Về bảo đảm trong baothanh toán

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thương mại (Trang 68)

5. Bố cục luận văn

3.2.2.Về bảo đảm trong baothanh toán

Để hoạt động bao thanh toán của các Ngân hàng Thương mại được thực hiện một cách hiệu quả, và tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện việc kinh doanh của mình đạt hiệu quả một cách cao nhất thì đòi hỏi phải có những quy định về biện pháp bảo đảm trong hoạt động bao thanh toán sao cho phù hợp với điều kiện thực tế, cũng như phù hợp những quy định của quốc tế trong thời kỳ hội nhập kinh tế như hiện nay. Vấn đề bảo đảm trong các hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động bao thanh toán nói riêng của ngân hàng là một vấn đề quan trọng, vì nó giúp cho ngân hàng tránh được những rủi ro về tiền trong quá trình hoạt động, do đó thiết nghĩ nên trao quyền chủ động về việc xử lý những tài sản bảo đảm cho ngân hàng. Tuy nhiên trên thực tế đã bộc lộ một số điểm bất cập, vướng mắc của pháp luật về vấn đề bảo đảm trong hoạt động bao thanh toán. Từ những bất cập đó, hoàn thiện pháp luật về bảo đảm trong hoạt động bao thanh toán nên tập trung vào những giải pháp sau:

Thứ nhất, cần sửa đổi, bổ sung những quy định có liên quan đến vấn đề xử lý tài

sản bảo đảm để tạo tính nhất quán giữa các văn bản, tránh sự chồng chéo giữa các quy định của pháp luật trong cùng một vấn đề đó là xử lý tài sản bảo đảm. Bởi vì xử lý tài sản bảo đảm là việc cần thiết ngân hàng phải làm, khi khách hàng không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ của mình. Chính vì vậy, nếu như các văn bản quy định có sự chồng chéo sẽ khiến cho ngân hàng phải mất nhiều thời gian, và phí bảo quản tài sản, điều này sẽ làm cho hoạt động của ngân hàng phát triển chậm và kéo theo đó là nền kinh tế chung của đất nước cũng không được phát triển một cách tối đa.

Thứ hai, trong giai đoạn hiện nay đã đến lúc cần thiết phải ban hành Luật về đăng

ký giao dịch bảo đảm. Với tình hình kinh tế đang trên đà phát triển, các ngành nghề cũng ngày càng đa dạng hơn, do đó nhu cầu về tài chính của các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể. Trong giao dịch mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, không phải trường hợp nào bên mua cũng có khả năng thanh toán các khoản phải thu được như yêu cầu của bên bán, do đó việc được ngân hàng đồng ý cho bên bán ứng trước tiền và ngân hàng sẽ thu nợ từ bên mua sau đó là một việc làm có ý nghĩa rất lớn đối với bên bán. Nó giúp cho bên bán chủ động hơn về nguồn tài chính, và năng động hơn trong hoạt động của mình. Vì thế bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ phải

GVHD: Ngụy Ngọc Anh 63 SVTH: Nguyễn Thị Kim Hằng

chủ động đề nghị bao thanh toán với ngân hàng, kèm theo đó bên bán cũng phải đưa ra biện pháp bảo đảm phù hợp cùng với tài sản bảo đảm cho ngân hàng. Chính vì thế, đăng ký giao dịch bảo đảm là một việc hết sức quan trọng để ngân hàng căn cứ vào đó mà quyết định là nên thực hiện bao thanh toán cho khách hàng hay không, cũng như trong các giao dịch dân sự khác nên cần được điều chỉnh bằng hình thức pháp luật cao hơn như hiện nay, đó là Luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. Sự ra đời của Luật về đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ là cơ sở pháp lý hữu hiệu cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đồng thời còn giúp cho hoạt động của cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm được hoạt động tốt hơn, phục vụ cho nhu cầu của người dân tốt hơn.

Thứ ba, về nâng cao chất lượng thông tin. Hiện nay, thông tin về khách hàng lưu

trữ tại các ngân hàng còn hạn chế, sự chia sẻ thông tin giữa các ngân hàng hầu như không có, do có sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh. Đối với các ngân hàng, kênh khai thác thông tin về khách hàng chủ yếu là từ trung tâm tín dụng Ngân hàng Nhà nước, việc tìm kiếm thông tin từ các cơ quan như thuế, hải quan, kiểm toán, công an, địa chính nhà đất,… còn gặp nhiều khó khăn, chưa có sự phối hợp rõ ràng giữa các cơ quan với nhau. Chính vì vậy, nên xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu giao dịch bảo đảm thống nhất trên toàn quốc nhằm đáp ứng tốt việc cung cấp thông tin và giao dịch bảo đảm khi các cơ quan, tổ chức có nhu cầu tìm kiếm thông tin. Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục thống kê, Tổng cục địa chính, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm nên phối hợp cùng nhau xây dựng nguồn dữ liệu tập trung, đồng thời hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh trong hoạt động quản lý, cung cấp, khai thác và sử dụng thông tin của hệ thống.

Một phần của tài liệu quy chế pháp lý về hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thương mại (Trang 68)