Bên bán hàng

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thương mại (Trang 37)

5. Bố cục luận văn

2.1.2.Bên bán hàng

Bên bán hàng là bên được bao thanh toán, có các khoản phải thu phát sinh và đã được thỏa thuận theo hợp đồng mua, bán hàng hóa với bên mua. Theo quy định hiện hành về tư cách pháp lý của bên được bao thanh toán tại điểm 2.2 khoản 2 Điều 1 Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng, ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN là: “Khách hàng được tổ chức tín dụng bao thanh toán là các tổ chức kinh tế Việt Nam và nước ngoài cung ứng hàng hoá và được thụ hưởng các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá theo thoả thuận giữa bên bán hàng và bên mua hàng tại hợp đồng mua, bán hàng (sau đây được viết tắt là bên bán hàng)”. Bên cạnh đó tại khoản 1 Điều 6 Luật thương mại 2005 cũng quy định: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”. Thêm nữa tại khoản 1 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005 quy định: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Từ các định nghĩa này, có thể nhận thấy rằng bên được bao thanh toán sẽ là tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp như: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh; và các tổ chức kinh tế thành lập theo Luật đầu tư như: Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm,… có các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Tóm lại, theo quy định hiện hành thì đối tượng được bao thanh toán là rất rộng, tuy nhiên, để được ngân hàng tiến hành hoạt động bao thanh toán thì phải tồn tại khoản phải thu, và khoản phải thu này phải xuất phát từ hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Do đó ý nghĩa của quy định này nhằm xác định tính chất thương mại của các khoản phải thu là đối tượng của hoạt động bao thanh toán14

. 2.1.2.1. Quyền của bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

GVHD: Ngụy Ngọc Anh 32 SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng

Sau khi ký hợp đồng bao thanh toán thì bên bán hàng có quyền duy nhất đó là nhận tiền thanh toán của đơn vị bao thanh toán theo giá mua, bán khoản phải thu đã thỏa thuận trong hợp đồng bao thanh toán. Tuy nhiên trên thực tế, bên được bao thanh toán sẽ không được nhận 100% giá trị của khoản phải thu ngay một lần, mà Ngân hàng Thương mại chỉ ứng trước cho bên được bao thanh toán một số tiền nhất định, cho đến khi nhận được tiền thanh toán từ bên mua thì Ngân hàng Thương mại sẽ thanh toán phần tiền còn lại cho bên bán sau khi đã trừ đi lãi, phí và khoản tiền mà bên bán hàng đã được ứng trước.

Ví dụ: Khi bên bán ký hợp đồng bao thanh toán với Ngân hàng Á Châu (đã được bên mua chấp nhận) thì ngân hàng sẽ ứng trước cho bên bán hàng 80% giá trị khoản phải thu. Sau đó, ngân hàng sẽ thu tiền từ bên mua khi các khoản thu đến hạn. Khi nhận được tiền từ bên mua hàng, ngân hàng sẽ chuyển số tiền còn lại vào tài khoản của bên bán.

2.1.2.2. Nghĩa vụ của bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

Bên cạnh quyền được nhận tiền từ Ngân hàng Thương mại thì bên bán hàng còn phải thực hiện đúng các quy định về nghĩa vụ của mình như:

* Cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực thông tin, tài liệu và báo cáo theo yêu cầu của đơn vị bao thanh toán. Để nhận được tiền từ Ngân hàng Thương mại thì đầu tiên bên bán hàng phải thực hiện đúng nghĩa vụ này, bởi vì Ngân hàng Thương mại cần phải kiểm tra tính chính xác, và trung thực của đối tượng mà mình sắp phải chuyển giao tiền cho họ.

* Thông báo cho bên mua hàng và các bên liên quan theo quy định. Theo đó, bên bán hàng gửi văn bản thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên mua hàng và các bên liên quan, trong đó nêu rõ việc bên bán hàng chuyển giao quyền đòi nợ cho đơn vị bao thanh toán và hướng dẫn bên mua hàng thanh toán cho đơn vị bao thanh toán. Bởi vì khi bên bán ký hợp đồng bao thanh toán với Ngân hàng Thương mại, thì Ngân hàng Thương mại sẽ tiến hành đòi nợ từ bên mua, chính vì vậy mà bên mua cần thiết được biết mình sẽ phải thanh toán tiền cho ai, và nếu bên mua đồng ý thì hợp đồng bao thanh toán mới được thực hiện.

* Chịu rủi ro khi bên mua không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán các khoản phải thu trong trường hợp bao thanh toán có quyền truy đòi. Tức là trong

GVHD: Ngụy Ngọc Anh 33 SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng

trường hợp bên mua không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán các khoản phải thu cho Ngân hàng Thương mại thì bên bán phải có nghĩa vụ trả lại số tiền mà Ngân hàng Thương mại đã cho bên bán ứng trước.

