Theo tài liệu đào tạo quản trị rủi ro của VPBank, quy trình quản trị rủi ro thông thƣờng bao gồm 4 bƣớc nhƣ sau: Nhận biết, đánh giá, kiểm soát và tài trợ rủi ro.
Bước 1: Nhận biết
Nhận diện rủi ro tác nghiệp bao gồm:
- Thu thập dữ liệu RRHĐ: Cơ sở dữ liệu RRHĐ đầy đủ và hoàn thiện là yếu tố rất quan trọng làm nền tảng cho quản trị RRHĐ. Nhận thức đƣợc điều đó, nhiều ngân hàng đã bắt đầu triển khai việc thu thập dữ liệu RRHĐ nội bộ.
- Ghi nhận của kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Ngân hàng theo dõi ghi nhận của các đợt thanh kiểm tra, kiểm soát của nội bộ lẫn bên ngoài và giám sát việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của đoàn kiểm tra.
- Quy trình rà soát sản phẩm mới: Ngân hàng rà soát các sản phẩm mới trƣớc khi ban hành theo một quy trình chặt chẽ, phát hiện sớm các sai sót để chỉnh sửa kịp thời, tránh để sót những sơ hở trong văn bản để cán bộ có thể lợi dụng làm sai gây thiệt hại cho ngân hàng.
18
Đánh giá rủi ro tác nghiệp là việc xác định mức độ rủi ro của các loại RRHĐ. Có hai phƣơng pháp đo lƣờng thƣờng đƣợc sử dụng đó là phƣơng pháp định tính và phƣơng pháp định lƣợng:
Phƣơng pháp định tính: Là việc phân tích đánh giá, nhận xét chủ quan của mỗi NHTM về mức độ tốt – xấu, lớn – nhỏ; tính nghiêm trọng của các dấu hiệu rủi ro đã đƣợc xác định và giải thích khả năng ảnh hƣởng đến nhiệm vụ công việc đƣợc giao, ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Phƣơng pháp định lƣợng: Là việc đánh giá bằng số liệu cụ thể về mức độ rủi ro (xác suất xảy ra), tổn thất cụ thể của từng loại dấu hiệu rủi ro đã đƣợc xác định.
Bước 3: Kiểm soát rủi ro
Từ cơ sở dữ liệu RRHĐ, các ngân hàng xây dựng Đƣờng phân phối tổn thất, trên cơ sở đó xác định các biện pháp quản lý và giảm thiểu rủi ro.
Quản lý và giảm thiểu rủi ro gồm:
- Các chiến lƣợc kiểm soát rủi ro: Các chiến lƣợc giảm ảnh hƣởng hoặc khả năng xảy ra, Chiến lƣợc phòng ngừa rủi ro, Chiến lƣợc chuyển giao rủi ro, Chiến lƣợc chấp nhận rủi ro.
- Kế hoạch kinh doanh liên tục (Kế hoạch dự phòng kinh doanh)
Để thực hiện giám sát RRHĐ, ngân hàng phải có hệ thống báo cáo RRHĐ chính xác. Báo cáo RRHĐ phản ánh việc thu thập, phân tích, đánh giá vá phân phối thông tin rủi ro cho các bộ phận tƣơng ứng, xuyên suốt toàn bộ ngân hàng.
Bước 4: Tài trợ rủi ro
Ngân hàng thƣơng mại có thể sử dụng các công cụ nhƣ sau để tài trợ cho RRHĐ:
- Công cụ bảo hiểm: ngân hàng thƣơng mại thực hiện việc chuyển giao rủi ro thông qua các hợp đồng bảo hiểm.
19
- Công cụ vốn dự phòng cho RRHĐ:
Theo Ủy ban Basel, có ba phƣơng pháp để tính toán yêu cầu về vốn cho RRHĐ, theo thứ tự gia tăng dần về mức độ phức tạp và sự nhảy cảm với rủi ro: (i) Phƣơng pháp chỉ số cơ bản; (ii) Phƣơng pháp chuẩn hóa; và (iii) Phƣơng pháp đo lƣờng tiên tiến (AMA).
