Nhƣ đã trình bày ở trên, con ngƣời là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều rủi ro hoạt động nhất trong hoạt động kinh doanh của VPBank. Nhân tố 3 : chính sách nhân sự và NT6 : ý thức của nhân viên là 2 nhân tố tác động mạnh nhất đến kết quả quản trị rủi ro hoạt động của VPBank. Vì vậy, các giải pháp về nguồn nhân lực là giải pháp quan trọng hàng đầu đối với việc hoàn thiện công tác quản trị rủi ro hoạt động ở VPBank.
Về chính sách nhân sự :
Xây dựng các tiêu chí đánh giá cán bộ (bao hàm các yếu tố về trình độ , năng lực , kinh nghiệm, phản ánh của khách hàng , tính kỷ luật , các yếu tố mang tính lịch sƣ̉ về RRHĐ ..), định kỳ hàng tháng lãnh đạo các phòng ban căn cứ vào các tiêu chí, đánh giá cán bộ để phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn có thể gây ra rủi ro. Xây dựng quy chế quản lý cán bộ, trong đó, quy định cụ thể mức đền bù tổn thất trong trƣờng hợp cán bộ để xảy ra tổn thất về vật chất và hình ảnh của VPBank.
Hình thành và xây dựng văn hoá VPBank , mỗi cán bộ công nhân viên cần chuẩn mực trong xƣ̉ lý công việc , luôn hƣớng đến cái mới , sẵn sàng đổi mới, hiện đại và văn minh. Từ đó nâng cao ý thức về chấp nhận và ứng xƣ̉ đối với rủi ro, nâng cao tinh thần tự giác của cán bộ trong việc thống kê, báo cáo rủi ro hoạt động phát sinh tại bộ phận mình một cách đầy đủ và minh bạch, giúp cho công tác quản trị RRHĐ của chi nhánh tốt hơn.
Thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá, các chƣơng trình đào tạo để tăng sự đồng lòng, tính gắn kết giữa các phòng ban trong cùng một đơn vị, các chi nhánh trong cùng khu vực với nhau.
Cần có chính sách thi đua khen thƣởng thực chất giữa các cá nhân, các phòng ban, các chi nhánh về kết quả của công tác QTRRHĐ đồng thời có
93
chính sách kỷ luật chi tiết và thích đáng đối với những hành vi làm sai quy định gây rủi ro hoạt động cho ngân hàng.
Về việc nâng cao ý thức của nhân viên trong việc thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ và có trách nhiệm với công việc, VPBank cần thực hiện các giải pháp :
Ngƣời đứng đầu ngân hàng cần có sự nhận thức rõ ràng và đúng đắn về trách nhiệm quản lý RRHĐ, cũng nhƣ việc tạo lập môi trƣờng thích hợp để những sai sót trong hoạt động đƣợc báo cáo, trao đổi một cách công khai, cởi mở nhằm tránh sự lặp lại những tổn thất không đáng có.
Cần phải phổ biến quy trình, quy định rộng rãi đến từng cán bộ trong các phòng ban, chi nhánh của ngân hàng đặc biệt là cán bộ trực tiếp làm công tác QTRRHĐ, để mỗi cán bộ có thể tự nhận dạng đƣợc các rủi ro hoạt động của mình để phòng ngừa và thực hiện ghi nhận khi rủi ro xảy ra. Con ngƣời là chủ thể của mọi hoạt động, vì vậy để QTRRHĐ tại VPBank ngày càng hoàn thiện, phải có đội ngũ nhân viên am hiểu tƣờng tận về các quy định, quy trình QTRRHĐ là yêu cầu hết sức hợp lý.
Công tác đào tạo cán bộ phải luôn đƣợc chú trọng vì yếu tố con ngƣời quyết định sự thành bại của tổ chức. Để hạn chế rủi ro hoạt động, phải thƣờng xuyên đào tạo cán bộ nghiệp vụ, cập nhật văn bản, chế độ của ngành đến toàn thể CBCNV, đảm bảo nhân viên thông thạo quy trình, quy chế để tuân thủ. Thƣờng xuyên tổ chức các kỳ thi nghiệp vụ định kỳ hàng năm và có cơ chế thƣởng, phạt hợp lý, tạo động lực cho cán bộ trau dồi kiến thức, nắm vững chế độ để phục vụ tốt nhất cho công tác đƣợc giao. Song song với việc phổ biến, tập huấn, đào tạo về quy trình, cần phải tạo ra một môi trƣờng QTRRHĐ phù hợp với hoạt động của VPBANK.
Nhằm giảm thiểu RRHĐ và tăng cƣờng việc sƣ̉ dụng nguồn nhân lực , công tác định biên lao động cần đƣợc quan tâm đúng mức góp phần vào việc
94
thực hiện tốt hoạt động kinh doanh của VPBank. Căn cứ vào cơ cấu, mô hình tổ chức hiện tại, tình hình thực hiện kế hoạch và định hƣớng lƣợc kinh doanh của VPBank để định biên cho phù hợp. Công tác định biên nên đƣợc thực hiện trên các nguyên tắc sau: Số lƣợng lao động định biên phù hợp với quy mô hoạt động, cơ cấu tổ chức lao động hiện có, nhu cầu bổ sung lao động của các phòng ban nghiệp vụ, các chi nhánh trong tƣơng lai, đảm bảo các phòng ban, chi nhánh có đủ lao động theo cơ cấu và mạng lƣới hiện tại ở mức tối thiểu theo quy định về tổ chức hoạt động và quy trình thực hiện công việc của từng nghiệp vụ cụ thể.