5. Bố cục luận văn
2.4.6. Quy định về an toàn trong hoạt động baothanh toán
Tổ chức tín dụng khi tiến hành hoạt động bao thanh toán cần phải tuân thủ những quy định về an toàn theo luật định. Hoạt động bao thanh toán phải đảm bảo các quy định về an toàn tại Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. Theo quy định tại Điều 130 Luật các tổ chức tín dụng có quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn là:
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì các tỷ lệ đảm bảo an toàn sau đây:
Tỷ lệ khả năng chi trả;
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% hoặc tỷ lệ cao hơn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;
Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn;
Trạng thái ngoại tệ, vàng tối đa so với vốn tự có; Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi.;
Các tỷ lệ tiền gửi trung, dài hạn so với tổng dư nợ cho vay trung, dài hạn. Trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đạt hoặc có khả năng không đạt tỷ lệ an toàn tối thiểu theo quy định tại điểm b khoản 1
GVHD: Ngụy Ngọc Anh 53 SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng
Điều này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước giải pháp, kế hoạch khắc phục để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định. Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định tại Điều 149 của Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả việc hạn chế phạm vi hoạt động, xử lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm bảo đảm để tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN thì tổng số dư bao thanh toán cho một khách hàng là không được vượt quá 15% vốn tự có của đơn vị bao thanh toán. Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổng số dư bao thanh toán cho một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài. Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 128 Luật các tổ chức tín dụng lại quy định tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng Thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của Ngân hàng Thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô. Cấp tín dụng được hiểu là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu,… trong đó có nghiệp vụ bao thanh toán. Vì vậy, tại khoản 1 Điều 128 Luật các tổ chức tín dụng quy định về giới hạn cấp tín dụng là quy định chung cho tất cả những hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng nói chung và Ngân hàng Thương mại nói riêng. Thêm nữa, theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, ngoài một khách hàng được cấp tín dụng thì còn có người liên quan, cho nên giới hạn cấp tín dụng trong trường hợp này là 25%. Riêng đối với Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN điều chỉnh riêng cho hoạt động bao thanh toán. Có thể thấy rằng, bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng ngắn hạn, và đặc thù trong hoạt động bao thanh toán là thông thường các bên tham gia gồm bên bao thanh toán (Ngân hàng Thương mại), bên bán hàng và bên mua hàng. Trong đó nhu cầu bao thanh toán thường xuất phát từ bên bán hàng, mà không có sự xuất hiện người liên quan như quy định trong Luật các tổ chức tín dụng, do đó, tổng số dư bao thanh toán cho một khách hàng là không vượt quá 15%. Vì vậy, tuy là Luật các tổ chức tín dụng quy định tỷ lệ về tổng mức dự nợ cấp tín dụng là 15%
GVHD: Ngụy Ngọc Anh 54 SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng
đối với một khách hàng; 25% đối với một khách hàng và người liên quan, còn trong Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN thì chỉ quy định tổng số dư bao thanh toán đối với một khách hàng là 15%, mới xem qua thì thấy có sự mâu thuẫn giữa các quy định nhưng xét kỹ lại thì quy định trong Luật và trong Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN có thể nhận thấy rằng không có sự mâu thuẫn. Cụ thể là vì bao thanh toán là một trong những hình thức cấp tín dụng của ngân hàng, do đó Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN để điều chỉnh một hình thức cấp tín dụng cụ thể, và với những đặc thù riêng của hoạt động bao thanh toán, nên Quy chế hoạt động bao thanh toán quy định về tổng số dư bao thanh toán cho một khách hàng là không vượt quá 15% vốn tự có của đơn vị bao thanh toán không có sự mâu thuẫn so với quy định tại khoản 1 Điều 128 Luật các tổ chức tín dụng.
Trường hợp nhu cầu bao thanh toán của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của một đơn vị bao thanh toán thì các đơn vị bao thanh toán được thực hiện đồng bao thanh toán cho các khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Tổng số dư bao thanh toán không được vượt quá vốn tự có của đơn vị bao thanh toán.
Tóm lại trong chương 2 người viết đã phân tích những quy định của pháp luật về hoạt động bao thanh toán để hiểu rõ hơn về loại hình hoạt động tín dụng mới này. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu, phân tích những quy định hiện hành, người viết đã nhận ra được một số vấn đề bất cập trong chính những quy định về hoạt động bao thanh toán nên được điều chỉnh để phù hợp hơn với tình hình kinh tế đang phát triển như hiện nay. Một phần nhằm bảo vệ những quyền lợi cho những chủ thể khi tham gia vào hoạt động bao thanh toán, một phần còn giúp cho họ nhận ra được những nghĩa vụ mà mình phải thực hiện khi tham gia vào hoạt động nay. Bên cạnh đó, những quy định hoàn thiện hơn về hoạt động bao thanh toán cũng giúp cho việc quản lý quá trình thực hiện hoạt động này tốt hơn. Những bất cập, và kiến nghị để hoàn thiện những quy định về hoạt động bao thanh toán sẽ được trình bày ở chương 3.
CHƢƠNG 3
GVHD: Ngụy Ngọc Anh 55 SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng
HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
Ở chương 2 người viết đã phân tích những quy định của pháp luật về hoạt động bao thanh toán. Từ đó nhận ra một số điểm bất cập từ những quy định của pháp luật hiện hành đối với hoạt động bao thanh toán ở nước ta hiện nay. Trong chương 3, người viết nêu lên thực trạng về hoạt động bao thanh toán tại các Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam, đồng thời chỉ ra những bất cập cơ bản mà các bên phải đối mặt khi tiến hành thực hiện hoạt động bao thanh toán và đưa ra những giải pháp khắc phục nhằm giúp cho việc thực hiện hoạt động này được thuận tiện hơn.