Bảo đảm cho hoạt động baothanh toán

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thương mại (Trang 52)

5. Bố cục luận văn

2.4.3.Bảo đảm cho hoạt động baothanh toán

Hệ thống pháp luật nước ta có những quy định cụ thể về các giao dịch bảo đảm, từ Bộ luật dân sự 2005 đến các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ, ngành liên quan. Điều này xuất phát từ nhu cầu thực tế nhằm tạo ra một hành lang pháp lý bình đẳng cho các bên. Song, điều này không đồng nghĩa với việc tất cả các hoạt động cấp tín dụng không có điều kiện bảo đảm là trái quy định của pháp luật, vì pháp luật dân sự tôn trọng tối đa sự thỏa thuận và quyền tự định đoạt của các bên, luật quy định về các hình thức bảo đảm nhưng không cấm việc hoạt động tín dụng không có bảo đảm. Do vậy, khi xem xét có lựa chọn các biện pháp bảo đảm hay không, các bên cần nghiên cứu các quy định của pháp luật, cũng như quy định của ngân hàng, bởi vì nếu như các quy định của ngân hàng không vi phạm vào điều cấm của pháp luật, các bên buộc phải có nghĩa vụ tuân thủ, mà trong trường hợp này, pháp luật không cấm các ngân hàng đề ra các biện pháp bảo đảm trong hoạt động bao thanh toán.

Vì thế khi tham gia vào hoạt động bao thanh toán, bên bán hàng và Ngân hàng Thương mại thỏa thuận áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp bảo đảm cho hoạt

GVHD: Ngụy Ngọc Anh 47 SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng

động này. Nếu như khi giao kết hợp đồng, hai bên có thỏa thuận về biện pháp bảo đảm thì thỏa thuận này có thể được ghi trực tiếp vào hợp đồng bao thanh toán, hoặc bên cạnh hợp đồng bao thanh toán hai bên cũng có thể lập một hợp đồng riêng về việc bảo đảm này.

Ngân hàng Thương mại với bản chất là một tổ chức đặc thù có chức năng kinh doanh tiền tệ, thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình thông qua các hình thức cấp tín dụng. Vì vậy mà mối quan hệ của ngân hàng với các tổ chức, cá nhân được thiết lập và dần phát triển, chính vì thế ngân hàng cũng gắn với các hoạt động sản xuất, kinh doanh của xã hội. Thế nên, nếu không có những quy định về bảo đảm các khoản tiền trong hoạt động kinh doanh của mình thì ngân hàng đã tự đặt mình trước những rủi ro tín dụng16. Chính vì vậy, dựa trên những quy định về các biện pháp bảo đảm trong Bộ luật dân sự 2005, Ngân hàng Nhà nước cũng đã đưa ra những biện pháp bảo đảm cho hoạt động bao thanh toán. Tại Điều 16 Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN thì một số hình thức bảo đảm các Ngân hàng Thương mại có thể sử dụng là: Ký quỹ, cầm cố, thế chấp tài sản, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba và các biện pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật. Song, khi ký kết hợp đồng bao thanh toán thì bên mua sẽ thanh toán những khoản phải thu cho ngân hàng, nhưng theo quan điểm của người viết thì pháp luật quy định về biện pháp bảo đảm là để nâng cao trách nhiệm của các bên khi tiến hành một giao dịch. Nên theo ý kiến cá nhân người viết thì các biện pháp bảo đảm của hoạt động cho vay có thể được áp dụng một cách tương tự cho hoạt động bao thanh toán. Chính vì thế hình thức bảo đảm được các ngân hàng áp dụng phổ biến là cầm cố, thế chấp, và bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. Như đã nói ở trên, do pháp luật về hoạt động bao thanh toán chưa có quy định chi tiết về các biện pháp bảo đảm, nên việc áp dụng các biện pháp bảo đảm được thực hiện theo quy định chung về bảo đảm trong Bộ luật dân sự 2005.

Cầm cố tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và đồng thời là biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của khách hàng khi tham gia vào hoạt động bao thanh toán. Điều 326 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình

16. Nguyễn Thùy Trang, Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại,

GVHD: Ngụy Ngọc Anh 48 SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng

cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”. Theo định nghĩa này, có thể hiểu biện pháp bảo đảm cầm cố tài sản trong hoạt động bao thanh toán là việc khách hàng giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên ngân hàng, nếu như ngân hàng không đòi được nợ từ người mua, mà bên bán không thanh toán lại khoản đã ứng trước từ ngân hàng, thì ngân hàng có thể được quyền phát mại tài sản mà khách hàng cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng theo hợp đồng bao thanh toán đã thỏa thuận.

Bên cạnh đó, Điều 342 Bộ luật dân sự 2005 cũng quy định: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp”. Từ định nghĩa này, có thể hiểu về thế chấp tài sản trong bao thanh toán là việc khách hàng dùng tài sản thuộc sở hữu của mình thế chấp cho ngân hàng để bảo đảm cho nợ phải thu. Nếu ngân hàng không thu được tiền từ bên mua, và cũng không được bên bán thanh toán lại khoản tiền đã được ứng trước thì có thể được quyền phát mại tài sản để thu hồi tiền. Tuy nhiên, trong thời gian thế chấp tài sản thì khách hàng vẫn được khai thác công dụng của tài sản đó, nhưng giấy tờ bản gốc về quyền sở hữu tài sản thì phải do ngân hàng giữ, và khách hàng chỉ được nhận lại tài sản thế chấp khi ngân hàng đã thu được nợ từ bên mua.

Bên cạnh hai biện pháp bảo đảm là cầm cố và thế chấp còn có biện pháp bảo đảm bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. Tại Điều 361 Bộ luật dân sự 2005 quy định về việc bảo lãnh: “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”. Từ đó có thể hiểu bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba trong hoạt động bao thanh toán là việc một đơn vị, hay cá nhân (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với ngân hàng sẽ thực hiện việc thanh toán thay cho bên bán hàng (bên được bảo lãnh) trong trường hợp ngân hàng không thu hồi được nợ phải thu.

Có thể thấy việc bảo đảm nghĩa vụ trả nợ là biện pháp nhằm hạn chế rủi ro xảy ra (nếu có), đảm bảo an toàn và tạo tính ổn định trong hoạt động đối với Ngân hàng Thương mại. Việc xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ chỉ xảy ra trong trường hợp khách hàng (bên bán hàng) không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng

GVHD: Ngụy Ngọc Anh 49 SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng

nghĩa vụ trả nợ của mình đối với ngân hàng. Về nguyên tắc thì xử lý tài sản bảo đảm theo sự thỏa thuận của các bên như đã ghi nhận trong hợp đồng bao thanh toán là sẽ phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể nhận chính tài sản đó khi tài sản đã được cơ quan thẩm định định giá, và nếu như giá trị tài sản cao hơn các khoản phải thanh toán cho ngân hàng thì phần chênh lệch đó sẽ được ngân hàng hoàn trả lại cho khách hàng.

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thương mại (Trang 52)