Chỉ tiêu đánh giá rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình camel trong phân tích tài chính tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 73)

- Tỷ trọng dƣ nợ trên tổng số tiền gửi (LDR): chỉ tiêu đánh giá năng lực cho vay của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng tận dụng tốt nguồn vốn tốt để cho vay, tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro thanh khoản. Nhìn chung tỷ số này đạt ở mức khá cao trong hơn 3 năm qua, cao nhất vào 2012 đạt 133,41% tuy nhiên lại giảm dần cho đến 6 tháng đầu năm 2014. Mặc dù vậy là tỷ lệ cao so với quy định của NHNN là dƣới mức 80% theo Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN, Thông tƣ 19/2010/TT-NHNN và đƣợc loại bỏ quy định mức giới hạn trên của chỉ số này theo Thông tƣ 22/2010/TT-NHNN, theo đó hệ số LDR đang đƣợc thả nổi. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, tỷ lệ này theo

63

mặt bằng chung của các Hệ thống ngân hàng đang ở mức khá cao trên 110% tính đến thời điểm cuối năm 2013. Do đó, tỷ số của ngân hàng cho thấy một rủi ro lớn trong khả năng thanh khoản của Ngân hàng, lƣợng cho vay cao hơn nhiều so với lƣợng huy động. Và rủi ro thanh khoản xảy ra khi không có dự phòng cho nhu cầu rút tiền bất ngờ của ngƣời cho vay. Tuy nhiên, Ngân hàng đã từng bƣớc ổn định lại chỉ số này. Bằng chứng là chỉ số này đã giảm xuống mức dƣới 100%, đạt 98,22% trong năm 2013 và 99,03% trong 6 tháng đầu năm 2014. Việc hạn chế cho vay đối với những ngành nghề có rủi ro cao, tăng cƣờng hiệu quả công tác thu nợ đã làm giảm dƣ nợ của các khoản cho vay, song song với việc tăng cƣờng hoạt động huy động vốn đã giúp giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

Bảng 4.9 Chỉ số đánh giá rủi ro thanh khoản của Sacombank chi nhánh Cần Thơ giai đoạn giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Dƣ nợ cho vay triệu đồng 1.417.293 1.390.528 1.297.320 1.380.621 1.257.542 Tổng tài sản triệu đồng 1.495.273 1.470.479 1.412.655 1.502.752 1.393.418 Tiền gửi thanh toán triệu đồng 399,125 340,125 416,573 502,057 303,883 Tổng tiền gửi triệu đồng 1.203.431 1.042.269 1.320.867 1.362.855 1.269.813 Dƣ nợ/ Tổng tiền gửi % 117,77 133,41 98,22 101,30 99,03 Chỉ số cấu trúc tiền gửi % 33,17 32,63 31,54 36,84 23,93

Nguồn: Phòng Kế toán & Quỹ - Sacombank chi nhánh Cần Thơ

- Chỉ số cấu trúc tiền gửi: Tỷ số này phản ánh tính ổn định của nguồn cung thanh khoản, tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ khả năng cung thanh khoản càng cao. Nhìn chung, tỷ lệ này giảm dần qua các năm từ mức 33,17% năm 2011 giảm xuống còn 31,54% năm 2013, đây là tín hiệu tốt cho nhu cầu thanh khoản của ngân hàng. Việc tiền gửi thanh toán giảm dần trong những năm qua là một bƣớc tiến đáng kể trong việc ngăn ngừa rủi ro thanh khoản. Để giảm đƣợc tỷ trọng của khoản mục này trong tổng tiền gửi, Ngân hàng đã không ngừng xây dựng thƣơng hiệu và biểu lãi suất phù hợp, cạnh tranh với các ngân hàng trong cùng địa bàn, thời gian và loại hình huy động tiền gửi hấp dẫ hơn. Đặt biệt đối với tiền gửi tiết kiệm có kì hạn, Sacombank Cần Thơ luôn đƣa ra mức lãi suất cao và các giải

64

thƣởng, chƣơng trình khuyến mãi hấp dẫn. Bên cạnh đó, chất lƣợng phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, điều này có thể giúp khách hàng an tâm có thể an tâm khi gửi tiền tại ngân hàng. Qua đó, tỷ lệ này của ngân hàng giảm dần qua các năm cho thấy tình hình quản trị rủi ro thanh khoản đƣợc kiểm soát có hiệu quả.

