Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh khoản

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình camel trong phân tích tài chính tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 72)

Một ngân hàng hoạt động bình thƣờng phải đảm bảo đƣợc nhu cầu thanh toán trong hiện tại và tƣơng lai và các nhu cầu thanh toán đột xuất. Nếu không đảm bảo đƣợc nhu cầu thanh toán thì nguy cơ gặp phải rủi ro thanh khoản là rất cao, ngân hàng có thể mất khả năng thanh khoản và lâm vào tình trạng khó khăn. Khả năng thanh khoản là một tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lƣợng và sự an toàn trong quá trình hoạt động của một ngân hàng. Để đảm bảo khả năng thanh toán, ngân hàng phải duy trì đƣợc một tỷ lệ tài sản có nhất định dƣới dạng tài sản có tính thanh khoản, đặc biệt là các tài sản có tính thanh khoản cao nhƣ tiền mặt, tiền gửi ở NHNN.

Bảng 4.8 Chỉ số đánh giá khả năng thanh khoản của Sacombank chi nhánh Cần Thơ giai đoạn giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Tiền mặt và tiền gửi tại

NHNN triệu đồng 43.858 37.980 36.351 32.089 26.448

Tổng tài sản triệu đồng 1.495.273 1.470.479 1.412.655 1.502.752 1.393.418 Vốn huy động triệu đồng 1.203.431 1.057.369 1.340.334 1.371.265 1.269.813 Tài sản có thanh khoản triệu đồng 77.980 79.951 115.335 122.131 135.876

Trạng thái ngân quỹ % 2,93 2,58 2,57 2,14 1,90

Hệ số đảm bảo tiền gửi % 6,48 7,56 8,60 8,91 10,70

62

- Chỉ số trạng thái ngân quỹ: Đây là chỉ số đánh giá tỉ trọng tài sản có tính thanh khoản cao nhất và nhanh nhất trong tổng tài sản. Chỉ số này càng cao chứng tỏ khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Nhƣng trái lại, chỉ số này càng cao chứng tỏ ngân hàng sẽ phải tốn nhiều chi phí cơ hội, từ đó sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Về lâu dài, đây là dấu hiệu không tốt cho hoạt động tín dụng. Qua bảng số liệu trên ta thấy trạng thái ngân quỹ của ngân hàng hầu nhƣ biến động không nhiều qua các năm. Cụ thể là năm 2011, trạng thái ngân quỹ là 2,93% tức trong tổng tài sản của ngân hàng thì tài sản có khả năng thanh khoản cao chiếm 2,93% cao nhất trong các năm. Đến năm 2012, chỉ số này giảm xuống còn 2,58% và hầu nhƣ không đổi với mức 2,57% năm 2013, nguyên nhân là do tiền gửi của ngân hàng tại các TCTD khác giảm mạnh, điều này cho thấy rằng nếu nhƣ có rủi ro thanh khoản xảy ra thì ngân hàng vẫn có thể xử lý nhanh chóng đƣợc trong thời gian ngắn vì những tài sản có khả năng thanh khoản cao mà ngân hàng đang nắm giữ, ngân hàng có thể sử dụng ngay để chi trả cho khách hàng. Qua 6 tháng đầu năm 2014, chỉ số thanh khoản xuống dƣới mức 2%, chỉ đạt mức 1,90%.

- Khác với sự biến động của trạng thái ngân quỹ, hệ số đảm bảo tiền gửi xu hƣớng tăng qua các năm. Từ 6,48% năm 2011 đến năm 2013 hệ số này tăng lên 8,60% và tiếp tục tăng lên trong 6 tháng đầu năm 2014 lên mức 10,70%. Có nghĩa là khả năng thanh toán của ngân hàng trƣớc nhu cầu rút tiền của khách hàng ngày càng tăng. Nguyên nhân là do nguồn tiền gửi mà ngân hàng nhận từ khách hàng và các tổ chức, ngày càng tăng trong khi các tài sản ngân hàng dùng để đảm bảo thanh toán khi có rủi ro xảy ra tăng chậm hơn tốc độ tăng của tiền gửi. Tuy nhiên với giá trị nhƣ hiện nay thì ngân hàng vẫn có đủ khả năng thanh toán cho khách hàng.

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình camel trong phân tích tài chính tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)