Căn cứ Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 với những nội dung sau:
Xây dựng, phát triển Quảng Ninh trở thành một tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, là một trong những đầu tàu kinh tế của Miền Bắc và cả nước với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại; xóa đói, giảm nghèo bền vững nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đảm bảo môi trường bền vững. Giữ gìn và phát huy tối đa bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy bền vững di sản - kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Xây dựng Quảng Ninh trở thành khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng, an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011 -2020 đạt khoảng 12% - 13%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 đạt khoảng 9,5% - 10,5%/năm; giai đoạn 2016 -2020 đạt khoảng 14% - 15%/năm.
- Cơ cấu kinh tế theo đó có sự dịch chuyển mạnh theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ và giảm tỷ trọng công nghiệp và nông nghiệp. Cơ cấu GDP năm 2015, dịch vụ chiếm 45,0% - 45,5%; công nghiệp và xây dựng 49,0% - 49,5%; nông nghiệp 5,0% -5,5%. Năm 2020, dịch vụ chiếm 51% - 52%; công nghiệp và xây dựng 45% - 46%; nông nghiệp 3% - 4%.
đoạn 2011 - 2020.
- Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo trong lực lượng lao động đạt 73% năm 2015 và 89% năm 2020.
- Tỉ lệ thất nghiệp thành thị sẽ được duy trì ở mức dưới 4,3%.
- Tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn quốc gia mới) giảm 1,1%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 0.7%/năm giai đoạn 2016 - 2020.
- Triển khai có trọng tâm “Chương trình xây dựng nông thôn mới”. Đến năm 2015, Quảng Ninh cơ bản đạt các tiêu chí tỉnh nông thôn mới.
- Cải thiện chất lượng giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng nền móng cho một xã hội học tập trong tỉnh.
- Quảng Ninh đặt mục tiêu đạt các tiêu chí theo chiến lược tăng trưởng xanh của quốc gia, trong đó coi các mục tiêu chung về tăng trưởng xanh, hướng đến một nền kinh tế có hàm lượng cácbon thấp, giảm phát thải và tăng lượng hấp thụ khí nhà kính.
- Tỉ lệ che phủ rừng tăng lên 53,5% vào năm 2015 và 55% vào năm 2020. - Giảm tỉ trọng các ngành kinh tế “nâu” như khai thác khoáng sản, đồng thời tăng tỉ trọng các ngành kinh tế “xanh” như du lịch bền vững và nông nghiệp xanh.
- Ngăn ô nhiễm tại địa phương. Áp dụng hạn mức ô nhiễm không khí và nguồn nước đối với các khu du lịch và dân cư theo các tiêu chuẩn quốc tế (tiêu chuẩn Châu Âu). Đến năm 2015 thực hiện thu gom 90% chất thải rắn ở đô thị; 100% các khu công nghiệp và các mỏ than, nhà máy, bệnh viện và các trung tâm du lịch có hệ thống thu gom, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Đến năm 2020 trên 90% chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý; 100% khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Duy trì tỉ lệ chất thải rắn y tế được xử lý đạt 100%/năm.
- Tăng hiệu suất sử dụng tài nguyên và giảm phát thải khí nhà kính. Đến năm 2020 sẽ hoàn thành tuân thủ theo mục tiêu quốc gia về giảm tỉ số đàn hồi về tăng trưởng nguồn cung điện/GDP từ 2,0 xuống còn 1,0. Hạn chế phá rừng và thoái hóa rừng để hấp thụ khí thải.
- Bảo tồn đa dạng sinh học. Thường xuyên thực hiện khảo sát để đánh giá đa dạng sinh học và giám sát bất kỳ biến động hay tổn thất theo thời gian. Giảm cháy rừng và những thiệt hại do cháy rừng gây nên. Đảm bảo toàn bộ gỗ đều được khai thác từ những phía rừng được quản lý bền vững. Triển khai các kỹ thuật đánh bắt cá bền vững và an toàn; sản lượng đánh bắt được nằm trong phạm vi cho phép. Giám sát nghiêm ngặt, ngăn chặn các hành vi săn bắn và buôn bán thú rừng phi pháp.
- Tỉ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt trên 95% vào năm 2015, đạt trên 98% vào năm 2020.
Tóm lại, tỉnh Quảng Ninh có thế mạnh rất lớn về phát triển công nghiệp trong đó chủ yếu là khai thác than. Nhìn chung, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã và đang là nguyên nhân gây ra các vấn đề suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường, những tác động thông qua hiện trạng môi trường nước, không khí, đất, đa dạng sinh học.
3.2. Quan điểm và định hướng phát triển Ngành Công nghiệp than đến 2020
Với sản lượng than chiếm khoảng 95% tổng sản lượng cung ứng cho cả nước. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển Ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 với mục tiêu đưa ngành than ngày một phát triển theo hướng bền vững. Quan điểm và định hướng phát triển Ngành công nghiệp than Việt Nam trong những năm tới cụ thể là: