từ thời điểm Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 có hiệu lực: HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 33/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 về những chủ trương, giải pháp tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2011-2015; UBND tỉnh đã tập trung ban hành các văn bản chỉ đạo quan trọng như: Chỉ thị số 21/2008/CT-UBND ngày 09/12/2008 về việc tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường đối với hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Quyết định số 385/QĐ- UBND ngày 18/02/2009 về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định 3010/QĐ-UBND ngày 02/10/2009 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển, sản xuất vật liệu xây dựng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020;

Quyết định số 3076/2009/QĐ- UBND ngày 08/10/2009 về việc ban hành Quy chế bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh; Quyết định số 3792/QĐ-UBND ngày 15/12/2010 ban bành mức giá tối thiểu làm căn cứ tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 1925/KH-UBND ngày 19/5/2010 về bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh năm 2010 và định hướng kế hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2011- 2015; Quyết định số 1975/QĐ-UBND ngày 23/6/2011 về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 33/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về những chủ trương, giải pháp tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 2061/QĐ-UBND ngày 08/7/2010 về việc thành lập Quỹ Bảo vệ Môi trường tỉnh Quảng Ninh. Bên cạnh các văn bản quy phạm pháp luật, tỉnh đã xây dựng Báo cáo hiện trạng môi trường tổng thể tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 - 2010 và kế hoạch bảo vệ môi trường hàng năm; phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường tổng thể và các vùng trọng điểm tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020; Quy hoạch bảo vệ môi trường thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 định hướng đến năm 2020; Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng Hạ Long - Cẩm Phả - Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 định hướng đến năm 2020; Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến 2020 và nhiều văn bản chỉ đạo quan trọng khác của tỉnh.

Như vậy, công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ môi trường đã được tỉnh Quảng Ninh quan tâm thực hiện. Các văn bản do HĐND, UBND tỉnh ban hành về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường đã đồng bộ, kịp thời và phù hợp với các quy định của pháp luật. Nhìn chung các văn bản đảm bảo tính khả thi khi triển khai thực hiện, phù hợp với các công cụ kinh tế được quy định và áp dụng trong quản lý hiện nay.

Căn cứ vào các báo cáo tổng kết về công tác bảo vệ môi trường từ 2007- 2012 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh có thể thấy rõ một số kết quả điển hình đạt được trong thời gian qua như sau:

- Xác định công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường là nhiệm vụ trọng tâm góp phần tạo sự chuyển biến về nhận thức và nâng cao ý thức cho cả cộng đồng, tỉnh chỉ đạo tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh trong việc đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường. Hàng năm đều xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các hoạt động thiết thực hưởng ứng các ngày lễ về môi trường, tổ chức các lớp tập huấn về bảo vệ môi trường cho cán bộ chủ chốt và cán bộ làm công tác quản lý môi trường, các đoàn thể chính trị - xã hội, các ngành, địa phương.

- Để xử lý các điểm ô nhiễm môi trường bức xúc, tỉnh đã chỉ đạo triển khai các dự án cải tạo, xử lý ô nhiễm, nạo vét các lưu vực sông, hồ đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do tình trạng khai thác than tập trung chủ yếu ở Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Đông Triều, Hoành Bồ, sử dụng nguồn vốn thu phí bảo vệ môi trường từ hoạt động khai thác khoáng sản. Cung cấp nước sạch và cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường một số khu vực dân cư đô thị bị ảnh hưởng mạnh do hoạt động khoáng sản và khu vực nông thôn, đặc biệt là các xã thuộc đảo Hà Nam - huyện Yên Hưng. Lập chương trình nạo vét tiếp các trục kênh tiêu của khu vực Hà Nam để khai thông dòng chảy cải thiện môi trường; Quy hoạch xây dựng mới, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước thị trấn Quảng Yên, khu vực Hà Nam và một số xã để khắc phục tình trạng ngập úng, nước đọng gây ô nhiễm môi trường tại các khu dân cư.

