Quy định về lãi suất chưa rõ ràng

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thương mại (Trang 63)

5. Bố cục luận văn

3.1.2.1. Quy định về lãi suất chưa rõ ràng

Như chúng ta đã biết, Ngân hàng Thương mại khi tiến hành hoạt động kinh doanh đều với mong muốn là tìm kiếm lợi nhuận từ các hoạt động tín dụng mà mình cung cấp cho khách hàng. Vì vậy, lãi suất thu được từ những hoạt động tín dụng chính là lợi nhuận của các ngân hàng. Tuy nhiên, theo những quy định của pháp luật hiện hành thì quy định về mức lãi suất của hoạt động bao thanh toàn còn khá sơ sài. Theo khoản 1 Điều 15 Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004QĐ-NHNN quy định: “Lãi được tính trên số vốn mà đơn vị bao thanh toán ứng trước cho bên bán hàng phù hợp với lãi suất thị trường”. Tuy nhiên, lãi suất thị trường của từng ngân hàng là khác nhau, mỗi ngân hàng đều có những quy định về lãi suất chênh lệch nhau để thu hút khách hàng. Bởi vì trên thực tế khi tiến hành giao dịch bao thanh toán thì nhiều khách hàng với nhiều giá trị khoản phải thu khác nhau. Do đó, nếu chỉ quy định là phù hợp với lãi suất thị trường thì quy định này gây ra sự lúng túng cho ngân hàng khi phải lựa chọn mức lãi suất sao cho phù hợp với từng khoản phải thu. Hiện tại trên thực tế, đối với các hoạt động tín dụng khác của ngân hàng như: Cho vay, chiết khấu, bảo lãnh ngân hàng… đều có quy định về lãi suất cụ thể, nhưng riêng đối với hoạt động bao thanh toán lại chưa có quy định cụ thể về lãi suất.

3.1.2.2. Quy định về bảo đảm trong bao thanh toán còn chung chung

Như đã nói ở trên, do pháp luật về hoạt động bao thanh toán chưa có quy định chi tiết về các biện pháp bảo đảm, nên việc áp dụng các biện pháp bảo đảm được thực hiện theo quy định chung về bảo đảm trong Bộ luật dân sự 2005. Ngoài ra, còn có một số văn bản hướng dẫn cụ thể việc áp dụng bảo đảm trong lĩnh vực ngân hàng, nổi bật là hoạt động cho vay, vì thế, vấn đề bảo đảm trong hoạt động bao thanh toán cũng được áp dụng tương tự như hoạt động cho vay của ngân hàng. Cụ thể như các văn bản sau: Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/20006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, Nghị định số 83/2010/NĐ-CP về trình tự, thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp

GVHD: Ngụy Ngọc Anh 58 SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng

pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật; Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến việc bảo đảm.

Đối với trường hợp không thu được nợ từ bên mua và bên bán cũng không thanh toán được khoản tiền đã được ứng trước, thì ngân hàng sẽ xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Tài sản bảo đảm sẽ được xử lý theo phương thức mà các bên đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng bao thanh toán. Trong trường hợp các bên không có thảo thuận hoặc thỏa thuận không được thì ngân hàng sẽ bán đấu giá tài sản đó để thu hồi nợ. Như chúng ta đã biết, quy định về tài sản bảo đảm là rất quan trọng đối với các ngân hàng, điều này đồng nghĩa với việc nó sẽ bảo vệ ngân hàng trước những rủi ro khi tiến hành các giao dịch có liên quan trực tiếp đến tiền. Tuy nhiên, trong thực tế, khi áp dụng những quy định về bảo đảm, các bên vẫn phải đối mặt với những bất cập, làm ảnh hưởng đến quyền lợi các bên khi tham gia vào hợp đồng bao thanh toán, đồng thời chính những bất cập này đôi khi khiến cho các bên dẫn đến mâu thuẫn.

Điển hình như quy định về việc xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất trong Bộ luật dân sự 2005 và Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm đã không đồng nhất với nhau về cách xử lý tài sản. Cụ thể là tại Điều 721 Bộ luật dân sự quy định: “Khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp quyền sử dụng đất mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì quyền sử dụng đất đã thế chấp được xử lý theo thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận hoặc không xử lý được theo thỏa thuận thì bên nhận thế chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án”. Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 68 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định: “Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì các tài sản này được bán đấu giá”. Như vậy, cùng quy định về vấn đề xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì theo Bộ luật dân sự thì bên nhận thế chấp sẽ khởi kiện tại Tòa án, nhưng theo Nghị định 163/2006/NĐ-CP thì tài sản bảo đảm sẽ được bán đấu giá. Từ đó thấy rằng, cùng một vấn đề nhưng đã có sự không thống nhất trong quy định về cách giải quyết thì trên thực tế áp dụng sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng.

