0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Quyền của bên mua hàng

Một phần của tài liệu QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 39 -39 )

5. Bố cục luận văn

2.1.3.1. Quyền của bên mua hàng

* Được thông báo về việc bao thanh toán. Hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được bên bán và bên mua ký kết với nhau, và trong hợp đồng này hai bên có thỏa thuận về việc thanh toán các khoản phải thu. Tuy nhiên, khi bên bán ký kết hợp đồng bao thanh toán với Ngân hàng Thương mại thì Ngân hàng Thương mại sẽ tiến hành thu khoản phải thu từ bên mua, do đó bên mua cần được biết về việc bên bán đã chuyển giao quyền đòi nợ cho Ngân hàng Thương mại.

GVHD: Ngụy Ngọc Anh

34

SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng

* Không thay đổi về quyền lợi và nghĩa vụ quy định tại hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, ngoại trừ bên nhận tiền thanh toán khoản phải thu. Việc điều chỉnh các điều khoản quy định tại hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ phải được bên mua hàng chấp thuận bằng văn bản. Quy định này cho thấy rằng mặc dù bên bán ký hợp đồng bao thanh toán với Ngân hàng Thương mại, thì quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua trong hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà bên bán và bên mua đã ký trước đó vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, thay vì theo hợp đồng mua, bán hàng hóa đã ký ban đầu giữa bên bán và bên mua thì bên bán sẽ nhận tiền thanh toán khoản phải thu, nhưng khi bên bán đã ký hợp đồng bao thanh toán với Ngân hàng Thương mại thì Ngân hàng Thương mại sẽ nhận tiền thanh toán khoản phải thu từ bên mua, và sự thay đổi này không làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của bên mua trong việc mua, bán hàng hóa. Vì vậy, việc điều chỉnh các điều khoản trong hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa bên bán và bên mua cần phải được bên mua đồng ý bằng văn bản thì việc điều chỉnh đó mới hợp lệ.

2.1.3.1. Nghĩa vụ của bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ

* Xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận được thông báo và cam kết thanh toán theo quy định. Theo đó, bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ gửi văn bản cho bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và Ngân hàng Thương mại toán xác nhận về việc đã nhận được thông báo và cam kết về việc thực hiện thanh toán cho Ngân hàng Thương mại. Trường hợp bên mua hàng không có văn bản cam kết thực hiện thanh toán cho Ngân hàng Thương mại thì việc tiếp tục thực hiện bao thanh toán giữa bên bán và Ngân hàng Thương mại sẽ do hai bên quyết định và tự chịu trách nhiệm khi có rủi ro phát sinh. Khi nhận được thông báo về hợp đồng bao thanh toán từ bên bán thì bên mua phải gửi văn bản xác nhận về việc đã nhận được thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên bán và Ngân hàng Thương mại. Hành động này của bên mua giúp cho bên bán và Ngân hàng Thương mại biết về sự chấp thuận hợp đồng bao thanh toán và có hay không cam kết sẽ thực hiện việc thanh toán khoản phải thu cho Ngân hàng Thương mại. Nếu trong trường hợp bên mua từ chối thanh toán phải có lý do xác đáng và phải thông báo bằng văn bản ngay cho bên bán hàng và đơn vị bao thanh toán.

* Thanh toán cho đơn vị bao thanh toán theo đúng các điều khoản quy định tại hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Như đã nói ở trên, việc ký kết hợp đồng bao thanh toán giữa bên bán và Ngân hàng Thương mại không làm ảnh hưởng

GVHD: Ngụy Ngọc Anh

35

SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng

đến quyền, nghĩa vụ của bên mua, vì thế, nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu của bên mua vẫn phải thực hiện, chỉ thay đổi phía bên nhận tiền thanh toán khoản phải thu đó là Ngân hàng Thương mại, thay vì là bên bán như lúc đầu.

* Không được đòi lại số tiền đã thanh toán cho đơn vị bao thanh toán trong trường hợp bên bán hàng không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, đầy đủ các điều khoản quy định tại hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp đơn vị bao thanh toán cố tình thanh toán khoản chi trả của bên mua hàng cho bên bán hàng sau khi đã được bên mua hàng thông báo về việc bên bán hàng có hành vi vi phạm hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Quy định này được hiểu rằng bên mua chỉ được đòi lại số tiền đã thanh toán cho Ngân hàng Thương mại trong trường hợp bên mua đã thông báo cho Ngân hàng Thương mại biết về việc bên bán có hành vi vi phạm hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Ngoài trường hợp này ra thì bên mua khi đã thanh toán khoản phải thu cho Ngân hàng Thương mại thì không được đòi lại số tiền đã thanh toán đó.

2.2. Hợp đồng bao thanh toán

2.2.1. Hình thức hợp đồng

Theo quy định tại Điều 401 Bộ luật dân sự 2005 thì: “Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo quy định đó”.

