5. Bố cục luận văn
3.1.1. Thực trạng baothanh toán của các ngân hàng thương mại ở nước ta
Có thể nói cho đến nay, hệ thống ngân hàng ở nước ta đã có sự đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Sự tồn tại của các ngân hàng đã góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu. Nhận thức được tầm quan trọng của mình trong sự phát triển kinh tế nói chung hiện nay, bên cạnh những sản phẩm phổ biến như tiền gửi và cho vay, thì các ngân hàng đã bổ sung những sản phẩm mới để thu hút sự quan tâm và đồng thời đáp ứng tốt nhất được những nhu cầu của khách hàng như: Ngân hàng điện tử, thẻ tín dụng,… và trong đó còn có hoạt động bao thanh toán.
Việt Nam đã hội nhập với nhiều tổ chức kinh tế khu vực và thế giới, điều này đã mở ra nhiều cơ hội để hàng hóa Việt thâm nhập mạnh hơn vào thị trường các nước. Tuy nhiên, trong quá trình giao dịch thương mại, không ít doanh nghiệp Việt Nam đã không trúng thầu vì không đủ năng lực tài chính để thực hiện phương thức bán hàng trả chậm, dù chất lượng hàng hóa tốt, giá cả hợp lý17. Tuy nhiên, với sự ra đời của hoạt động bao thanh toán đã giúp các doanh nghiệp tự tin khi tham gia các giao dịch mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hình thức trả chậm, đồng thời cải thiện nguồn vốn cho doanh nghiệp nhanh hơn, điều này đã giúp cho hoạt động bao thanh toán dần quen thuộc đối với các doanh nghiệp hơn. Như vậy, có thể thấy rằng, bao thanh toán đã ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm, và được sử dụng như nguồn tài chính khá ổn định, giúp các doanh nghiệp kể cả bên bán hàng và bên mua hàng tự tin khi tham gia
17. Yên Lam, Báo Sài Gòn Đầu Tư Tài Chính, Ứng vốn linh hoạt từ bao thanh toán,
GVHD: Ngụy Ngọc Anh 56 SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng
những giao dịch mua, bán hàng hóa mà không phải e ngại về vấn đề thanh toán các khoản phải thu.
Sự phát triển của hoạt động bao thanh toán ở nước ta không chỉ dừng lại ở doanh thu, mà còn thể hiện qua số lượng ngân hàng cung cấp hoạt động này ngày càng nhiều. Đến nay, nước ta đã có 11 ngân hàng và 01 công ty tài chính (Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu Khí Việt Nam (PVFC)) có hoạt động bao thanh toán. Trong số các ngân hàng, có 04 ngân hàng đã tham gia vào Tổ chức bao thanh toán quốc tế (FCI – Factors Chain International) đó là: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).
Theo số liệu thống kê từ Tổ chức bao thanh toán quốc tế thì doanh thu từ hoạt động bao thanh toán của các ngân hàng ở Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2012 như sau: Năm 2010 là 65 triệu Euro, năm 2011 là 67 triệu Euro và đến năm 2012 là 61 triệu Euro. Từ sự thống kê trên cho thấy doanh thu của hoạt động bao thanh toán trong năm 2010 và năm 2011 có sự gia tăng nhẹ, nhưng đến năm 2012 thì doanh thu từ hoạt động này có sự giảm sút khá mạnh. Tuy nhiên, sự giảm sút doanh thu này cũng chịu ảnh hưởng chung bởi tình hình kinh tế - xã hội nước ta trong năm 2012 bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn định của kinh tế thế giới, do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng công nợ ở Châu Âu chưa được giải quyết, sự suy giảm của các nền kinh tế đầu tàu đã kéo theo sự sụt giảm kinh tế của các nước khác. Bên cạnh sự ảnh hưởng chung này, ngành ngân hàng nước ta còn phải đối mặt với những biến cố lớn trong lĩnh vực ngân hàng trong năm vừa qua. Năm 2012 là năm hoạt động kinh doanh không thành công của ngân hàng, bởi vì các ngân hàng đã không hoàn thành được chỉ tiêu lợi nhuận. Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước thì tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng năm 2012 đạt khoảng 7%, chưa bằng ½ chỉ tiêu Ngân hàng Nhà nước đưa ra vào đầu năm là từ 15-17%. Trong khi đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu là một trong những ngân hàng đi đầu trong hoạt động bao thanh toán, nhưng trong năm 2012, ngân hàng này đã phải đối mặt với những khó khăn, thách thức vô cùng to lớn. Chính các thông tin trên khiến cho hoạt động của ngân hàng này càng trở nên khó khăn18
và đã ảnh
18. Thanh Hương, Hà Nội mới, Điểm lại các vấn đề ngân hàng nổi bật năm 2012, http://hanoimoi.com.vn/Tin- tuc/Kinh-te/571245/diem-lai-cac-van-de-ngan-hang-noi-bat-nam-2012, [12/10/2013].