Ngoài ra, với tình hình kinh tế ngày càng phát triển, thì tài sản cũng rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên danh mục tài sản bảo đảm như hiện tại vẫn còn hạn chế, chủ yếu chỉ tập trung vào các loại giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm, nhà ở, quyền sử dụng đất,

GVHD: Ngụy Ngọc Anh 59 SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng

phương tiện vận tải. Việc thế chấp máy móc, thiết bị chỉ được các ngân hàng áp dụng đối với những khách hàng có mối quan hệ lâu năm. Điều này đã khiến cho các đơn vị sản xuất có máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản gặp khó khăn khi tiến hành tham gia giao kết hợp đồng bao thanh toán. Các đơn vị này chủ yếu tham gia hoạt động bao thanh toán với những hình thức bảo đảm như cầm cố giấy tờ có giá hoặc thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở của họ, trong khi những máy móc, thiết bị cũng có giá trị lớn nhưng lại ít được chấp nhận làm tài sản bảo đảm do khó khăn trong việc xác định giấy tờ sở hữu.

Bên cạnh đó việc xác định giá trị tài sản bảo đảm trong hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung và hoạt động bao thanh toán nói riêng còn mang tính chủ quan. Trên thực tế việc xác định giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng đều do tổ thẩm định tín dụng của các ngân hàng thực hiện mà không có sự tham gia của các cơ quan chuyên môn. Các thông tin để làm căn cứ thẩm định khách hàng, tài sản bảo đảm còn hạn chế, thiếu tính trung thực, khách quan, điều này khiến cho các ngân hàng gặp không ít khó khăn trong việc phân tích tình hình tài chính, tài sản bảo đảm cũng như tính khả thi đối với khoản nợ phải thu từ bên mua.

3.1.2.3. Quyền và nghĩa vụ các bên chưa được bảo đảm

Hợp đồng bao thanh toán là văn bản ký kết giữa ngân hàng và khách hàng được bao thanh toán (bên bán háng), trong đó đương nhiên không thể thiếu những thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào giao dịch bao thanh toán. Đồng thời, hợp đồng còn là cơ sở để giải quyết tranh chấp nếu có xảy ra giữa các bên trong quá trình thực hiện hoạt động này. Quyền và nghĩa vụ bao giờ cũng đối xứng nhau, nghĩa vụ càng nhiều thì quyền lợi cũng nhiều và ngược lại. Tuy nhiên, trên thực tế khi tiến hành bất kì giao dịch nào với khách hàng, ngân hàng cũng có sẵn mẫu của hợp đồng cho một giao dịch cụ thể, khách hàng khi giao dịch đa phần đều đồng ý với những điều khoản mà ngân hàng đã soạn sẵn và chính điều này đã dẫn đến tranh chấp giữa các bên về sau. Chẳng hạn, khi muốn được ngân hàng thực hiện bao thanh toán, bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ phải cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực thông tin, tài liệu cho ngân hàng thì mới được bao thanh toán. Trong khi đó không có một điều khoản nào quy định ngân hàng phải có nghĩa vụ giữ bí mật đối với những thông tin mà khách hàng đã cung cấp và không có biện pháp xử lý nào đối với

GVHD: Ngụy Ngọc Anh 60 SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng

trường hợp những thông tin của khách hàng cung cấp (có thể là bí mật kinh doanh) bị lộ.

Bên cạnh đó, để hoàn thành một giao dịch bao thanh toán thì còn có sự tham gia của bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, những quy định về nghĩa vụ của bên mua còn chưa được cụ thể, điển hình là theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN đã được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ- NHNN: “Trường hợp từ chối thanh toán phải có lý do xác đáng và phải thông báo bằng văn bản ngay cho bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đơn vị bao thanh toán”. Như vậy, theo quy định này thì bên mua nếu từ chối thanh toán cho ngân hàng thì phải có lý do xác đáng, nhưng lý do như thế nào thì sẽ được xem là xác đáng? Nếu trường hợp theo bên mua, lý do họ đưa ra là xác đáng, nhưng đối với bên bán và ngân hàng thì lại không được chấp nhận, như vậy thì quyền lợi của bên mua coi như đã không được đảm bảo.

Thêm nữa, theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 25 Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN đã được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN quy định: “Bên mua không được đòi lại số tiền đã thanh toán cho đơn vị bao thanh toán trong trường hợp bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, đầy đủ các điều khoản quy định tại hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp đơn vị bao thanh toán cố tình thanh toán khoản phải chi trả của bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ cho bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ sau khi đã được bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ thông báo về việc bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có hành vi vi phạm hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ”. Trong quy định này, bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ chỉ có thể đòi lại số tiền đã thanh toán cho ngân hàng nếu như đã được bên mua thông báo về việc bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đã có hành vi vi phạm hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Ngoài trường hợp này thì bên mua sẽ không được đòi lại số tiền đã thanh toán cho ngân hàng. Chẳng hạn trong trường hợp bên mua hàng sau khi đã thanh toán tiền cho ngân hàng mới phát hiện một số hàng hóa không đủ chất lượng, thì lúc này bên mua cũng không được đòi lại số tiền mà mình đã thanh toán cho ngân hàng. Như vậy, với quy định này đã khiến cho bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ trở nên thiệt thòi nếu

GVHD: Ngụy Ngọc Anh 61 SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng

gặp phải trường hợp như trên. Do bất cập trong quy định này cũng khiến cho bên mua e dè khi gửi văn bản xác nhận về việc đã nhận được thông báo về hợp đồng bao thanh toán và cam kết thanh toán cho ngân hàng.