Tại Điều 21 Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN đã được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN, đã định nghĩa: “Hợp đồng bao thanh toán là văn bản thỏa thuận giữa đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ về việc mua lại các khoản phải thu phù hợp với các quy định của pháp luật. Hợp đồng bao thanh toán có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nếu các bên liên quan có thỏa thuận”. Như vậy, thấy rằng hợp đồng bao thanh toán cũng là một hình thức của hợp đồng dân sự và được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự nói chung và pháp luật ngân

GVHD: Ngụy Ngọc Anh

36

SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng

hàng nói riêng. Do đó, quy định về hình thức của hợp đồng dân sự tại Điều 401 cũng sẽ được áp dụng cho hợp đồng bao thanh toán.

Vì tính chất phức tạp, và quan trọng của quan hệ bao thanh toán nên bắt buộc hợp đồng bao thanh toán phải được lập thành văn bản. Nội dung và từ ngữ trong hợp đồng phải chính xác, rõ ràng, ngắn gọn, không gây nhiều cách hiểu và không sử dụng những từ ngữ mang tính chất ước lệ. Pháp luật quy định về hình thức hợp đồng như vậy để ngăn ngừa tranh chấp có thể xảy ra, hoặc nếu có xảy ra tranh chấp giữa các bên tham gia vào hoạt động bao thanh toán thì có chứng cứ chứng minh là hợp đồng bao thanh toán. Đồng thời, những quy định này còn để đảm bảo an toàn cho hoạt động của Ngân hàng Thương mại.

2.2.2. Nội dung hợp đồng

Hợp đồng thể hiện sự đồng thuận của các bên trong giao dịch bao thanh toán. Sự đồng thuận ở đây chính là khi tiến hành giao kết hợp đồng các bên tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, trung thực, tự do thỏa thuận những điều khoản trong hợp đồng nhưng không được trái với quy định của pháp luật, đạo đức xã hội. Dựa vào sự thỏa thuận của các bên, có thể thấy rằng hợp đồng bao thanh toán có đặc điểm của loại hợp đồng song vụ. Theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 406 Bộ luật dân sự: “Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau”. Vì vậy, trong loại hợp đồng này các bên vừa có quyền lợi vừa có nghĩa vụ đối với nhau, trong đó, quyền lợi của bên này sẽ tương ứng với nghĩa vụ của bên kia trong hợp đồng và ngược lại

Tuy nhiên, để hợp đồng bao thanh toán thể hiện chức năng của mình và có tính ràng buộc đối với các bên thì nội dung của hợp đồng còn phải đáp ứng đủ các điều khoản đã được quy định tại Điều 22 Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN, bao gồm:

Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax,…của các bên ký hợp đồng bao thanh toán; Giá trị các khoản phải thu được bao thanh toán, quyền và lợi ích liên quan đến khoản phải thu theo hợp đồng mua, bán hàng;

GVHD: Ngụy Ngọc Anh

37

SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng

Giá mua, bán khoản phải thu: Được xác định trên cơ sở giá trị khoản phải thu sau khi trừ đi lãi và phí bao thanh toán;

Số tiền ứng trước và phương thức bao thanh toán;

Thông báo về việc bao thanh toán cho bên mua hàng và các bên có liên quan;

Hình thức bảo đảm cho đơn vị bao thanh toán truy đòi lại số tiền đã ứng trước, giá trị tài sản làm bảo đảm;

Thời hạn hiệu lực của hợp đồng bao thanh toán; Quyền và nghĩa vụ của các bên;

Phương thức chuyển giao hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, chứng từ bán hàng, quyền, lợi ích và các giấy tờ liên quan đến khoản phải thu được bao thanh toán;

Quy định về việc truy đòi của đơn vị bao thanh toán; Giải quyết tranh chấp phát sinh;

Các thỏa thuận khác.

Như vậy, có thể thấy được các điều khoản trong hợp đồng bao thanh toán là kết quả của sự đồng thuận ý chí của các bên, do các bên soạn thảo dựa trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng, các bên cùng có lợi. Trên thực tế, trong các giao dịch với tổ chức tín dụng nói chung, và Ngân hàng Thương mại nói riêng thì phần lớn các hợp đồng đều do tổ chức tín dụng soạn sẵn, hợp đồng bao thanh toán cũng như vậy. Tuy nhiên nếu khách hàng không đồng ý với các điều khoản mà tổ chức tín dụng đã soạn thì hai bên vẫn có thể thỏa thuận để đi đến sự đồng thuận giữa các bên giao kết hợp đồng. Những nội dung thỏa thuận của các bên dù là tự nguyện nhưng không được trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.