* Chuyển giao đầy đủ và đúng hạn cho đơn vị bao thanh toán toàn bộ bảng kê kèm bản gốc (hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền) hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; chứng từ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; quyền, lợi ích và các giấy tờ khác có liên quan đến khoản phải thu được bao thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng bao thanh toán.

* Thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng bao thanh toán và hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Dựa vào quy định về khái niệm bao thanh toán, quyền, nghĩa vụ của bên được bao thanh toán ta có thể rút ra được vài nhận xét về bên được bao thanh toán phải là bên bán hàng trong hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; bên được bao thanh toán phải là chủ sở hữu hợp pháp của các khoản phải thu và được quyền chuyển nhượng các khoản phải thu này; bên được bao thanh toán phải chưa chuyển nhượng các khoản phải thu này cho bất kỳ ai trước đó.

2.1.3. Bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ

Mặc dù hợp đồng bao thanh toán chỉ được ký kết giữa bên bán và Ngân hàng Thương mại, nhưng bên mua chính là bên sẽ thanh toán khoản phải thu cho Ngân hàng Thương mại sau khi đã chấp nhận thông báo về việc chuyển giao quyền đòi nợ cho Ngân hàng Thương mại của bên bán. Vì vậy mà pháp luật cũng có những quy định về quyền, nghĩa vụ đối với chủ thể này.

2.1.3.1. Quyền của bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ

* Được thông báo về việc bao thanh toán. Hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được bên bán và bên mua ký kết với nhau, và trong hợp đồng này hai bên có thỏa thuận về việc thanh toán các khoản phải thu. Tuy nhiên, khi bên bán ký kết hợp đồng bao thanh toán với Ngân hàng Thương mại thì Ngân hàng Thương mại sẽ tiến hành thu khoản phải thu từ bên mua, do đó bên mua cần được biết về việc bên bán đã chuyển giao quyền đòi nợ cho Ngân hàng Thương mại.

GVHD: Ngụy Ngọc Anh 34 SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng

* Không thay đổi về quyền lợi và nghĩa vụ quy định tại hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, ngoại trừ bên nhận tiền thanh toán khoản phải thu. Việc điều chỉnh các điều khoản quy định tại hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ phải được bên mua hàng chấp thuận bằng văn bản. Quy định này cho thấy rằng mặc dù bên bán ký hợp đồng bao thanh toán với Ngân hàng Thương mại, thì quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua trong hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà bên bán và bên mua đã ký trước đó vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, thay vì theo hợp đồng mua, bán hàng hóa đã ký ban đầu giữa bên bán và bên mua thì bên bán sẽ nhận tiền thanh toán khoản phải thu, nhưng khi bên bán đã ký hợp đồng bao thanh toán với Ngân hàng Thương mại thì Ngân hàng Thương mại sẽ nhận tiền thanh toán khoản phải thu từ bên mua, và sự thay đổi này không làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của bên mua trong việc mua, bán hàng hóa. Vì vậy, việc điều chỉnh các điều khoản trong hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa bên bán và bên mua cần phải được bên mua đồng ý bằng văn bản thì việc điều chỉnh đó mới hợp lệ.

2.1.3.1. Nghĩa vụ của bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ

* Xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận được thông báo và cam kết thanh toán theo quy định. Theo đó, bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ gửi văn bản cho bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và Ngân hàng Thương mại toán xác nhận về việc đã nhận được thông báo và cam kết về việc thực hiện thanh toán cho Ngân hàng Thương mại. Trường hợp bên mua hàng không có văn bản cam kết thực hiện thanh toán cho Ngân hàng Thương mại thì việc tiếp tục thực hiện bao thanh toán giữa bên bán và Ngân hàng Thương mại sẽ do hai bên quyết định và tự chịu trách nhiệm khi có rủi ro phát sinh. Khi nhận được thông báo về hợp đồng bao thanh toán từ bên bán thì bên mua phải gửi văn bản xác nhận về việc đã nhận được thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên bán và Ngân hàng Thương mại. Hành động này của bên mua giúp cho bên bán và Ngân hàng Thương mại biết về sự chấp thuận hợp đồng bao thanh toán và có hay không cam kết sẽ thực hiện việc thanh toán khoản phải thu cho Ngân hàng Thương mại. Nếu trong trường hợp bên mua từ chối thanh toán phải có lý do xác đáng và phải thông báo bằng văn bản ngay cho bên bán hàng và đơn vị bao thanh toán.