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bao thanh toán

3.2.1. Về lãi suất

Khi tiến hành một giao dịch, ngân hàng đều mong muốn hướng đến lợi nhuận sẽ thu được từ giao dịch đó. Tuy nhiên, với những quy định hiện nay về hoạt động bao thanh toán thì quy định về lãi suất cho hoạt động này vẫn còn khá rộng. Do đó, người viết nghĩ pháp luật nên có thêm quy định cụ thể về lãi suất cho hoạt động bao thanh toán. Bởi vì, nếu quy định pháp luật chưa rõ ràng, cụ thể, sẽ dẫn đến tình trạng ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất cao, và điều này sẽ gây bất lợi cho khách hàng. Hoặc trường hợp khách hàng sẽ chọn mức lãi suất thấp nhất để được lợi cho mình, từ đó sẽ khiến cho hoạt động bao thanh toán ngày càng bị thu hẹp mà không phát huy được hết những ưu điểm của nó. Quy định cụ thể hơn về lãi suất vừa giúp cho các bên dễ dàng khi tiến hành giao dịch, và còn giúp cho việc quản lý lãi suất trong hoạt động bao thanh toán được dễ dàng hơn. Vì các hình thức cấp tín dụng về bản chất có điểm giống nhau cơ bản là ngân hàng cấp một khoản tiền cho khách hàng khi khách hàng có nhu cầu, và hoạt động bao thanh toán cũng là một hình thức cấp tín dụng, do đó có thể dựa vào quy định về lãi suất cho vay mà quy định lãi suất đối với hoạt động bao thanh toán.

Khoản 1 Điều 476 Bộ luật dân sự quy định: “Lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại vay tương ứng”. Từ quy định này có thể quy định về lãi suất trần của hoạt động bao thanh toán có thể khác hơn 150% để đảm bảo được hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đồng thời có thể bảo vệ khách hàng khi tham gia vào hoạt động bao thanh toán. Bởi vì bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng ngắn hạn, và giá trị các khoản phải thu cũng có nhiều giá trị khác nhau, do đó nếu chỉ để mức lãi suất trần là không vượt quá 150% thì quy định này bảo vệ được cho khách hàng, nhưng khi gặp những khoản phải thu giá trị lớn mà lãi suất cao nhất chỉ có thể là 150% thì ngân hàng

GVHD: Ngụy Ngọc Anh 62 SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng

sẽ bị thiệt thòi về lợi nhuận. Do đó nên có quy định về lãi suất của hoạt động bao thanh toán để ngân hàng và khách hàng thuận lợi hơn khi tiến hành giao dịch này.

3.2.2. Về bảo đảm trong bao thanh toán

Để hoạt động bao thanh toán của các Ngân hàng Thương mại được thực hiện một cách hiệu quả, và tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện việc kinh doanh của mình đạt hiệu quả một cách cao nhất thì đòi hỏi phải có những quy định về biện pháp bảo đảm trong hoạt động bao thanh toán sao cho phù hợp với điều kiện thực tế, cũng như phù hợp những quy định của quốc tế trong thời kỳ hội nhập kinh tế như hiện nay. Vấn đề bảo đảm trong các hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động bao thanh toán nói riêng của ngân hàng là một vấn đề quan trọng, vì nó giúp cho ngân hàng tránh được những rủi ro về tiền trong quá trình hoạt động, do đó thiết nghĩ nên trao quyền chủ động về việc xử lý những tài sản bảo đảm cho ngân hàng. Tuy nhiên trên thực tế đã bộc lộ một số điểm bất cập, vướng mắc của pháp luật về vấn đề bảo đảm trong hoạt động bao thanh toán. Từ những bất cập đó, hoàn thiện pháp luật về bảo đảm trong hoạt động bao thanh toán nên tập trung vào những giải pháp sau:

Thứ nhất, cần sửa đổi, bổ sung những quy định có liên quan đến vấn đề xử lý tài

sản bảo đảm để tạo tính nhất quán giữa các văn bản, tránh sự chồng chéo giữa các quy định của pháp luật trong cùng một vấn đề đó là xử lý tài sản bảo đảm. Bởi vì xử lý tài sản bảo đảm là việc cần thiết ngân hàng phải làm, khi khách hàng không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ của mình. Chính vì vậy, nếu như các văn

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thương mại (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)