Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro hoat động tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Luận văn ThS. Kinh doanh (Trang 45)

(i) Đối tƣợng mẫu là các trƣởng các bộ phận, phòng ban nghiệp vụ, các chuyên viên, cán bộ phụ trách hoạt động quản trị rủi ro ở VPBank. Lý do chọn nhóm chuyên gia này vì họ có chuyên môn tài chính sâu, rộng, có am hiểu về nghiệp vụ, quy trình và cách thức quản trị rủi ro, từ đó các ý kiến đánh giá của họ sẽ mang tính chuyên môn và chất lƣợng cao.

(ii) Phƣơng pháp lấy mẫu, để đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu tác giả đã lựa chọn phƣơng pháp ngẫu nhiên thuận tiện. Lý do để lựa chọn phƣơng pháp chọn mẫu này vì tác giả có khả năng tiếp cận ngƣời trả lời và họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu; mặt khác nó cũng nhƣ ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu.

(iii) Quy mô mẫu đƣợc xác định là 300, lý do tác giả xác định quy mô mẫu nhƣ vậy là do theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2006, 2008, 2012) khi phân tích nhân tố và hồi quy, quy mô mẫu nên xác định bằng 4 đến 5 lần nhân với số câu hỏi khảo sát. Đối với bảng hỏi thiết kế, tác giả dự kiến là 40 câu; tƣơng ứng với quy mô mẫu từ 160 tới 200, tuy nhiên tác giả đã xác định quy mô mẫu 300 để nâng cao độ tin cậy.

(iv) Thang đo, đối với nghiên cứu này tác giả sử dụng thang đó đo Likert, Rensis (1932) để triển khai đo lƣợng các câu hỏi khảo sát với quy ƣớc nhƣ sau: (Bậc 5): Hoàn toàn đồng ý; (Bậc 4): Đồng ý; (Bậc 3): Không có ý

32

kiến; (Bậc 2): Không đồng ý; (Bậc 1): Hoàn toàn không đồng ý. Các yếu tố về đặc điểm cá nhân đƣợc kết hợp sử dụng một số thang đo nhƣ thang đo định danh đối với các thông tin về tuổi, chức vụ.

(v) Bảng hỏi là một công cụ dùng để thu thập dữ liệu, là phƣơng tiện dùng để giao tiếp giữa ngƣời nghiên cứu và ngƣời trả lời trong tất cả các phƣơng pháp phỏng vấn. Đối với nghiên cứu này, tác giả đã thiết kế 1 bảng hỏi bao gồm 4 phần : (1) Phần mở đầu: Có tác dụng gây thiện cảm để tạo nên sự hợp tác của ngƣời trả lời lúc bắt đầu buổi phỏng vấn. (2) Câu hỏi định tính: Có tác dụng xác định rõ đối tƣợng đƣợc phỏng vấn. (3) Câu hỏi chính: Có tác dụng làm rõ và đo lƣờng các nội dung cần nghiên cứu. (4) Câu hỏi phụ: Có tác dụng thu thập thêm ý kiến của ngƣời trả lời.

- Các bảng hỏi đƣợc thiết kế trình bày trên 6 trang A4 và đƣợc gửi đính kèm qua thƣ điện tử và sau đó in trên giấy A 4 để thuận tiện cho việc hỏi, kiểm tra lại và lƣu trữ, thống kê.

- Sau khi thiết kế bảng hỏi đƣợc gửi trƣớc cho 100 đáp viên để xin ý kiến họ một lần nữa và cũng để hiệu chỉnh bảng hỏi lần cuối cùng trƣớc khi triển khai đại trà.

(vi) Triển khai thu thập dữ liệu sơ cấp, trên cơ sở danh sách 300 giám đốc chi nhánh, các trƣởng phòng nghiệp vụ, các cán bộ, chuyên viên quản trị rủi ro ở VPBank, tác giả dự kiến triển khai công tác thu thập dữ liệu nhƣ sau:

Bƣớc 1: Tiến hành gửi thƣ điện tử cho các đáp viên nói rõ các yêu cầu điều tra và nội dung kèm theo cho việc trả lời các câu hỏi. Ngoài ra, đề cƣơng nghiên cứu giới thiệu về đề tài cũng đƣợc đính kèm theo bảng câu hỏi để phục vụ cho những ngƣời có nhu cầu hiểu rõ hơn về đề tài cũng nhƣ cái khái niệm đƣợc sử dụng trong bảng câu hỏi.

Bƣớc 2: Gọi điện thông báo cho các đáp viên biết về việc đã gửi thƣ yêu cầu điều tra và đề nghị các đáp viên hợp tác trả lời. Việc gọi điện này nhằm

33

hạn chế tính trì hoãn về thời gian của thƣ điện tử, cũng nhƣ góp phần thúc đẩy đáp viên trả lời nhanh chóng các câu hỏi.

Bƣớc 3: Nhận các trả lời và tổng hợp các kết quả trả lời qua thƣ điện tử Bƣớc 4: Tiến hành gặp trực tiếp một số đáp viên nếu nhƣ các câu trả lời của họ chƣa đủ ý hoặc rõ nghĩa; hơn nữa trong một số trƣờng hợp có một số đáp viên không có thói quen check mail thƣờng xuyên, do vậy việc gặp trực tiếp sẽ giúp tác giả thu thập đƣợc ý kiến của họ.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro hoat động tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Luận văn ThS. Kinh doanh (Trang 45)