5. Bố cục luận văn
3.2.3. Về quyền và nghĩa vụ các bên
Thứ nhất, khi tiến hành giao dịch, cần thiết các bên phải thỏa thuận điều khoản
liên quan đến việc giữ bí mật thông tin khách hàng. Ngân hàng phải có nghĩa vụ giữ bí mật đối với những thông tin mà khách hàng đã cung cấp trong quá trình tiến hành hoạt động bao thanh toán. Vì nếu ngân hàng không có ý thức, để lộ thông tin khách hàng ra ngoài sẽ ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh, cũng như uy tín của khách hàng đó trên thị trường mà họ tiến hành hoạt động kinh doanh. Do đó, nếu khách hàng bị thiệt hại về vật chất và tinh thần vì hành vi làm lộ thông tin khách hàng của ngân hàng thì ngân hàng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ đã thỏa thuận.
GVHD: Ngụy Ngọc Anh 64 SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng
Thứ hai, bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ tuy không trực tiếp ký vào hợp đồng
bao thanh toán, nhưng bên mua có nghĩa vụ phải gửi văn bản xác nhận về việc đã nhận được thông báo về bao thanh toán của ngân hàng và bên bán và nếu bên mua từ chối thanh toán cho ngân hàng thì phải có lý do xác đáng. Tuy nhiên việc quy định lý do xác đáng ở đây chưa có cách hiểu thống nhất giữa các bên, bởi vì lý do từ chối việc thanh toán là lý do chủ quan của bên mua đưa ra, và việc xem xét tính xác đáng thì lại do bên bán và ngân hàng xem xét. Do đó, để tạo ra một cách hiểu chung về khái niệm lý do xác đáng, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn để nêu ra những trường hợp nào thì được xem là lý do xác đáng để bên mua từ chối thanh toán cho ngân hàng trong trường hợp bên bán mong muốn được ngân hàng bao thanh toán. Có như vậy, khi bên mua từ chối thanh toán cho ngân hàng với một trong những lý do, hoặc tất cả những lý do đã được quy định thì bên bán, cũng như ngân hàng sẽ đánh giá được tính xác đáng của lý do từ chối thanh toán một cách khách quan hơn.
Bên cạnh đó, đối với quy định về việc bên mua không được đòi lại số tiền đã thanh toán cho ngân hàng trong trường hợp bên bán không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, đầy đủ các điều khoản của hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đã tạo ra sự ngần ngại cho bên mua nếu chấp nhận thanh toán các khoản phải thu cho ngân hàng. Bởi vì không có cơ sở nào đảm bảo cho bên mua là bên bán đã thực hiện đúng và đầy đủ như những điều khoản mà họ đã từng thỏa thuận trước đó, và như vậy thiệt hại sẽ thuộc về bên mua. Do vậy, pháp luật cần được điều chỉnh lại để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho bên mua, đồng thời giúp cho bên mua tự tin hơn, không còn e dè khi chấp nhận thanh toán các khoản phải thu cho ngân hàng. Theo quan điểm người viết, nên thêm vào quy định về quyền của bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ, chẳng hạn, bên mua được quyền kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hóa, dịch vụ trong thời gian hợp lý trước khi tiến hành thanh toán giá trị các khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán.
Nhìn chung lại trong chương này người viết đã nhận thấy một số bất cập từ những quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động bao thanh toán. Cụ thể như quy định về lãi suất, về bảo đảm trong bao thanh toán và về quyền, nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào hoạt động bao thanh toán. Từ đó người viết đưa ra một số ý kiến đề xuất để góp phần cụ thể hơn về nhưng quy định của pháp luật đối với hoạt động này. Nhằm giúp cho hoạt động bao thanh toán được diễn ra một cách thuận tiện, và các bên khi tham
GVHD: Ngụy Ngọc Anh 65 SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng
giao vào hoạt động này cũng dễ dàng nhận biết được quyền lợi, nghĩa vụ của mình để thực hiện đúng so với những quy định mà pháp luật đã đề ra. Bên cạnh đó còn giúp cho cơ quan tố tụng dễ dàng trong việc giải quyết tranh chấp xảy ra nếu có giữa các bên.
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây hoạt động của ngành ngân hàng ở nước ta diễn ra rất sôi động. Hoạt động bao thanh toán là một trong những hoạt động của ngân hàng nói chung và Ngân hàng Thương mại nói riêng tuy có chuyển biến phức tạp trong ba năm gần đây, nhưng hoạt động này cũng đã thể hiện được những lợi ích nhất định trong quan hệ mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nước. Nhờ nguồn tiền được ứng trước từ Ngân hàng Thương mại mà bên bán tự tin giao kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên mua hơn trong trường hợp bên bán cần thu hồi các khoản phải thu mà bên mua chưa có khả năng đáp ứng yêu cầu cho bên bán. Do đó có thể nói hoạt động bao thanh toán của Ngân hàng Thương mại đã đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế đất nước, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Hoạt động bao thanh toán tuy không phải là hoạt động truyền thống của Ngân hàng Thương mại nhưng nó đã có bước phát triển hơn so với những năm đầu xuất hiện ở Việt Nam. Đồng thời hoạt động này cũng góp phần mang lại lợi nhuận cho các Ngân hàng Thương mại. Giao dịch bao thanh toán được xác lập dựa trên hợp đồng bao thanh toán giữa Ngân hàng Thương mại và khách hàng, đó là cơ sở pháp lý để xác định quyền lợi, nghĩa vụ các bên khi tiến hành thực hiện hoạt động bao thanh toán.
