0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Phân tích tình hình huy động vốn qua 3 năm 2011-2013 và quý 2 năm

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMEL TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 44 -44 )

34.386 triệu tăng 29,71 % so với năm 2012 và 44.602 triệu tăng 39,66% so với 6 tháng cùng kì năm 2013. Theo nhận định chung, đây là nguồn vốn có mức chi phí mua vốn thấp tại địa phƣơng trong năm 2013, Chi nhánh có thể tận dụng nguồn vốn này để cho vay nhằm gia tăng hiệu quả và giảm thiểu các khoản chi lãi nên nguồn vốn này có xu hƣớng tăng lên.

4.4.1.2 Phân tích tình hình huy động vốn qua 3 năm 2011-2013 và quý 2 năm 2014 năm 2014

Vốn huy động một bộ phận chủ yếu trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng nó phản ánh sự hiệu quả, tính độc lập của Ngân hàng. Nó đƣợc hình thành bằng nhiều nguồn khác nhau nhƣ huy động từ tiền nhàn rỗi trong dân chúng và các doanh nghiệp, từ các tổ chức kinh tế hoặc phát hành giấy tờ có giá. Vì thế, nghiệp vụ huy động vốn có vai trò quan trọng trong việc tạo vốn đầu tƣ và phát triển kinh tế, đây là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động của ngân hàng. Hiện nay, trong môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng thì công tác huy động vốn lại gặp nhiều khó khăn hơn nữa vì nó phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau nhƣ: lãi suất huy động, thu nhập của các tầng lớp dân cƣ, uy tín của ngân hàng, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội…. Tình hình nguồn vốn huy động của Chi nhánh đƣợc thể hiện qua hình 4.2.

43.858 729.601 429.972 4.220 835.775 217.374 3.305 1.067.473 269.556 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 Triệu đồng 2011 2012 2013

-Tiền gửi của các tổ chức tín dụng

-Tiền gửi của cá nhân -Tiền gửi của các tổ chức kinh tế

Nguồn: Phòng Kế toán & Quỹ - Sacombank chi nhánh Cần Thơ

Hình 4.2 Tình hình nguồn vốn huy động của Sacombank chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013

34

Qua ba năm từ 2011 – 2013, nguồn vốn huy động có nhiều biến động thay đổi khác nhau qua từng giai đoạn. Năm 2012, vốn huy động giảm đáng kể từ mức 1.203.431 triệu năm 2011 xuống còn 1.057.369 triệu đồng, giảm 146.062 triệu đồng tƣơng ứng 12,14% so với cùng kì. Năm 2012 đƣợc đánh giá là năm “xuống dốc” của ngành ngân hàng. Trần lãi suất huy động đƣợc áp đặt, tuy chỉ có các khoản vốn có kỳ hạn dƣới một năm. Đồng thời kể từ giữa tháng 3, Ngân hàng Nhà Nƣớc đã liên tục hạ lãi suất huy động và tƣơng ứng là các lãi suất điều hành nhƣ tái cấp vốn, chiết khấu với mức độ cao và tốc độ nhanh chƣa từng có. Đến cuối năm 2012, lãi suất huy động đã đƣợc điều chỉnh giảm 5 lần từ 14% xuống 8%/năm. Từ khi có Nghị quyết 13/NQCP ngày 10/5/2012 của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc đã ban hành nhiều thông tƣ liên quan đến lãi suất, cụ thể thông tƣ 08/2012/TT-NN lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gởi có kì hạn là 12%/năm, thông tƣ số 19/2012/TT-NHNN và thông tƣ số 20/2012/TT-NHNN, trong đó, quy định lãi suất huy động tối đa bằng VND có kỳ hạn dƣới 12 tháng là 9%/năm. Thông tƣ số 32 /2012/TT-NHNN ngày 21/12/2012 quy định về lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, hạ lãi suất huy động kì hạn dƣới 12 tháng giảm từ 9%/năm xuống 8%/năm. Chính vì những tác động này đã làm ảnh hƣởng không nhỏ đến tâm lý của khách hàng, gây khó khăn trong hoạt động huy động vốn của Ngân hàng.

Năm 2013, vốn huy động tăng trở lại đạt mức 1.340.334 triệu đồng, tăng 26,76% so với cùng kì. Đây là mức tăng trƣởng khá tốt trong điều kiện lãi suất huy động trên thị trƣờng ở các kì hạn đều đồng loạt giảm theo quy định NHNN, cụ thể, thông tƣ số 08/2013/TT-NHNN ngày 25/3/2013 quy định về lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND của tổ chức, cá nhân tại TCTD, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dƣới 12 tháng giảm từ 8%/năm xuống 7,5%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dƣới 12 tháng tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô giảm từ 8,5%/năm xuống 8%/năm. Nền kinh tế năm 2013 theo nhận định đã có nhiều chuyển biến tích cực so với năm trƣớc tuy vẫn còn nhiều sóng gió. Dẫu vậy, tình hình hệ thống ngân hàng nói chung và Hệ thống Sacombank nói riêng đã đƣợc cải thiện đáng kể. Điều đó càng khẳng định hiệu quả hoạt động và chiến lƣợc phát triển bền vững của Sacombank dựa trên hệ thống mạng lƣới rộng khắp, chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo cùng hệ thống sản phẩm dịch vụ phong phú. Quý 2 năm 2014, vốn huy động giảm xuống còn 101.452 triệu đồng, tƣơng

35

đƣơng 7,4% so với cùng kì. Để thấy rõ hơn về nguyên nhân tăng giảm của vốn huy động, ta cần xem xét qua cơ cấu của những thành phần tiền gửi.