65

CHƢƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH NH TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ

5.1 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA NH TMCP SÀI GÒN

THƢƠNG TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.1.1Những thành tựu và kết quả đạt đƣợc

Trong những điều kiện khó khăn của nền kinh tế hiện nay, bằng những nỗ lực và khả năng quản trị linh hoạt, hoạt động tài chính của Sacombank Cần Thơ trong thời gian qua có những chuyển biến tích cực. Thông qua quá trình phân tích, nhận thấy đƣợc Chi nhánh đã đạt đƣợc những thành tựu nổi bật nhƣ sau:

Nguồn lực vốn của ngân hàng khai thác khá tốt, vốn điều chuyển có xu hƣớng giảm mạnh đặc biệt trong năm 2013 giảm đến 90,19% so với cùng kì năm 2012, đây là bƣớc tiến của ngân hàng trong việc dần tự chủ về mặt nguồn vốn, không phụ thuộc qua nhiều vào Hội sở.

Vốn huy động chiếm tỷ trọng đa số trong tổng nguồn vốn mà chủ yếu là thành phần tiền gửi cá nhân tăng liên tục qua ba năm, tăng mạnh nhất 27,72% năm 2013. Với việc tập trung vào thị trƣờng tiềm năng là khách hàng cá nhân, bằng việc đƣa ra nhiều chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo cùng hệ thống sản phẩm dịch vụ phong phú nhằm hƣớng đến mục tiêu Ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực.

Hoạt động tín dụng của Chi nhánh luôn giữ ở mức ổn định, khai thác triệt để đối với những khách hàng tiềm năng. Dƣ nợ tín dụng có xu hƣớng giảm qua các năm nhƣng vẫn giữ mức khá cao, chiếm trên 90% tổng cơ cầu tài sản của Ngân hàng, 6 tháng đầu năm 2014, dƣ nợ đạt mức 90,25% tổng cơ cấu.

Chất lƣợng tín dụng: Hệ số thu nợ luôn đạt mức cao tăng dần qua các năm đạ tỷ lệ 102,25% năm 2013, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng có xu hƣớng tăng tuy nhiên luôn duy trì ở mức thấp dƣới 1,00%, tính đến thời điểm cuối năm 2013 tỷ lệ này ở mức thấp nhất so thấp hơn so với mức trung bình của ngành. Ngân hàng tích cực xử lý thu hồi nợ xấu, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ.

Tình hình quản trị: Cơ cấu tổ chức, cơ chế quản trị điều hành không ngừng đƣợc chuẩn hóa, hƣớng tới chuẩn mực quốc tế. Giai đoạn 2011-2013, ngân hàng

66

xây dựng thành công môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, phát huy hiệu quả sức mạnh nguồn nhân lực chất lƣợng cao, tỷ lệ lao động trình độ đại học và sau đại học chiếm 82,92% tổng cơ cấu, không ngừng bổ sung những thành viên có năng lực và giàu kinh nghiệm vào những vị trí then chốt trong bộ máy quản lý. Xây dựng đội ngũ tƣơng lai thông qua hiệu quả của chƣơng trình tuyển dụng nhân tài Thực tập viên tiềm năng. Điều này giúp cho ngân hàng luôn đứng vững trong mọi hoàn cảnh khó khăn và từng bƣớc đƣa ngân hàng trở thành ngân hàng lớn mạnh có tiềm năng phát triển trong khu vực.

Lợi nhuận: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua ba năm là khá tốt, luôn đạt lợi nhuận ổn định tăng dần qua 3 năm đạt mức cao nhất 38.212 triệu đồng năm 2013, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế còn rất nhiều khó khăn trong giai đoạn nhƣ hiện nay. ROA, ROS khá khả quan luôn giữ ở mức khá cao so với mặt bằng chung, hệ số sử dụng tài sản luôn đạt mức cao hơn 10% và tăng đều qua 3 năm cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản sinh lời của ngân hàng là khá hiệu quả.

Khả năng thanh khoản: Trạng thái thanh khoản ròng tăng dần qua các năm, ngân hàng vẫn luôn duy trì những tài sản có khả năng thanh khoản ở mức hợp lý để đáp ứng kịp thời nhu cầu chi trả, đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Trạng thái ngân quỹ luôn giữ ở mức độ hợp lí dƣới mức 3%.

5.1.2Khó khăn tồn tại

Về cơ cấu nguồn vốn: Ngân hàng vẫn chƣa thật sự đạt hiệu quả trong công tác huy động vốn vì có giai đoạn nguồn vốn điều chuyển vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, năm 2012, nguồn vốn điều chuyển chiếm đến 26,29% tổng nguồn vốn.