GVHD: Ngụy Ngọc Anh 57 SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng
hưởng đến doanh thu của hoạt động bao thanh toán nói riêng và đối với ngành ngân hàng nước ta nói chung.
3.1.2. Một số hạn chế còn tồn tại
3.1.2.1. Quy định về lãi suất chưa rõ ràng
Như chúng ta đã biết, Ngân hàng Thương mại khi tiến hành hoạt động kinh doanh đều với mong muốn là tìm kiếm lợi nhuận từ các hoạt động tín dụng mà mình cung cấp cho khách hàng. Vì vậy, lãi suất thu được từ những hoạt động tín dụng chính là lợi nhuận của các ngân hàng. Tuy nhiên, theo những quy định của pháp luật hiện hành thì quy định về mức lãi suất của hoạt động bao thanh toàn còn khá sơ sài. Theo khoản 1 Điều 15 Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004QĐ-NHNN quy định: “Lãi được tính trên số vốn mà đơn vị bao thanh toán ứng trước cho bên bán hàng phù hợp với lãi suất thị trường”. Tuy nhiên, lãi suất thị trường của từng ngân hàng là khác nhau, mỗi ngân hàng đều có những quy định về lãi suất chênh lệch nhau để thu hút khách hàng. Bởi vì trên thực tế khi tiến hành giao dịch bao thanh toán thì nhiều khách hàng với nhiều giá trị khoản phải thu khác nhau. Do đó, nếu chỉ quy định là phù hợp với lãi suất thị trường thì quy định này gây ra sự lúng túng cho ngân hàng khi phải lựa chọn mức lãi suất sao cho phù hợp với từng khoản phải thu. Hiện tại trên thực tế, đối với các hoạt động tín dụng khác của ngân hàng như: Cho vay, chiết khấu, bảo lãnh ngân hàng… đều có quy định về lãi suất cụ thể, nhưng riêng đối với hoạt động bao thanh toán lại chưa có quy định cụ thể về lãi suất.
3.1.2.2. Quy định về bảo đảm trong bao thanh toán còn chung chung
Như đã nói ở trên, do pháp luật về hoạt động bao thanh toán chưa có quy định chi tiết về các biện pháp bảo đảm, nên việc áp dụng các biện pháp bảo đảm được thực hiện theo quy định chung về bảo đảm trong Bộ luật dân sự 2005. Ngoài ra, còn có một số văn bản hướng dẫn cụ thể việc áp dụng bảo đảm trong lĩnh vực ngân hàng, nổi bật là hoạt động cho vay, vì thế, vấn đề bảo đảm trong hoạt động bao thanh toán cũng được áp dụng tương tự như hoạt động cho vay của ngân hàng. Cụ thể như các văn bản sau: Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/20006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, Nghị định số 83/2010/NĐ-CP về trình tự, thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp
GVHD: Ngụy Ngọc Anh 58 SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng
pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật; Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến việc bảo đảm.
Đối với trường hợp không thu được nợ từ bên mua và bên bán cũng không thanh toán được khoản tiền đã được ứng trước, thì ngân hàng sẽ xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Tài sản bảo đảm sẽ được xử lý theo phương thức mà các bên đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng bao thanh toán. Trong trường hợp các bên không có thảo thuận hoặc thỏa thuận không được thì ngân hàng sẽ bán đấu giá tài sản đó để thu hồi nợ. Như chúng ta đã biết, quy định về tài sản bảo đảm là rất quan trọng đối với các ngân hàng, điều này đồng nghĩa với việc nó sẽ bảo vệ ngân hàng trước những rủi ro khi tiến hành các giao dịch có liên quan trực tiếp đến tiền. Tuy nhiên, trong thực tế, khi áp dụng những quy định về bảo đảm, các bên vẫn phải đối mặt với những bất cập, làm ảnh hưởng đến quyền lợi các bên khi tham gia vào hợp đồng bao thanh toán, đồng thời chính những bất cập này đôi khi khiến cho các bên dẫn đến mâu thuẫn.
Điển hình như quy định về việc xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất trong Bộ luật dân sự 2005 và Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm đã không đồng nhất với nhau về cách xử lý tài sản. Cụ thể là tại Điều 721 Bộ luật dân sự quy định: “Khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp quyền sử dụng đất mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì quyền sử dụng đất đã thế chấp được xử lý theo thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận hoặc không xử lý được theo thỏa thuận thì bên nhận thế chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án”. Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 68 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định: “Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì các tài sản này được bán đấu giá”. Như vậy, cùng quy định về vấn đề xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì theo Bộ luật dân sự thì bên nhận thế chấp sẽ khởi kiện tại Tòa án, nhưng theo Nghị định 163/2006/NĐ-CP thì tài sản bảo đảm sẽ được bán đấu giá. Từ đó thấy rằng, cùng một vấn đề nhưng đã có sự không thống nhất trong quy định về cách giải quyết thì trên thực tế áp dụng sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng.