- Phƣơng pháp chỉ số cơ bản
Để tính toán lƣợng vốn tối thiểu cần đảm bảo đối với rủi ro hoạt động, ngân hàng lấy tổng thu nhập bình quân hàng năm trong 3 năm gần nhất nhân với 0,15 (hệ số này do Uỷ ban Basle qui định, thể hiện tƣơng quan giữa mức vốn tối thiểu chung của toàn hệ thống với mức chỉ số chung của toàn hệ thống. Tổng thu nhập này bằng thu nhập thuần từ tiền lãi cộng với thu nhập thuần không phải từ tiền lãi, là thu nhập trƣớc khi trích lập dự phòng, không bao gồm các khoản lỗ/lãi thu đƣợc từ kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và các khoản thu nhập bất thƣờng.
- Theo phƣơng pháp chuẩn hóa
Các nội dung hoạt động của ngân hàng đƣợc chia thành 8 lĩnh vực. Theo đó, ngân hàng sẽ tính toán lƣợng vốn tối thiểu cần đảm bảo cho từng lĩnh vực kinh doanh bằng cách nhân thu nhập thuần từ lĩnh vực kinh doanh đó với các hệ số tƣơng ứng theo qui định của Uỷ ban Giám sát ngân hàng thuộc BIS. Lƣợng vốn tối thiểu đối với rủi ro hoạt động của toàn ngân hàng sẽ bằng tổng vốn tối thiểu của từng lĩnh vực kinh doanh; tƣơng quan giữa mức vốn cần có với mức thu nhập của từng lĩnh vực kinh doanh.
Chú ý: hai phƣơng pháp này chủ yếu áp dụng đối với những ngân hàng không phải đối mặt với mức độ rủi ro lớn về hoạt động do nội dung hoạt động hay do phạm vi hoạt động. Tuy nhiên, để áp dụng phƣơng pháp chuẩn hóa, ngân hàng phải có hệ thống quản lý rủi ro hoạt động đáp ứng đầy đủ những yêu cầu tối thiểu qui định tại Basel 2.
20
Cả hai phƣơng pháp đều đòi hỏi ngân hàng phải duy trì số lƣợng vốn tƣơng ứng với một tỉ lệ phần trăm nhất định so với tổng giá trị rủi ro hoạt động xác định đƣợc.
- Cách tiếp cận đo lƣờng hiện đại AMA (Advanced Measurement Approach) (phƣơng pháp đo lƣờng nâng cao)
Theo phƣơng pháp này, mức vốn tối thiểu ngân hàng cần duy trì sẽ tƣơng đƣơng với mức rủi ro mà ngân hàng tính toán đƣợc bằng hệ thống đo lƣờng rủi ro hoạt động nội bộ của ngân hàng. Tuy nhiên, để áp dụng phƣơng pháp này, một ngân hàng phải đảm bảo các tiêu chuẩn định tính và định lƣợng do Uỷ ban đề ra và phải đƣợc cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng chấp thuận.
Basel 2 cho phép tổ chức tín dụng sử dụng các phƣơng pháp nội bộ để tính toán các yêu cầu về vốn đối với rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động, nhƣng cũng qui định các tổ chức tín dụng phải công bố thông tin đầy đủ cho các thành viên tham gia thị trƣờng.
Mặc dù sau năm 2010 Việt Nam mới áp dụng Basel 2, nhƣng Basel 2 đã ảnh hƣởng lớn đến các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, nhất là yêu cầu về quản lý rủi ro. Việc áp dụng Basel 2 đòi hỏi chi phí khá cao, các tổ chức tín dụng phải sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, bao gồm các qui trình, thủ tục và công nghệ thông tin để đánh giá khách hàng với mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Theo đó, Ngân hàng nhà nƣớc đã ban hành Quyết định 457 và Quyết định 493 qui định về các tỉ lệ an toàn, về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, trong đó Quyết định 493 đã tiến dần đến những đánh giá mang các yếu tố định tính và dự phòng đƣợc chia thành dự phòng chung và dự phòng cụ thể đã hƣớng tới khuôn khổ thuộc dự phòng theo Basel 2.
21