Đánh giá khả năng sinh lời của Ngân hàng qua các chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình camel trong phân tích tài chính tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 67)

chính

Trong môi trƣờng cạnh tranh nhƣ hiện nay, tăng cƣờng hiệu quả kinh doanh, nâng cao khả năng sinh lời của mỗi ngân hàng là cách tốt nhất để giúp cho hệ thống ngân hàng phát triển một cách bền vững. Trong phân tích đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng, có thể đo lƣờng bằng nhiều chỉ tiêu nhƣ sau:

Bảng 4.6 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của Sacombank chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 1. Thu nhập từ lãi triệu đồng 152.042 163.975 165.810 72.849 69.330 2. Tổng thu nhập triệu đồng 163.572 180.642 187.108 82.859 84.086 3. Chi phí từ lãi triệu đồng 117.400 123.850 118.872 49.904 48.601 4. Lợi nhuận triệu đồng 27.304 33.709 38.212 15.901 15.959 5. Tài sản sinh lời triệu đồng 1.417.293 1.390.528 1.297.320 1.380.621 1.257.542 6. Tổng tài sản triệu đồng 1.495.273 1.470.478 1.412.656 1.502.752 1.393.417 7. Vốn huy động triệu đồng 1.203.431 1.057.369 1.340.334 1.371.265 1.269.813 ROS % 16,69 18,66 20,42 19,19 18,98 ROA % 1,83 2,29 2,70 1,06 1,15 Lợi nhuận/VHĐ % 2,27 3,19 2,85 1,16 1,26 Hệ số sử dụng tài sản (TTN/TTS) % 10,94 12,28 13,25 5,51 6,03 Hệ số khoảng cách thu nhập % 0,97 0,08 3,91 1,64 1,69

Nguồn: Phòng Kế toán & Quỹ - Sacombank chi nhánh Cần Thơ

a. ROA và ROS

ROA và ROS của Ngân hàng có xu hƣớng tăng dần qua 3 năm. ROA tăng từ 100 đồng tài sản đƣợc tạo bởi 1,83 đồng lợi nhuận năm 2011 tăng lên 2,7 đồng lợi nhuận năm 2013,nguyên nhân là do tổng lợi nhuận tăng còn tổng tài sản lại có xu hƣớng giảm dần qua các năm. Tỉ lệ này giảm mạnh vào 6 tháng đầu năm

57

2014, chỉ còn 1,15% tuy nhiên vẫn cao hơn ROA cùng kì. Tƣơng tự với mức tăng của tỷ số ROS tăng dần qua 3 năm, từ 16,69% năm 2011 lên mức 20,42% tức 100 đồng thu nhập tạo 20,42 đồng lợi nhuận cho ngân hàng. Đây là tỷ lệ khá cao cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

b. Lợi nhuận trên vốn huy động

Lợi nhuận trên vốn huy động có xu hƣớng giảm qua 3 năm. Tuy chỉ tăng vào năm 2012, từ mức 2,27% năm 2011 lên mức 3,19%, rồi liên tục giảm qua giai đoạn còn lại. Năm 2013, 100 đồng vốn huy động chỉ tạo đƣợc 2,85 đồng lợi nhuận và chỉ số này tiếp tục giảm trong 6 tháng đầu năm 2014 chỉ đạt 1,26 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân chỉ số này giảm là do lợi nhuận tăng dần từ 2011-2013 và tăng mạnh vào năm 2013, trong khi đó, nguồn vốn huy động lại có xu hƣớng giảm vào năm 2012. Sự thay đổi trái chiều của 2 yếu tố do tác động của điều kiện kinh tế đã ít nhiều làm ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời của vốn huy động.

c. Hệ số sử dụng tài sản

Hệ số này cho biết hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động vào tài sản sinh lời, khả năng tạo ra thu nhập từ tài sản. Hệ số này tại Sacombank Cần Thơ tăng qua các năm. Năm 2011, 100 đồng tài sản tạo ra 10,94 đồng thu nhập thì đến năm 2013, tỷ lệ này tăng lên mức 13,25%, lúc này 100 đồng tài sản tạo ra 13,25 đồng thu nhập cho ngân hàng. Tuy nhiên, cũng nhƣ những chỉ số khác, tỉ lệ này cũng giảm mạnh vào 6 tháng đầu năm 2014, chỉ đạt mức 6,03%. Nguyên nhân là do thu nhập giảm trong 6 tháng đầu năm 2014, trong khi đó, tổng tài sản lại giảm rất ít làm cho tỷ lệ này giảm theo.

d. Hệ số khoản cách thu nhập

Qua bảng số liệu trên ta thấy, khác với gia tăng của ROA và ROE thì hệ số khoảng cách thu nhập cũng có xu hƣớng thay đổi không ổn định. Từ 0,97% vào năm 2011 giảm xuống mức khá thấp chỉ đạt 0,08% năm 2012. Đến năm 2013 hệ số này lại tăng lên đạt ở mức 3,91%. Nguyên nhân là do thu nhập từ lãi của ngân hàng ngày càng tăng, các khoản cho vay khó thu hồi, trong khi đó ngân hàng phải trả chi phí có các khoản nợ (tiền gửi, GTCG, tiền vay). Trong 6 tháng đầu năm 2014, hệ số khoản cách thu nhập giảm xuống 1,69%, tuy cao hơn tỉ lệ 6 tháng cùng kì. Điều này cho thấy tài sản sinh lời của ngân hàng không mang lại lợi nhuận cao nhƣ những năm trƣớc đây và khoảng cách giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra ngày càng thu hẹp, khả năng sinh lời của ngân hàng có xu hƣớng ngày càng giảm.

58

4.4.5Khả năng thanh khoản – Liquidity (L)

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình camel trong phân tích tài chính tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)