- Về bảo vệ môi trường các khu vực công nghiệp: Thực hiện các giải pháp đồng bộ trong quá trình sản xuất công nghiệp để ngăn chặn giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường, nhất là do khai thác than gây lên. Từng bước khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường tồn đọng nhiều năm trên vùng than nhất là đối với nước thải mỏ.

- Một số giải pháp phòng chống ô nhiễm môi trường không khí tại một số ngành, đặc biệt là ngành than bước đầu có hiệu quả. Tiến độ xây dựng các công trình khắc phục ô nhiễm môi trường trong khai thác than nhìn chung được đảm

bảo; Từng bước quy hoạch hệ thống các cảng xuất than, cơ bản chuyển việc sàng tuyển than về tại khai trường đã giảm khối lượng và lưu lượng phương tiện vận chuyển ra cảng, giảm lượng xít thải, bã sàng ở khu vực cảng; phần lớn các kho cảng, bến, bãi có hệ thống tường vây và trồng cây xanh. Tới thời điểm hiện tại, việc phun tưới nước chống bụi trên các tuyến đường nội mỏ và các tuyến đường vận chuyển than, nhất là các tuyến đường vận chuyển than khi qua các khu dân cư đã được Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam triển khai thực hiện thường xuyên liên tục. Các kho than của các công ty sản xuất, chế biến than hầu hết đều có tường bao chắn bụi, có hệ thống phun sương chống bụi và mương thu nước xung quanh. Các đơn vị vận chuyển than đã thực hiện che phủ bạt cho các ô tô vận chuyển than trên các tuyến đường bộ chuyên dùng. Hoàn thiện các tuyến đường chuyên dùng, thay đổi phương thức vận tải than bằng băng tải ống, chấm dứt việc vận chuyển than trên vịnh Hạ Long và Quốc lộ 18.

- Bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên: Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về khoanh vùng cấm và hạn chế khai thác khoáng sản, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ và phát huy tốt giá trị di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, khu danh thắng Yên Tử. Có sự xem xét, cân nhắc các yêu cầu trước khi thực hiện dự án đầu tư phát triển mạnh và quá mức các hoạt động kinh doanh trong phạm vi khu vực bảo tồn thiên nhiên, di tích lịch sử đã được đình chỉ, hoặc tạm ngừng sản xuất. Triển khai thực hiện các quy hoạch bảo vệ môi trường Uông Bí, Yên Hưng, Hạ Long, Cẩm Phả và quy hoạch bảo vệ môi trường toàn tỉnh.

- Công tác thu gom và xử lý rác thải tại các đô thị và một số khu vực nông thôn có nhiều tiến triển theo hướng tích cực, hình thành nhiều mô hình người dân tham gia thu gom rác thải, tỷ lệ thu gom rác thải đã được nâng cao. Một số bãi chôn lấp, xử lý rác thải không hợp vệ sinh dần được thay thế và có quy hoạch thay thế.

kiểm tra, thanh tra xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Lập danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đề xuất biện pháp xử lý theo Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 3/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý. 7/7 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được xử lý đạt quy chuẩn môi trường hiện hành, ra khỏi danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

- Công tác đánh giá tác động môi trường và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dần đi vào nề nếp. Từ năm 2003 đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu với UBND tỉnh phê duyệt 482 báo cáo đánh giá tác động môi trường; 111 đề án bảo vệ môi trường, xác nhận 365 bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; cấp 530 sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường 477,402 tỷ đồng (cao nhất cả nước).

- Tăng cường năng lực quản lý môi trường trên địa bàn, xây dựng và củng bộ máy tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ tỉnh đến cơ sở. Trong đó có một số đơn vị ngành than đã thành lập Phòng Quản lý môi trường như Công ty tuyển than Cửa Ông, Công ty CP than Núi Béo, Công ty CP than Cọc Sáu...

- Công tác quản lý thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được thực hiện nghiêm túc, tương đối đầy đủ theo quy định.