Tài sản sinh lời của ngân hàng có xu hƣớng giảm dần qua 3 năm do khoản mục tài sản không sinh lời giảm, mà chủ yếu là dƣ nợ cho vay khách hàng giảm giảm 8,91% trong 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kì năm trƣớc. Dƣ nợ cho vay tuy giảm nhƣng dƣ nợ cho vay trung và dài hạn vẫn ở mức cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro so với dƣ nợ ngắn hạn.

Chi phí hoạt động: Chi phí hoạt động của ngân hàng luôn ở mức cao, không ngừng tăng qua các năm. Tốc độ tăng thu nhập có xu hƣớng giảm trong khi mức giảm của chi phí tốc độ không nhiều, cụ thể, mức tăng chi phí đạt 1,75% trong khi mức tăng thu nhập chỉ đạt 1,48% trong 6 tháng đầu năm 2014 vì thế khả năng sinh lời của ngân hàng không cao.

67

Khả năng sinh lời: Hệ số khoản cách thu nhập của ngân hàng tăng giảm không đều qua các năm, năm 2012 tỷ lệ này khá thấp chỉ đạt 0,08% cho thấy ngân hàng chƣa sử dụng hết tiềm lực sẵn có của mình để tạo ra lợi nhuận. Khoảng cách giữa lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào ngày càng thu hẹp khiến cho khả năng sinh lời của ngân hàng giảm mạnh.

Rủi ro thanh khoản: Nguồn cung tiền dồi dào nhƣng ngân hàng chƣa tận dụng tối đa các khoản cung này để mang lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cần phát huy tốt hơn công tác thu nợ do tỷ lệ lệ dƣ nợ trên tổng tiền gửi (LDR) tuy giảm qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2014 xuống dƣới 100% tuy nhiên vẫn còn khá cao. Trong năm 2012, tốc độ sụt giảm của cấp tín dụng là 18,1% nhiều hơn so với tốc độ sụt giảm của các khoản tín dụng thu về 12,36%. Về lâu về dài, đây là dấu hiệu không tốt cho hoạt động tín dụng, cũng nhƣ không đảm bảo tình hình thặng dƣ thanh khoản cho ngân hàng

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI

CHÍNH NH TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ

- Đa dạng hoá các sản phẩm và hình thức huy động vốn: Hiện nay sự đa dạng hoá các sản phẩm và hình thức huy động vốn chủ yếu đƣợc ngân hàng thực hiện ở đa dạng kỳ hạn và đa dạng về đối tƣợng. Song riêng với nhóm đối tƣợng cá nhân và tổ chức ngân hàng có thể triển khai đa dạng về sản phẩm theo từng quy mô của doanh nghiệp cũng nhƣ mong muốn tiết kiệm của cá nhân cho các kế hoạch trong tƣơng lai đang đƣợc phát triển (Tiền gửi tƣơng lai). Ngân hàng có thể triển khai dịch vụ chăm sóc hay phục vụ khách hàng ngay tận nhà. Điển hình nhƣ ngân hàng có thể đến trực tiếp nhà khách hàng để huy động tiền gửi với các khoản tiền gửi có giá trị lớn, ngân hàng có thể qui định mức tiền gửi cụ thể để đƣợc hƣởng chính sách này.

- Mở rộng mạng lƣới huy động: Tăng cƣờng công tác huy động vốn trên địa bàn nhằm tạo điều kiện thuận lợi đối với những khách hàng thân thuộc. Đồng thời khai thác thị trƣờng trên địa bàn một cách sâu rộng hơn trƣớc. Mặt khác sự hạn chế về các máy ATM sẽ tạo ra sự bất tiện cho khách hàng khi có nhu cầu rút tiền làm xấu đi cái nhìn đối với ngân hàng.

- Chú trọng tăng trƣởng dƣ nợ ngắn hạn điều đó làm cho hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng mở rộng. Kết hợp nhiều giải pháp tích cực nhƣ tháo gỡ khăn cho doanh nghiệp, dành nguồn vốn lớn với lãi suất ƣu đãi để triển khai các chƣơng trình mục tiêu (cho vay nông nghiệp nông thôn, thu mua, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ), tăng cƣờng tìm kiếm và tiếp thị khách hàng.

