1.6.1. Những kinh nghiệm về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản trên thế giới trên thế giới
Trong những năm qua Trung Quốc đã có những hoạch định chính sách nhằm chuyển từ phương thức phát triển kinh tế kiểu tiêu hao nhiều tài nguyên sang phương thức phát triển kinh tế kiểu tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Một là, lấy việc ưu tiên tiết kiệm và hiệu quả làm gốc để làm nòng cốt cho việc xây dựng hệ thống kinh tế quốc dân kiểu tiết kiệm tài nguyên toàn diện, nâng cao vị trí quan trọng của việc tiết kiệm tài nguyên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu suất sử dụng tài nguyên, thêm một bước nữa tăng cường hướng dẫn về chính sách cho việc tiết kiệm tài nguyên, ra sức điều chỉnh và tối ưu hóa kết cấu ngành nghề, ra sức khai thác và phổ biến kỹ thuật tiết kiệm tài nguyên, loại bỏ công nghệ và thiết bị lạc hậu, tăng cường quản lý các khâu về sản xuất, vận chuyển, tiêu dùng tài nguyên.
Hai là, lấy việc ra sức phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế sản sinh lượng cacbon thấp làm con đường cơ bản xây dựng hệ thống kinh tế quốc dân kiểu tiết kiệm tài nguyên.
Ba là, lấy việc tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, tiết kiệm nguyên liệu, tiết kiệm đất và sử dụng tổng hợp nguồn tài nguyên làm trọng điểm cho việc xây dựng hệ thống kinh tế quốc dân kiểu tiết kiệm tài nguyên, cố gắng tiết kiệm nguồn năng lượng, tiết kiệm nước, tiết kiệm nguyên vật liệu, tiết kiệm và sử dụng hợp lý tài nguyên đất, thúc đẩy sử dụng tổng hợp tài nguyên.
Bốn là, lấy việc bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh làm nhu cầu cơ bản cho việc xây dựng hệ thống kinh tế quốc dân kiểu tiết kiệm nguồn tài nguyên, một mặt phải điều chỉnh và cải thiện kết cấu tiêu dùng nguồn tài nguyên, nhất là kết cấu tiêu dùng nguồn năng lượng, cố gắng giảm thiểu tác động xấu của việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên đối với môi trường, nỗ lực thực hiện sự hòa hợp giữa tài nguyên và môi trường;
Các nước Tây Âu và Nhật bản, xu hướng phát triển cũng hướng tới “Nền kinh tế sạch”, “Kinh tế Cacbon thấp” và phát triển “Nền kinh tế xanh”, các nước này đã trải qua một thời kỳ dài của quá trình công nghiệp hóa và cũng đã phải trả giá cho suy giảm tài nguyên và chất lượng môi trường. Từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX, xu hướng phát triển đã có sự thay đổi, quan điểm thân thiện với môi trường và duy trì hệ sinh thái tự nhiên thông qua chuyển đổi mô hình phát triển đầu tư vào khoa học công nghệ, xử lý ô nhiễm, giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng chất thải (3R). Hiện nay đang hướng tới lộ trình thực hiện và thúc đẩy các ngành sản xuất sạch và phát triển các ngành cacbon thấp mới hình thành, nằm trong hệ thống kinh tế toàn cầu của nhóm nước công nghiệp phát triển (OECD), Tây Âu ra sức thúc đẩy đưa các chỉ tiêu về cacbon thấp vào hệ thống quy định quốc tế, với sự ra đời của tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế về “Dấu chân cacbon” đã mở màn cho quá trình này. Còn Nhật bản tích cực xu hướng giảm thiểu cacbon thông qua Nghị định thư Kyoto, thực hiện triệt để chiến lược 3R “Giảm thiểu, tái
sử dụng và tái chế chất thải” và tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Ở Autralia, bảo vệ tài nguyên và môi trường cơ bản dựa trên đặc thù của hệ sinh thái, dựa trên tiếp cận biên và khả năng chịu đựng của hệ sinh thái để có phương án khai thác sử dụng, quy hoạch và bảo vệ hợp lý.
Nhóm các nước mới nổi lên nhờ quá trình công nghiệp hóa như Hàn quốc, Singapore. Từ những năm 80 của thế kỷ XX họ không phải trả giá nhiều cho môi trường nhờ tiếp nhận công nghệ mới của các nước công nghiệp phát triển và những bài học kinh nghiệm của các nước đó trước đây. Mô hình phát triển của các nước này ngay từ đầu đã chú trọng tới môi trường và tiết kiệm tài nguyên, chính vì vậy họ đã rút ngắn khoảng cách phát triển không chỉ đạt mục tiêu kinh tế mà chú trọng tới môi trường. Hiện nay các nước này tiếp tục phát triển theo xu hướng “Tăng trưởng xanh”, “Kinh tế cacbon thấp” và hướng tới nền kinh tế xanh.