* Thanh toán cho đơn vị bao thanh toán theo đúng các điều khoản quy định tại hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Như đã nói ở trên, việc ký kết hợp đồng bao thanh toán giữa bên bán và Ngân hàng Thương mại không làm ảnh hưởng

GVHD: Ngụy Ngọc Anh 35 SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng

đến quyền, nghĩa vụ của bên mua, vì thế, nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu của bên mua vẫn phải thực hiện, chỉ thay đổi phía bên nhận tiền thanh toán khoản phải thu đó là Ngân hàng Thương mại, thay vì là bên bán như lúc đầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Không được đòi lại số tiền đã thanh toán cho đơn vị bao thanh toán trong trường hợp bên bán hàng không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, đầy đủ các điều khoản quy định tại hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp đơn vị bao thanh toán cố tình thanh toán khoản chi trả của bên mua hàng cho bên bán hàng sau khi đã được bên mua hàng thông báo về việc bên bán hàng có hành vi vi phạm hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Quy định này được hiểu rằng bên mua chỉ được đòi lại số tiền đã thanh toán cho Ngân hàng Thương mại trong trường hợp bên mua đã thông báo cho Ngân hàng Thương mại biết về việc bên bán có hành vi vi phạm hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Ngoài trường hợp này ra thì bên mua khi đã thanh toán khoản phải thu cho Ngân hàng Thương mại thì không được đòi lại số tiền đã thanh toán đó.

2.2. Hợp đồng bao thanh toán

2.2.1. Hình thức hợp đồng

Theo quy định tại Điều 401 Bộ luật dân sự 2005 thì: “Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo quy định đó”.

Tại Điều 21 Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN đã được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN, đã định nghĩa: “Hợp đồng bao thanh toán là văn bản thỏa thuận giữa đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ về việc mua lại các khoản phải thu phù hợp với các quy định của pháp luật. Hợp đồng bao thanh toán có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nếu các bên liên quan có thỏa thuận”. Như vậy, thấy rằng hợp đồng bao thanh toán cũng là một hình thức của hợp đồng dân sự và được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự nói chung và pháp luật ngân

GVHD: Ngụy Ngọc Anh 36 SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng

hàng nói riêng. Do đó, quy định về hình thức của hợp đồng dân sự tại Điều 401 cũng sẽ được áp dụng cho hợp đồng bao thanh toán.

Vì tính chất phức tạp, và quan trọng của quan hệ bao thanh toán nên bắt buộc hợp đồng bao thanh toán phải được lập thành văn bản. Nội dung và từ ngữ trong hợp đồng phải chính xác, rõ ràng, ngắn gọn, không gây nhiều cách hiểu và không sử dụng những từ ngữ mang tính chất ước lệ. Pháp luật quy định về hình thức hợp đồng như vậy để ngăn ngừa tranh chấp có thể xảy ra, hoặc nếu có xảy ra tranh chấp giữa các bên tham gia vào hoạt động bao thanh toán thì có chứng cứ chứng minh là hợp đồng bao thanh toán. Đồng thời, những quy định này còn để đảm bảo an toàn cho hoạt động của Ngân hàng Thương mại.

2.2.2. Nội dung hợp đồng

Hợp đồng thể hiện sự đồng thuận của các bên trong giao dịch bao thanh toán. Sự đồng thuận ở đây chính là khi tiến hành giao kết hợp đồng các bên tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, trung thực, tự do thỏa thuận những điều khoản trong hợp đồng nhưng không được trái với quy định của pháp luật, đạo đức xã hội. Dựa vào sự thỏa thuận của các bên, có thể thấy rằng hợp đồng bao thanh toán có đặc điểm của loại hợp đồng song vụ. Theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 406 Bộ luật dân sự: “Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau”. Vì vậy, trong loại hợp đồng này các bên vừa có quyền lợi vừa có nghĩa vụ đối với nhau, trong đó, quyền lợi của bên này sẽ tương ứng với nghĩa vụ của bên kia trong hợp đồng và ngược lại

Tuy nhiên, để hợp đồng bao thanh toán thể hiện chức năng của mình và có tính ràng buộc đối với các bên thì nội dung của hợp đồng còn phải đáp ứng đủ các điều khoản đã được quy định tại Điều 22 Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN, bao gồm:

Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax,…của các bên ký hợp đồng bao thanh toán; Giá trị các khoản phải thu được bao thanh toán, quyền và lợi ích liên quan đến khoản phải thu theo hợp đồng mua, bán hàng;

GVHD: Ngụy Ngọc Anh 37 SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng

Giá mua, bán khoản phải thu: Được xác định trên cơ sở giá trị khoản phải thu sau khi trừ đi lãi và phí bao thanh toán;

Số tiền ứng trước và phương thức bao thanh toán;

Thông báo về việc bao thanh toán cho bên mua hàng và các bên có liên quan;

Hình thức bảo đảm cho đơn vị bao thanh toán truy đòi lại số tiền đã ứng trước, giá trị tài sản làm bảo đảm;

Thời hạn hiệu lực của hợp đồng bao thanh toán; Quyền và nghĩa vụ của các bên;

Phương thức chuyển giao hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, chứng từ bán hàng, quyền, lợi ích và các giấy tờ liên quan đến khoản phải thu được bao thanh toán;

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thương mại (Trang 37)