2.125 1.132.857 236.283 1.547 1.044.042 224.224 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 Triệu đồng 6-2013 6-2014

-Tiền gửi của các tổ chức tín dụng

-Tiền gửi của cá nhân

-Tiền gửi của các tổ chức kinh tế

Nguồn: Phòng Kế toán & Quỹ - Sacombank chi nhánh Cần Thơ

Hình 4.3 Tình hình nguồn vốn huy động của Sacombank chi nhánh Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2014

- Tiền gửi của cá nhân: đây là thành phần vốn chiếm tỉ trọng cao nhất trong thành phần nguồn vốn huy động. Tiền gửi tiết kiệm trong giai đoạn 2011 – 2013 tăng liên tục. Cụ thể, năm 2012 tăng lên mức 106.174 triệu đồng tăng 14,55% so với năm 2011và tăng 27,72% trong năm 2013 đạt mức 231.698 triệu đồng. Với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực, Sacombank Cần Thơ đang tập trung vào một thị trƣờng tiềm năng đó là khách hàng cá nhân. Do đó, mặc dù việc ban hành hàng loạt các thông tƣ của NHNN nhƣ thông tƣ 20/2012/TT-NHNN, 32/2012/TT-NHNN, thông tƣ 08/2013/TT-NHNN về việc giảm lãi suất tiền gửi đã ảnh hƣởng không nhỏ đến nguồn vốn huy động này của ngân hàng, nhƣng Sacombank nâng cao lợi ích hoạt động dịch vụ để thu hút khách hàng . Thông qua việc liên tục triển khai các chƣơng trình khuyến mãi, đa dạng các sản phẩm tiền gửi, với những mức lãi suất hấp dẫn và cạnh tranh, gia tăng tiện ích nhằm thu hút nguồn tiền gửi dân cƣ dẫn đến việc nâng cao nguồn vốn huy động này.

36

- Tiền gửi các tổ chức kinh tế cũng có nhiều biến động không đều. Năm 2011, loại vốn huy động này đạt mức 429.972 triệu thì đến năm 2012 tiền gửi các tổ chức kinh tế giảm xuống chỉ còn 217.374 triệu, giảm đến 49,44 %. Sự giảm sút này một phần do năm 2012, nền kinh tế - xã hội gặp nhiều biến động mạnh, tỷ lệ lạm phát còn ở mức cao, hàng tồn kho của các doanh nghiệp lớn; phạm vi sản xuất bị thu hẹp, các doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc bị phá sản, công việc làm ăn không hiệu quả và do chính sách thay đổi của Sacombank - Chi nhánh Cần Thơ đã làm mất một số KH thuộc ngành thủy sản. Đến năm 2013, nguồn vốn huy động này tăng trở lại lên mức 269.556 triệu tăng 24,01% so với cùng kì. Do trong năm 2013, từng bƣớc đổi mới trong chiến lƣợc kinh doanh, mở rộng mạng lƣới thanh toán chuyển tiền điện tử, thuận tiện cho việc thanh toán không dùng tiền mặt, nên thu hút nhiều Doanh nghiệp tham gia dẫn đến dòng tiền gửi này tại NH tăng lên đáng kể. Những tháng đầu năm, tiền gửi các tổ chức kinh tế giảm trở lại 224.224 triệu đồng đạt mức 5,10% so với năm 2013.

- Tiền gửi các TCTD: nhìn vào hình 4.2 có thể thấy rằng loại vốn huy động này chỉ chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Nhìn chung, tiền gửi này giảm dần qua các năm. Năm 2012 tiền gửi từ các tổ chức tín dụng là 4.220 triệu đồng giảm mạnh 39.638 triệu đồng tƣơng ứng 90,38% so với năm 2011 là 43.858 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do dòng tiền biến động để phục vụ hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, mặt khác là do tác động khách quan của tình hình kinh tế năm 2012 khiến cho hoạt động của toàn ngành ngân hàng, đặc biệt là các Ngân hàng vừa và nhỏ gặp phải những khó khăn trong khả năng thanh khoản. Do đó, dẫn đến tình trạng các NH này phải sát nhập, rút bớt các nguồn vốn bên ngoài để tăng vốn điều lệ, nên nhu cầu gửi tiền tại Chi nhánh giai đoạn này đã giảm sút một cách đáng kể. Mặt khác, các Doanh nghiệp vẫn hoạt động cầm chừng, việc ngừng hoạt động đã xảy ra với số lƣợng lớn các Doanh nghiệp, số Doanh nghiệp không tiếp cận đƣợc vốn, thị trƣờng tiêu thụ tiếp tục khó khăn và hệ quả làm ảnh hƣởng đến hoạt động của NH vẫn cứ dậm chân tại chỗ. Vì thế, tiền gửi của các tổ chức tín dụng năm 2013 là 3.305 triệu đồng, tiếp tục giảm 915 triệu đồng tƣơng ứng 21,68% so với năm 2012. Tình hình đó của nền kinh tế tiếp tục đƣợc duy trì ở thời điểm 6 tháng năm 2014, tiền gửi của tổ chức tín dụng giảm 577 triệu đồng tƣơng ứng 27,15% so với 6 tháng đầu năm 2013.

37

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMEL TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 44 -44 )

×