Bảng 2.4: Tình hình quản lý phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

Năm Phí BVMT đối với NTCN (1) Số nộp NSNN =80% * (1) Số trích sử dụng =20 * (1) Số đã chi 2005 2.080.187.441 1.664.149.953 416.037.488 242.737.800 2006 1.663.920.925 1.331.136.740 332.784.185 257.332.973 2007 926.495.962 741.196.770 185.299.192 211.940.946 2008 1.415.059.800 1.132.047.840 283.011.960 170.090.309

Năm Phí BVMT đối với NTCN (1) Số nộp NSNN =80% * (1) Số trích sử dụng =20 * (1) Số đã chi 2009 2.369.182.309 1.895.345.847 473.836.462 471.117.330 2010 2.818.265.599 2.254.612.479 563.653.120 343.138.880 2011 2.400.245.801 1.920.196.641 480.049.160 Tổng 13.673.357.837 10.938.686.270 2.734.671.567 1.696.358.238

(Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường)

2.3.2.2. Công tác quản lý môi trường của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Khai thác than là ngành khai thác, chế biến đặc thù với khả năng gây tác động xấu đến môi trường, nhất là môi trường không khí, nguồn nước, chính vì vậy, trong những năm gần đây, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản đã dành sự quan tâm thích đáng đến công tác bảo vệ môi trường với nhiều biện pháp cụ thể:

- Quan tâm giáo dục, nâng cao ý thức quản lý bảo vệ môi trường: Tổ chức tốt và đi vào nề nếp việc trồng cây hàng năm, gắn yêu cầu về quản lý bảo vệ môi trường vào các chỉ tiêu thi đua, khen thưởng hoặc kỷ luật. Đã có 02 doanh nghiệp và 01 cá nhân đạt giải thưởng môi trường quốc gia.

- Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật và trình độ quản lý về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản đối với cán bộ.

- Cùng với việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã xây dựng các văn bản pháp quy nội bộ về bảo vệ và phòng ngừa sự cố môi trường như Quy chế bảo vệ môi trường Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; Quy chế tổ chức quản lý và hoạt động của Quỹ Môi trường Than Việt Nam.

- Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thành lập Ban Môi trường có 5 cán bộ chuyên trách môi trường gồm 01 Trưởng ban, 02 phó ban và

02 chuyên viên. Tại các đơn vị trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam hiện nay đã có 12 doanh nghiệp có Phòng Quản lý môi trường như Công ty tuyển than Cửa Ông, Công ty tuyển than Hòn Gai, các công ty than: Cọc Sáu, Cao Sơn, Đèo nai...Hầu hết các doanh nghiệp còn lại đều đã bố trí cán bộ phụ trách công tác bảo vệ môi trường, chủ yếu là kiêm nhiệm và thuộc các phòng như kế hoạch đầu tư, kỹ thuật, an toàn....

- Các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thực hiện nghiêm túc việc nộp phí môi trường đối với hoạt động khoáng sản theo Nghị định 137/CP của Chính phủ và phí nước thải ra môi trường theo Nghị định 67/CP của Chính phủ. Năm 2005, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam nộp cho Nhà nước 150 tỷ đồng phí môi trường; nộp 1 tỷ đồng phí nước thải công nghiệp, chiếm 90% tổng lượng phí loại này thu được trên địa bàn tỉnh.

- Công tác đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đầu tư khoảng 700 tỷ đồng mỗi năm cho công tác bảo vệ môi trường. Trong đó khoảng 60-70% dành cho các dự án sử dụng nguồn Quỹ Môi trường tập trung, phần còn lại sử dụng cho các công việc bảo vệ thường xuyên và các dự án bảo vệ môi trường của các đơn vị thành viên. Nhiều đơn vị thành viên của Tập đoàn đã lập báo cáo ĐTM trước khi thực hiện khai thác, chế biến và tổ chức quan trắc môi trường theo định kỳ. Từ năm 2009

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong quản lý khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)