68

- Duy trì tỷ lệ nợ xấu dƣới mức thấp dƣới 1% nhƣ hiện nay. Giám sát quá trình sử dụng vốn, thu hồi nợ đúng hạn và xử lý tài sản đảm bảo, không để vốn vay bị ứ đọng quá lâu mà không hiệu quả. Đôn đốc khách hàng trả nợ theo đúng thời hạn và tiến độ, nếu xảy ra chậm trễ cần có kế hoạch cụ thể giúp đỡ khách hàng trong trả nợ vay, đồng thời có hƣớng xử lý nhanh chóng, kịp thời.

- Quản trị con ngƣời: Tiếp tục công tác bồi dƣỡng nâng cao phẩm chất đạo đức, nhận thức và kỹ năng tác nghiệp của cán bộ nhân viên cũng nhƣ mỗi nhân viên đều phải có tâm huyết với NH. Tiến hành thƣờng xuyên đào tạo và đào tạo lại CBNV. Tăng cƣờng hình thức đào tạo tập trung, kết hợp với hình thức tập huấn tại chỗ. Phát huy hơn nữa công tác tự đào tạo, tự nghiên cứu nâng cao về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ tránh sự tụt hậu trƣớc sự biến đổi không ngừng của nền kinh tế thị trƣờng. Tiếp tục công tác tìm kiếm tài năng trẻ, phát triển và đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả của chƣơng trình Thực tập viên tiềm năng.

- Quản trị chiến lƣợc phát triển: Phát triển hơn nữa các thành công của các chiến lƣợc nâng cao và quảng bá hình ảnh của Sacombank. Xây dựng nhiều hình thức phù hợp điều kiện nội tại của Ngân hàng và sự phát triển chung của địa phƣơng.

- Ngân hàng không nên tập trung quá nhiều vào cho vay mà phải đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng. Điều này sẽ giúp tiết kiệm đƣợc các khoản chi phí không đáng có, bởi vì chi phí cho các hoạt động này thấp hơn nhiều so với chi phí lãi bỏ ra cho hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, khi đƣa ra một sản phẩm dịch vụ mới, ngân hàng cần tính toán, cân nhắc kĩ lƣỡng giữa chi phí bỏ ra và lợi ích mang lại, lợi ích có mang tính dài hạn hay không.

- Bên cạnh các sản phẩm đầu tƣ truyền thống thì với việc triển khai thành công nhiều sản phẩm đầu tƣ hiện đại nhƣ quyền chọn lãi suất, hoán đổi lãi suất, hoán đổi tiền tệ chéo, các sản phẩm phái sinh hàng hóa đã giúp cho hoạt động đầu tƣ của ngân hàng ngày càng khả quan và mang lại lợi nhuận cao.

- Ngân hàng cần lƣu ý sự cân đối giữa cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn, đảm bảo nguồn dự trữ thanh toán theo tỉ lệ hợp lí và phù hợp với hoạt động của chi nhánh, tăng cƣờng huy động tiền gửi trung và dài hạn, đảm bảo cho hoạt động thu hồi vốn. Đa dạng hóa các hình thức huy động đồng thời duy trì mối quan hệ với khách hàng để thông qua đó dự đoán nhu cầu rút tiền của khách hàng. Tăng cƣờng công tác dự báo các điều kiện kinh tế vĩ mô.

69

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN.

Phân tích tài chính giúp Ngân hàng đánh giá phần nào thực trạng hoạt động tài chính trong những năm qua. Với mục tiêu vận dụng mô hình CAMEL trong phân tích tài chính qua năm nhân tố để đánh giá năng lực hoạt động, cũng nhƣ những nguyên nhân và mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của NH. Qua đó, đề xuất những giải pháp nhằm giúp ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Đề tài đã đƣa ra phƣơng pháp phân tích hoạt động tài chính của ngân hàng theo các chỉ tiêu về vốn, chất lƣợng tài sản có, năng lực quản lí, khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản, tƣơng ứng với mỗi tiêu chí đánh giá thông qua các chỉ số đo lƣờng. Trên cơ sở đó, đã thu đƣợc một số đánh giá chung về hoạt động tài chính của Sacombank Cần Thơ. Về nguồn vốn, nguồn vốn của ngân hàng có xu hƣớng tăng dần qua các giai đoạn tuy nhiên vốn huy động lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu, vốn điều chuyển tuy vẫn còn chiếm tỷ trọng cao trong một số giai đoạn nhƣng nhìn chung có xu hƣớng giảm dần. Về chất lƣợng tài sản có, tỷ trọng của tài sản sinh lời chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản có, trong đó nguồn tín dụng chủ yếu của ngân hàng là cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ. Về năng lực quản trị, đội ngũ cán bộ ngân viên ngân hàng có

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình camel trong phân tích tài chính tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)