Gia hạn thanh toán và chuyển nợ quá hạn trong hoạt động baothanh

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thương mại (Trang 55)

5. Bố cục luận văn

2.4.4. Gia hạn thanh toán và chuyển nợ quá hạn trong hoạt động baothanh

Vấn đề về gia hạn thanh toán và chuyển nợ quá hạn trong hoạt động bao thanh toán chỉ được quy định chung chung tại Điều 17 của Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN như sau: “Các quy định về gia hạn thanh toán và chuyển nợ quá hạn trong bao thanh toán được thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước”. Do đó, để giúp các tổ chức tín dụng thuận tiện hơn trong vấn đề gia hạn thanh toán, và chuyển nợ quá hạn trong hoạt động này, Ngân hàng Nhà nước đã ra Công văn số 676/NHNN-CSTT ngày 28/6/2005 nhằm hướng dẫn các tổ chức tín dụng về vấn đề gia hạn thanh toán và chuyển nợ quá hạn.

Các tổ chức tín dụng thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn thanh toán đối với các hợp đồng bao thanh toán theo 02 phương thức đó là điều chỉnh kỳ hạn thanh toán và gia hạn thanh toán. Theo đó:

Điều chỉnh kỳ hạn thanh toán là việc tổ chức tín dụng chấp thuận thay đổi kỳ hạn trả nợ trong phạm vi thời hạn thanh toán đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng bao thanh toán, mà kỳ hạn trả nợ cuối cùng không thay đổi.

Gia hạn thanh toán là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ tiền bao thanh toán vượt quá thời hạn thanh toán đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng bao thanh toán.

Từ quy định về cơ cấu lại thời hạn thanh toán đối với hợp đồng bao thanh toán nêu trên, có thể hiểu rằng, điều chỉnh kỳ hạn thanh toán là thỏa thuận giữa Ngân hàng Thương mại và bên bán hàng về kỳ hạn trả nợ là từ thời hạn thanh toán đã thỏa thuận trở về trước, tức là có thể trả nợ trước thời hạn đã thỏa thuận. Trong khi đó, gia hạn thanh toán được hiểu là thỏa thuận về việc kéo dài thời hạn thanh toán so với thỏa thuận ban đầu trong hợp đồng bao thanh toán.

GVHD: Ngụy Ngọc Anh 50 SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng

Bên cạnh đó, trong trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn đã thỏa thuận trong các hợp đồng bao thanh toán, và Ngân hàng Thương mại đánh giá là không có khả năng trả nợ đúng hạn trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn trả nợ, không chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn thanh toán, thì số dư nợ gốc của hợp đồng bao thanh toán đó là nợ quá hạn. Vì vậy, chuyển nợ quá hạn được hiểu đơn giản là Ngân hàng Thương mại chuyển số nợ của hợp đồng bao thanh toán thành nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thương mại (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)