2.3. Quy định của pháp luật về quy trình thực hiện hoạt động bao thanh toán

Hoạt động bao thanh toán là một trong những hoạt động của Ngân hàng Thương mại, lợi nhuận từ hoạt động này cũng góp phần cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Tuy nhiên, để hoạt động này được diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả tối đa thì cần phải thực hiện theo đúng với trình tự mà pháp luật đã quy định. Tại Điều 13 Quy chế

GVHD: Ngụy Ngọc Anh

38

SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng

hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN đã được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ- NHNN có quy định về quy trình thực hiện hoạt động bao thanh toán gồm các bước chính như sau:

* Bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đề nghị đơn vị bao thanh toán thực hiện bao thanh toán các khoản phải thu. Đề nghị đơn vị bao thanh toán thực hiện bao thanh toán các khoản phải thu là hành vi pháp lý của bên bán hàng muốn bày tỏ ý chí giao kết hợp đồng bao thanh toán với Ngân hàng Thương mại, hay nói cách khác thì hành vi này của bên bán hàng được xem là một đề nghị giao kết hợp đồng. Thông thường, nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng bao thanh toán phải thể hiện một cách rõ ràng, đầy đủ khía cạnh pháp lý và kinh tế của các khoản phải thu, cũng như tư cách pháp lý của các bên trong giao dịch mua, bán hàng hóa. Bên bán theo quy định hiện hành là chỉ có các tổ chức kinh tế Việt Nam và tổ chức kinh tế nước ngoài cung ứng hàng hóa và được thụ hưởng các khoản phải thu mới có thể trở thành bên được bao thanh toán. Chính vì thế bên bán hàng cần phải thể hiện rõ ý định và căn cứ của sự đề nghị thông qua: Giấy đề nghị bao thanh toán (theo mẫu của Ngân hàng Thương mại), hồ sơ pháp lý của của bên bán hàng, hồ sơ về tài chính của bên bán hàng, hồ sơ về khoản thu đề nghị bao thanh toán (bao gồm: Hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng,…), hồ sơ về tài sản bảo đảm (nếu có), và các tài liệu khác nếu bên ngân hàng yêu cầu.

* Đơn vị bao thanh toán thực hiện phân tích các khoản phải thu, tình hình hoạt động và khả năng tài chính của bên bán hàng và bên mua hàng. Ngân hàng Thương mại xem xét đề nghị bao thanh toán. Do bao thanh toán là hoạt động cấp tín dụng, ẩn chứa nhiều rủi ro nên Ngân hàng Thương mại phải thực hiện phân tích các khoản phải thu, tình hình hoạt động, khả năng tài chính của bên bán hàng và bên mua hàng15. Việc làm này giúp Ngân hàng Thương mại tìm hiểu được nguồn gốc của các khoản phải thu có hợp pháp hay không, đồng thời còn dự liệu được khả năng thu hồi nợ của mình sau khi tiến hành ứng tiền trước cho bên bán hàng. Nếu khả năng thu hồi nợ cao thì Ngân hàng Thương mại sẽ tiến hành giao kết hợp đồng bao thanh toán với bên bán, và nếu khả năng thu hồi nợ không cao thì Ngân hàng Thương mại sẽ không tiến hành việc giao kết hợp đồng bao thanh toán với bên bán hàng để tránh rủi ro về sau. Việc phân

15

GVHD: Ngụy Ngọc Anh

39

SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng

tích các khoản phải thu, tình hình hoạt động, khả năng tài chính của bên bán hàng và bên mua hàng có thể được xem là khâu quan trọng, và cần thiết đối với Ngân hàng Thương mại, bởi đây là quá trình xem xét, phân tích, đánh giá các thông tin đã thu thập được từ bên bán hàng.

* Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thỏa thuận và ký kết hợp đồng bao thanh toán. Sau khi chấp nhận đề nghị bao thanh toán của khách hàng thì đây là thời điểm các bên tiến hành thảo thuận các điều khoản trong hợp đồng. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005, thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản, và hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, nếu các bên không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Tuy nhiên, trên thực tế, các Ngân hàng Thương mại có xu hướng thiết kế sẵn một mẫu hợp đồng bao thanh toán với các điều khoản, khách hàng đến giao dịch chỉ xem xét các điều khoản đó và chấp nhận bằng cách ký tên vào hợp đồng đã được soạn sẵn.

* Bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ gửi văn bản thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ và các bên liên quan, trong đó nêu rõ việc bên bán hàng chuyển giao quyền đòi nợ cho đơn vị bao thanh toán và hướng dẫn bên mua hàng thanh toán cho đơn vị bao thanh toán. Bởi vì bên mua có ký kết vào hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ với bên bán hàng, do đó, khi có thay đổi vấn đề gì trong hợp đồng thì bên mua cần phải được thông báo về sự thay đổi đó. Cụ thể trong trường hợp này là khi bên bán ký hợp đồng bao thanh toán với Ngân hàng Thương mại, thì Ngân hàng Thương mại sẽ tiến hành đòi nợ từ bên mua, chính vì vậy mà bên mua cần thiết được biết mình sẽ phải thanh toán tiền cho ai, và nếu bên mua đồng ý thì hợp đồng bao thanh toán mới được thực hiện. Đặc biệt về nội dung thông báo này tối thiểu phải đề cập tới hai vấn đề là: Thông báo rõ ràng về việc chuyển giao quyền đòi nợ cho bên bao thanh toán, và hướng dẫn bên mua hàng thủ tục thanh toán cho bên bao thanh toán.

* Bên mua hàng gửi văn bản cho bên bán hàng và đơn vị bao thanh toán xác

Một phần của tài liệu QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 39 -39 )

×