Các chỉ số phân tích hiệu quả tín dụng

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình camel trong phân tích tài chính tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 57)

Nghiệp vụ tín dụng hiện nay vẫn là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của các NHTM. Việc phân tích hiệu quả tín dụng là nội dung quan trọng trong việc phân tích hiệu quả hoạt động tài chính của ngân hàng. Nhờ đó, ngân hàng có thể xác định đƣợc những rủi ro và góp phần nâng cao chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng.

Bảng 4.5 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng của Sacombank chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 1. Dƣ nợ cho vay triệu đồng 1.417.293 1.390.528 1.297.320 1.380.621 1.257.542 2. Nợ xấu triệu đồng 6.756 3.936 7.926 8.732 7.338 3. Vốn huy động triệu đồng 1.203.431 1.057.369 1.340.334 1.371.265 1.269.814 4. Doanh số cho vay triệu đồng 5.524.146 4.524.112 4.151.757 2.179.162 2.237.649 5. Doanh số thu nợ triệu đồng 5.192.655 4.550.877 4.244.965 2.095.861 2.277.428 6. Tổng tài sản triệu đồng 1.495.273 1.470.478 1.412.656 1.502.752 1.393.417 Hệ số thu nợ % 94,00 100,59 102,25 96,18 101,78 Nợ xấu/Dƣ nợ cho vay % 0,48 0,28 0,61 0,63 0,58 Dƣ nợ cho vay/ Vốn huy động % 117,77 131,51 96,79 100,68 99,03 Dƣ nợ/Tổng tài sản % 94,78 94,56 91,84 91,87 90,25

47

a. Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ phán ảnh hiệu quả thu hồi nợ của NH cũng nhƣ khả năng trả nợ vay của KH, cho biết số tiền NH sẽ thu đƣợc trong một kỳ nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Qua bảng số liệu ta thấy, hệ số thu nợ của Chi nhánh tăng dần qua các năm, có những năm hệ số thu nợ đạt mức cao nhất 102,25% năm 2013, cao nhất trong 3 năm từ 2011- 2013, 6 tháng đầu năm 2014 là

101,78%. Hệ số thu nợ luôn ở mức cao, cho ta thấy công tác thu nợ thực hiện tốt. Đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy nhờ vào các chuyên viên khách hàng đã làm tốt công tác thẩm định dự án, thƣờng xuyên theo dõi và kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng, do đó giảm thiểu đƣợc rủi ro. Để phát triển hơn nữa hoạt động tín dụng, đòi hỏi bản thân Ngân hàng cần có sự nỗ lực, kết hợp chặt chẽ giữa gia tăng doanh số cho vay với tăng cƣờng quản lý và thu nợ, nhằm giúp cho đồng vốn của Ngân hàng đƣợc luân chuyển liên tục và đảm bảo an toàn.

b. Nợ xấu trên dư nợ cho vay

Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dƣ nợ có nhiều biến động qua các năm. Tỷ lệ nợ xấu giảm trong năm 2012 từ 0,48% năm 2011 xuống mức 0,28% mức thấp nhất qua các năm nghiên cứu. Nợ xấu lại tăng mạnh trong năm 2013 lên mức 0,61% và giảm nhẹ vào 6 tháng đầu năm 2014 còn 0,58%. Mặc dù năm 2012, tình hình kinh tế khó khăn đã làm hàng loạt doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, thu hẹp hoạt động, mất khả năng chi trả. Vần đề nợ xấu thực sự trở thành vấn đề nan giải của cả hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và Sacombank Cần Thơ nói riêng. Trên cơ sở đó, Sacombank Cần Thơ tiếp tục tập trung nâng cao công tác ngăn chặn và xử lí nợ xấu, nợ quá hạn; giám sát chặt chẽ và xuyên suốt tại các địa bàn, áp dụng cơ chế linh hoạt trong tài sản cấn trừ nợ, triển khai cơ chế khen thƣởng đối với cá đơn vị xử lí tốt nợ quá hạn và nợ xấu. Nhờ vậy tỉ lệ xấu của Sacombank Cần Thơ luôn nằm trong mức kiểm soát, duy trì tỉ lệ nợ xấu dƣới mức 1%.

c. Dư nợ trên vốn huy động

Năm 2011, dƣ nợ trên vốn huy động là 117,77 %, và tăng mạnh trong năm 2012 lên mức 131,51% tức là 100 đồng vốn huy động tạo ra 131,51 đồng dƣ nợ nhƣng đến năm 2013 hệ số này đã lại giảm xuống 96,79%. Tuy nhiên tỷ lệ này lại tăng trở lại trong 6 tháng đầu năm nay. Sự tăng giảm liên tục của tỉ lệ này cho thấy sự uyển chuyển để đối phó với những biến động của nền kinh tế, ngân hàng đã tận dụng hiệu quả nguồn vốn huy động và những quy định khắc khe của

48

NHNN khi liên tục đƣa ra những chính sách thắt chặt tiền tệ, thu hẹp quy mô tăng trƣởng tín dụng. Điều này cho thấy, bên cạnh đó hệ số này tăng một phần là do Sacombank dành khối lƣợng vốn lớn để cho vay với lãi suất ƣu đãi khu vực kinh tế nhƣ nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

d. Dư nợ trên tổng tài sản

Chỉ số này tính toán mức độ đầu tƣ vào nghiệp vụ tín dụng của NHTM. Chỉ số này còn đánh giá việc sử dụng vốn của ngân hàng, chỉ số này càng cao cho thấy mức độ tận dụng nguồn vốn để đầu tƣ của ngân hàng. Tuy nhiên, chỉ số này quá cao sẽ ảnh hƣởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Tỷ lệ giảm dần qua các năm, hầu nhƣ giữ biên độ khá ổn định. Năm 2012, trong 100 đồng tổng tài sản thì có 94,56 đồng dƣ nợ cho vay, giảm không nhiều so với cùng kì. Năm 2013, giảm xuống mức 91,84% tƣơng đƣơng 100 đồng tài sản thì có 91,84 đồng dƣ nợ. Nguyên nhân suy giảm chỉ số này là do tốc độ giảm của dƣ nợ cao hơn tốc độ giảm của tài sản. Đến 6 tháng đầu năm 2014, dƣ nợ trên tổng tài sản tiếp tục giảm xuống 90,25%. Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác cho vay vốn để phát huy tốt hiệu quả sử dụng tài sản cho hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình camel trong phân tích tài chính tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)