Các nước đang phát triển, nhất là các nước nghèo và trình độ phát triển trung bình ở châu Á, châu Phi và châu mỹ La Tinh. Ở các nước này trình độ công nghệ thấp hơn các nước phát triển, sản xuất chủ yếu dựa vào nông nghiệp, khai thác và xuất khẩu thô tài nguyên thiên nhiên, lao động giá rẻ, sẽ bị lôi kéo vào xu thế phát triển mới. Tuy nhiên theo nội hàm phát triển “Kinh tế xanh”, đây sẽ là cơ hội cho các nước này tham gia để khôi phục nguồn tài nguyên tái tạo, duy trì và phát triển hệ sinh thái tự nhiên và bảo vệ môi trường, tăng phúc lợi và giảm nghèo. Việc tiếp cận mô hình phát triển “kinh tế xanh” sẽ đặt ra nhiều thách thức, nhất là nguồn vốn đầu tư, công nghệ và năng lực thực thi. Để vượt qua được những thách thức đó, các nước đang phát triển không chỉ phải phát huy nội lực mà còn cần có sự trợ giúp của các nước phát triển, nhất là nguồn vốn, công nghệ và nâng cao năng lực thực thi.
1.6.2. Những kinh nghiệm quốc tế, rút ra bài học cho Việt Nam về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản nói chung, khai thác than nói riêng
Để bảo vệ tài nguyên và môi trường rút ra từ những bài học kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, Việt Nam cần có những thay đổi trong cách tiếp cận mới sau đây:
- Thứ nhất, thay đổi cách nhìn nhận mới có tính tổng hợp, bảo vệ tài nguyên và môi trường phải dựa trên cơ sở nền tảng của hệ sinh thái, nghĩa là không quản lý đơn lẻ một thành phần nào mà tiếp cận dựa trên tính đặc thù của từng hệ sinh thái để đảm bảo sự liên kết và cân đối hài hòa của các thành phần tự nhiên trong hệ sinh thái vốn có của nó, không phá vỡ thành phần cấu trúc cũng như chức năng vốn có của hệ sinh thái. Một tiếp cận quản lý mới cần dựa trên bối cảnh mẫu của quản lý hệ sinh thái như sau:
Hình 1.1: Sơ đồ cách tiếp cận mới trong quản lý môi trường
Trong đó: A là khu vực quy định của nhà quản lý hoặc quyền lực quản lý; B là khu vực nghĩa vụ xã hội trong phát triển kinh tế; C là khu vực ảnh hưởng; D là khu vực các bên đều có lợi.
- Thứ ba, xem xét lại sự đề cao đối với con người trong hệ thống tự nhiên dẫn đến tàn phá thiên nhiên, phải coi con người như là thành phần quan trọng của tự nhiên để điều chỉnh hành vi của mình. Con người sống được và tồn tại được là nhờ vào thiên nhiên gồm các nguồn tài nguyên và môi trường tự nhiên. Thiên nhiên là cơ sở tiền đề cho sự sống và phát triển của con người.
- Thứ tư, từ bỏ phương thức phát triển kinh tế cũ của mô hình “Kinh tế nâu”, hướng tới chuyển đổi mô hình phát triển mới, theo một cấu trúc kinh tế mà hiện nay các nước đang tiếp cận, đó là “Kinh tế xanh”, không chỉ mang lại phúc
lợi cho còn người mà phải duy trì và phát triển hệ sinh thái. Muốn vậy bên cạnh khai thác phải đầu tư trở lại cho tự nhiên để phục hồi hệ sinh thái. Đối với những tài nguyên không tái tạo nguồn lợi thu được cần gìn giữ và đầu tư cho phát triên, chẳng hạn như đầu tư cho vốn con người.
- Thứ năm, trong bối cảnh của thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tài nguyên và môi trường cần có sự kết hợp hài hòa giữa các giải pháp quản lý gồm các giải pháp về điều hành, kiểm soát với các giải pháp kinh tế. Nên tảng của các giải pháp này là thay đổi nhận thức của con người, chú trọng tới đạo đức, khơi dậy cái “tâm” của con người đối với thiên nhiên.
Kết luận Chương 1
Chương 1 của luận văn tác giả đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững nói chung, trong hoạt động khai thác than khoáng sản nói riêng. Những vấn đề lý luận của chương bao gồm: Khái niệm cơ bản về môi trường và phát triển bền vững; Vai trò, nội dung và công cụ quản lý Nhà nước về môi trường; Vai trò của Ngành công nghiệp khai thác than ở nước ta đối với tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước; những tác động môi trường của hoạt động khai thác than và nội dung của công tác bảo vệ môi trường trong khai thác than. Chương 1 cũng đã trình bày những tham khảo của tác giả về những kinh nghiệm thực tiễn về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản nói chung, khai thác than nói riêng trên thế giới để rút ra những bài học cần thiết cho Việt Nam.
Những cơ sở lý luận được hệ thống ở Chương 1 là cơ sở cho việc nghiên cứu và giải quyết những vấn đề tiếp theo của đề tài.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC THAN TẠI TỈNH QUẢNG NINH
TRONG NHỮNG NĂM QUA