Do bao thanh toán cũng là một trong những hoạt động tín dụng của ngân hàng, vì vậy nó cũng tiềm ẩn những rủi ro đối với các bên. Chính vì thế cần phải có những quy định riêng của pháp luật để điều chỉnh hoạt động này như: Chủ thể khi tham gia vào
GVHD: Ngụy Ngọc Anh 66 SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng
hoạt động bao thanh toán phải có thỏa mãn những điều kiện mà pháp luật quy định để đảm bảo rằng khi tham gia vào hoạt động này các bên phải thật sự khách quan, đảm bảo quyền lợi cho nhau; vấn đề bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động bao thanh toán như thế nào; những khoản phải thu nào thì sẽ không được thực hiện bao thanh toán, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động bao thanh toán ra sao,… Chính nhờ những quy định của pháp luật mà hoạt động bao thanh toán đã diễn ra khá hiệu quả. Mặc dù các bên đã nổ lực tuân thủ những quy định của pháp luật để hạn chế thấp nhất những rủi ro trong quá trình thực hiện hoạt động bao thanh toán, nhưng trong quá trình tiến hành thực hiện hoạt động này vẫn còn những khó khăn như về lãi suất, cách xử lý tài sản bảo đảm, cũng như quyền và nghĩa vụ các bên tham gia vào hoạt động bao thanh toán. Những khó khăn, vướng mắc trên đã tạo ra sự mâu thuẫn, chồng chéo khiến cho quá trình thực hiện hoạt động bao thanh toán chưa đạt được hiệu quả tối đa của nó.
Người viết đã tìm hiểu về hoạt động bao thanh toán của Ngân hàng Thương mại cả về ưu điểm và những hạn chế của hoạt động này. Qua những kết quả tìm hiểu đó, người viết đã nhận ra được nguyên nhân đã kiềm hãm sự phát triển của hoạt động bao thanh toán. Các bên cần phải thỏa thuận minh bạch, cụ thể những quyền lợi, nghĩa vụ mà mình quan tâm trước khi tiến hành ký kết hợp đồng bao thanh toán, nếu như có những điều khoản mà các bên chưa thống nhất được thì cần phải đàm phán rõ ràng để đi đến sự thống nhất dựa trên những quy định của pháp luật. Bởi vì khi quyền lợi các bên được đảm bảo thì mới có thể tránh được những tranh chấp, rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động bao thanh toán. Chính vì thế, có thể thấy việc hoàn thiện pháp luật trong hoạt động bao thanh toán là vấn đề cần thiết để nâng cao chất lượng cho hoạt động tín dụng nói chung và bao thanh toán nói riêng, hơn nữa còn hạn chế được những rủi ro cho các hoạt động ngân hàng trong giai đoạn phát triển như hiện nay.
GVHD: Ngụy Ngọc Anh 67 SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ luật dân sự 2005. 2. Luật thương mại 2005.
3. Luật các công cụ chuyển nhượng 2005.
4. Luật doanh nghiệp 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009. 5. Luật các tổ chức tín dụng 2010.
6. Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010.
7. Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, được sử đổi, bổ sung bởi Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009.
8. Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối.
9. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012.
10.Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 về đăng ký giao dịch bảo đảm. 11.Nghị định số 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 141/2006/NĐ-CP về ban hành danh mục vốn pháp định của các tổ chức tín dụng.
12.Thông tư số 15/2009/TT-NHNN ngày 10/8/2009 quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với tổ chức tín dụng.
13.Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010.
GVHD: Ngụy Ngọc Anh 68 SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng
14.Thông tư số 42/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 quy định về việc cấp tín dụng hợp vốn của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
15.Thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 quy định về bảo lãnh ngân hàng.
16.Thông tư số 04/2013/TT-NHNN ngày 01/3/2013 quy định về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
Tài liệu khác
1. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, được sửa đổi bổ sung bởi Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005.
2. Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/9/2004 về ban hành Quy chế hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng, được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008.
3. Công văn 676/NHNN-CSTT ngày 28/6/2005 về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng.
Danh mục sách, báo, tạp chí
1. Lê Huỳnh Phương Chinh, Giáo trình luật ngân hàng, Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ.
2. Lê Thị Thu Thủy, Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng, Nxb. Tư pháp, 2006.
3. Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, tái bản lần thứ 2, Nxb. Thống kê, 2009.
4. Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, Hoàn thiện Luật Ngân hàng – Những đòi hỏi từ hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, 2007. 5. Võ Đình Toàn, Giáo trình luật ngân hàng Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân,
GVHD: Ngụy Ngọc Anh 69 SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng Danh mục trang thông tin điện tử
1. Doãn Phong, Vietnamnet, Bao thanh toán – Giải pháp tài chính hữu hiệu cho doanh nghiệp, http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/138298/bao-thanh-toan---giai-
phap-tai-chinh-huu-hieu-cho-dn.html [17/9/2013].
2. Factors Chain International, http://www.fci.nl/about-fci/statistics/total-factoring-
volume-by-country-last-7-years, [19/9/2013].
3. Huỳnh Thị Hương Thảo, Thông tin pháp luật dân sự, Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán trong hoạt động tài trợ thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam,
http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/11/21/1996/ [10/8/2013].
4. Nguyễn Thanh Tú, Thông tin pháp luật dân sự, Một số vấn đề pháp lý của hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng,
http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/02/08/93525/ [10/8/2013].
5. Nguyễn Thùy Trang, Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại,
http://www.vnbaorg.info/?option=com_content&view=article&id=1519&catid= 43&Itemid=90 [20/9/2013].
6. Nguyễn Thùy, Việt Báo, Bao thanh toán chưa phổ biến ở Việt Nam,
http://vietbao.vn/Kinh-te/Bao-thanh-toan-chua-pho-bien-o-Viet-
Nam/10943203/87/ [15/8/2013].
7. Thanh Hương, Hà Nội mới, Điểm lại các vấn đề ngân hàng nổi bật năm 2012,
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Kinh-te/571245/diem-lai-cac-van-de-ngan-
hang-noi-bat-nam-2012, [12/10/2013].
8. Vietcombank, Bao thanh toán,
http://www.vietcombank.com.vn/Corp/TradeFinance/DeliverySponsorA.aspx
GVHD: Ngụy Ngọc Anh 70 SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng
9. Yên Lam, Sài gòn đầu tư tài chính, Ứng vốn linh hoạt từ bao thanh toán,
http://www.saigondautu.com.vn/Pages/20130729/Ung-von-linh-hoat-tu-bao- thanh-toan.aspx, [15/9/2013].
PHỤ LỤC 1
YÊU CẦU CUNG CẤP DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN Kính gửi: Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh…
Chúng tôi hiện đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ bao thanh toán của Quý Ngân hàng. Để tiện cho Quý Ngân hàng đưa ra quyết định về việc cung cấp dịch vụ cho chúng tôi, chúng tôi xin cung cấp những thông tin sau:
I THÔNG TIN VỀ CÔNG TY VÀ NGÂN HÀNG BÊN CÔNG TY
1 Tên đăng ký kinh doanh 2 Địa chỉ đăng ký kinh doanh 3 Tên giao dịch
4 Địa chỉ giao dịch
5 Các hoạt động kinh doanh chính 6 Tổng doanh thu trong 12 tháng trước 7 Tổng doanh thu dự kiến trong 12
tháng tới
8 Số tài khoản tại Ngân hàng 9 Tên ngân hàng
10 Chi nhánh
II. THÔNG TIN VỀ BÊN MUA VÀ NGÂN HÀNG BÊN MUA
11 Tên đăng ký kinh doanh 12 Địa chỉ đăng ký kinh doanh 13 Tên giao dịch
14 Địa chỉ giao dịch
15 Số đăng ký kinh doanh/Mã số thuế 16 Người liên lạc (tên, địa chỉ, số điện
thoại) 17 Số tài khoản 18 Tại Ngân hàng 19 Chi nhánh
III. LỊCH SỬ GIAO DỊCH GIỮA HAI BÊN
20 Thời gian giao dịch giữa hai bên
GVHD: Ngụy Ngọc Anh 71 SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng
chưa?
22 Nếu có, phương thức giải quyết tranh chấp như thế nào?
IV. THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH BAO THANH TOÁN
23 Tên sản phẩm cần bao thanh toán
24 Sản phẩm có tính mùa vụ? Không
Có. Khi nào:…
25 Tiêu chuẩn chất lượng Không Có 26 Nếu có, phương thức kiểm tra chất
lượng sản phẩm như thế nào?
Do một cơ quan độc lập thực hiện
Có thỏa thuận kiểm tra chất lượng cụ thể
Phương thức kiểm tra khác
Đề nghị nộp một bản mô tả chi tiết sản phẩm, trong đó nêu rõ công dụng, đặc tính, đặc điểm cạnh tranh của sản phẩm và đính kèm catalogue chào hàng (nếu có).
27 Doanh thu ước tính tới nước người mua trong 12 tháng tới bằng phương thức trả chậm
28 Doanh thu ước tính tới nước người mua trong 12 tháng tới bằng phương thức khác
29 Doanh thu ước tính tới nước người mua trong 12 tháng tới
30 Số lượng hóa đơn dự kiến với bên mua trong 12 tháng tới
31 Số lượng phiếu ghi có (phiếu giảm