Quy định về các khoản phải thu không được baothanh toán

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thương mại (Trang 56)

5. Bố cục luận văn

2.4.5.Quy định về các khoản phải thu không được baothanh toán

Trong hoạt động bao thanh toán không phải tất cả các khoản phải thu đều được chấp nhận bao thanh toán. Vì vậy, tại Điều 19 Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN đã được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 quy định những khoản phải thu nhưng không được thực hiện bao thanh toán, đó là:

* Khoản thu phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hóa bị pháp luật cấm. Trong đó hàng hóa bị pháp luật cấm kinh doanh gồm: Vũ khí quân dụng, quân trang; các chất ma túy; các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại đến giáo dục thẩm mỹ, nhân cách; các loại pháo; đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm hoặc chưa được phép sử dụng tại Việt Nam; thực vật, động vật hoang dã (bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến) thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định và các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác và sử dụng; thủy sản cấm khai thác, thủy sản có dư lượng chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép, thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hiểm đến tính mạng của con người; các loại thuốc chữa bệnh cho người, các loại vắc xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm, hóa chất và chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng và y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam,…

* Khoản thu phát sinh từ các giao dịch, thỏa thuận bất hợp pháp. Quy định này được hiểu là những khoản thu phát sinh từ các giao dịch, thỏa thuận do bị đe dọa, hoặc vi phạm điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức xã hội,... thì được gọi là các giao dịch, thỏa thuận bất hợp pháp. Do đó, nếu như ngân hàng đứng ra bao thanh toán cho những khoản phải thu phát sinh từ các giao dịch, thỏa thuận bất hợp pháp thì có thể xem như ngân hàng đã tiếp tay cho những việc làm bất hợp pháp.

GVHD: Ngụy Ngọc Anh 51 SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng

Ví dụ: Bên bán và bên mua ký hợp đồng mua, bán xe mô tô hai bánh. Thay vì

thông số kỹ thuật thật sự của chiếc xe là trên 125cm3

nhưng hai bên thỏa thuận là ghi thông số kỹ thuật trong hợp đồng là 125cm3

để không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, vì vậy, khoản thu từ hợp đồng này là khoản thu phát sinh từ thỏa thuận bất hợp pháp, do đó không được thực hiện bao thanh toán.

* Khoản thu phát sinh từ các giao dịch, thỏa thuận đang có tranh chấp. Vì những khoản thu này đang trong quá trình tranh chấp, nên việc ngân hàng tiến hành bao thanh toán đối với khoản thu này sẽ gặp rủi ro, đồng thời có thể làm cho việc giải quyết tranh chấp giữa các bên sẽ thêm khó khăn hơn.

Ví dụ: Bên bán và bên mua ký kết hợp đồng mua, bán thủy sản đông lạnh, tuy

nhiên bên mua phát hiện ra một số lượng hàng không đảm bảo chất lượng, và yêu cầu bên bán phải bồi thường, nhưng bên bán lại không đồng ý đổi vì cho rằng nguyên nhân kém chất lượng là do mua không tuân thủ đúng những quy định về bảo quản hàng thủy sản đông lạnh. Thì khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng này chính là khoản thu phát sinh từ giao dịch đang có tranh chấp, vì vậy mà khoản thu trong những trường hợp tranh chấp thì không được bao thanh toán.

* Khoản thu phát sinh từ các hợp đồng bán hàng hóa dưới hình thức ký gửi. Bởi vì theo hợp đồng bán hàng hóa dưới hình thức ký gửi thì bên bán tạm thời gửi hàng hóa chỗ bên mua (bên mua trong trường hợp này là nhà phân phối trực tiếp sản phẩm do bên bán cung cấp cho người tiêu dùng), bên mua sẽ nhận tiền hoa hồng sau khi bán hàng hóa theo thỏa thuận với bên bán, và trong hợp đồng này các bên thường không có thỏa thuận rõ ràng về thời hạn thanh toán, do đó nếu thực hiện bao thanh toán đối với những khoản thu phát sinh từ hợp đồng bán hàng hóa dưới hình thức ký gửi sẽ gây khó khăn cho các bên về thời hạn thanh toán.

* Khoản thu phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng có thời hạn thanh toán còn lại dài hơn 180 ngày;

* Các khoản phải thu đã được gán nợ, hoặc cầm cố, thế chấp;

* Các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua, bán hàng hóa; * Các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực xây dựng; lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Bởi vì trong lĩnh vực xây dựng, mặc dù doanh nghiệp xây dựng đã hoàn thành nhiệm vụ của mình là xây dựng một công trình, nhưng

GVHD: Ngụy Ngọc Anh 52 SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng

họ không thể nhận ngay toàn bộ số tiền như hợp đồng đã thỏa thuận, mà chỉ nhận được một số tiền trong tổng số tiền hai bên đã thỏa thuận, và phải chờ đến khi công trình đó được nghiệm thu, nếu đạt chất lượng thì họ mới được nhận tiếp phần tiền còn lại. Do đó, khi thực hiện bao thanh toán đối với khoản phải thu phát sinh từ loại hợp đồng này sẽ gây khó khăn cho tổ chức tín dụng, cũng như vấn đề giải quyết mâu thuẫn các bên khi xảy ra tranh chấp.

* Hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thỏa thuận không được chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng. Pháp luật tôn trọng những thỏa thuận không bất hợp pháp của các bên, do đó, nếu trong hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà bên bán và bên mua đã thỏa thuận về việc không được chuyển giao quyền, nghĩa vụ thì bên bán không được đề nghị ngân hàng thực hiện bao thanh toán đối với khoản phải thu phát sinh từ những hợp đồng có thỏa thuận như thế.

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thương mại (Trang 56)