Ngoài ra, với tình hình kinh tế ngày càng phát triển, thì tài sản cũng rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên danh mục tài sản bảo đảm như hiện tại vẫn còn hạn chế, chủ yếu chỉ tập trung vào các loại giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm, nhà ở, quyền sử dụng đất,
GVHD: Ngụy Ngọc Anh 59 SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng
phương tiện vận tải. Việc thế chấp máy móc, thiết bị chỉ được các ngân hàng áp dụng đối với những khách hàng có mối quan hệ lâu năm. Điều này đã khiến cho các đơn vị sản xuất có máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản gặp khó khăn khi tiến hành tham gia giao kết hợp đồng bao thanh toán. Các đơn vị này chủ yếu tham gia hoạt động bao thanh toán với những hình thức bảo đảm như cầm cố giấy tờ có giá hoặc thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở của họ, trong khi những máy móc, thiết bị cũng có giá trị lớn nhưng lại ít được chấp nhận làm tài sản bảo đảm do khó khăn trong việc xác định giấy tờ sở hữu.
Bên cạnh đó việc xác định giá trị tài sản bảo đảm trong hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung và hoạt động bao thanh toán nói riêng còn mang tính chủ quan. Trên thực tế việc xác định giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng đều do tổ thẩm định tín dụng của các ngân hàng thực hiện mà không có sự tham gia của các cơ quan chuyên môn. Các thông tin để làm căn cứ thẩm định khách hàng, tài sản bảo đảm còn hạn chế, thiếu tính trung thực, khách quan, điều này khiến cho các ngân hàng gặp không ít khó khăn trong việc phân tích tình hình tài chính, tài sản bảo đảm cũng như tính khả thi đối với khoản nợ phải thu từ bên mua.
3.1.2.3. Quyền và nghĩa vụ các bên chưa được bảo đảm
Hợp đồng bao thanh toán là văn bản ký kết giữa ngân hàng và khách hàng được bao thanh toán (bên bán háng), trong đó đương nhiên không thể thiếu những thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào giao dịch bao thanh toán. Đồng thời, hợp đồng còn là cơ sở để giải quyết tranh chấp nếu có xảy ra giữa các bên trong quá trình thực hiện hoạt động này. Quyền và nghĩa vụ bao giờ cũng đối xứng nhau, nghĩa vụ càng nhiều thì quyền lợi cũng nhiều và ngược lại. Tuy nhiên, trên thực tế khi tiến hành bất kì giao dịch nào với khách hàng, ngân hàng cũng có sẵn mẫu của hợp đồng cho một giao dịch cụ thể, khách hàng khi giao dịch đa phần đều đồng ý với những điều khoản mà ngân hàng đã soạn sẵn và chính điều này đã dẫn đến tranh chấp giữa các bên về sau. Chẳng hạn, khi muốn được ngân hàng thực hiện bao thanh toán, bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ phải cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực thông tin, tài liệu cho ngân hàng thì mới được bao thanh toán. Trong khi đó không có một điều khoản nào quy định ngân hàng phải có nghĩa vụ giữ bí mật đối với những thông tin mà khách hàng đã cung cấp và không có biện pháp xử lý nào đối với
GVHD: Ngụy Ngọc Anh 60 SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng
trường hợp những thông tin của khách hàng cung cấp (có thể là bí mật kinh doanh) bị lộ.
Bên cạnh đó, để hoàn thành một giao dịch bao thanh toán thì còn có sự tham gia của bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, những quy định về nghĩa vụ của bên mua còn chưa được cụ thể, điển hình là theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN đã được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ- NHNN: “Trường hợp từ chối thanh toán phải có lý do xác đáng và phải thông báo bằng văn bản ngay cho bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đơn vị bao thanh toán”. Như vậy, theo quy định này thì bên mua nếu từ chối thanh toán cho ngân hàng thì phải có lý do xác đáng, nhưng lý do như thế nào thì sẽ được xem là xác đáng? Nếu trường hợp theo bên mua, lý do họ đưa ra là xác đáng, nhưng đối với bên bán và ngân hàng thì lại không được chấp nhận, như vậy thì quyền lợi của bên mua coi như đã không được đảm bảo.
Thêm nữa, theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 25 Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN đã được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN quy định: “Bên mua không được đòi lại số tiền đã thanh toán cho đơn vị bao thanh toán trong trường hợp bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, đầy đủ các điều khoản quy định tại hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp đơn vị bao thanh toán cố tình thanh toán khoản phải chi trả của bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ cho bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ sau khi đã được bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ thông báo về việc bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có hành vi vi phạm hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ”. Trong quy định này, bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ chỉ có thể đòi lại số tiền đã thanh toán cho ngân hàng nếu như đã được bên mua thông báo về việc bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đã có hành vi vi phạm hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch