Dựa trên các hạn chế từ thực tiễn hoạt động kinh doanh tại các NHTM Việt Nam và những nguyên nhân được phân tích, tác giả đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong thời gian tới. Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam bao gồm:
Thứ nhất, tăng cường hiệu quả quản lý và kiểm soát chi phí
Vì khả năng tự chủ trong việc hoạch định chiến lược tăng trưởng quy mô bị hạn chế nên để tận dụng được lợi thế kinh tế nhờ quy mô, các NHTM Việt Nam cần tăng cường hiệu quả quản lý và kiểm soát chi phí. Tuy nhiên, không đồng nhất hiệu quả trong quản lý và kiểm soát chí phí là khả năng giảm thiểu chi phí theo số tuyệt đối. Hiệu quả quản lý và kiểm soát chi phí được đánh giá dựa trên khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn trên một đồng chi phí bỏ ra. Với cách hiểu như trên, quản lý và kiểm soát chi phí bao gồm: gia tăng chi phí đầu tư vào các tài sản có khả năng sinh lợi cao hơn hoặc giảm thiểu các chi phí lãng phí hay các chi phí đầu tư cho tài sản kém sinh lợi hoặc sử dụng kết hợp cả hai phương thức trên.
Đặc thù của các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng chính là tính vô hình và hoạt động dựa trên lòng tin của khách hàng là chủ yếu. Do đó, việc quản lý và kiểm soát chi phí không phải nhất thiết làm giảm chi phí và bỏ qua tác động đến khách hàng mà dựa trên cảm nhận của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng để đầu tư hoặc giảm thiểu chi phí cho phù hợp. Với lý do trên, để tăng cường hiệu quả quản lý và kiểm soát chi phí, một số biện pháp có thể được áp dụng đối với NHTM Việt Nam là:
o Hoàn thiện và đổi mới hệ thống trang thiết bị như hệ thống ATM, các phần mềm giao dịch Ngân hàng điện tử, cập nhật các phiên bản mới nhất của hệ thống core banking nhằm nâng cao khả năng phục vụ và giảm thiểu thời gian chờ đợi của khách hàng, hạn chế những sự cố về công nghệ. Việc đi đầu trong công nghệ cũng tạo được lợi thế cạnh tranh cho các NHTM.
53
o Cập nhật các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của các NHTM một cách kịp thời nhằm hạn chế những sai phạm có thể xảy ra. Các sai phạm này một mặt gây ra tổn hại về kinh tế do phải đối diện với các biện pháp xử phạt của NHNN. Mặt khác, các sai phạm trong hoạt động có thể đánh mất hình ảnh của NHTM, ảnh hưởng đến lòng tin và sự trung thành của khách hàng đối với ngân hàng.
o Tăng cường đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển nhằm đánh giá đúng nhu cầu của khách hàng, từ đó phát triển sản phẩm phù hợp. Dự báo tốt nhu cầu của khách hàng là cơ hội để các NHTM chiếm lĩnh các phân khúc thị trường mới đồng thời hạn chế được chi phí nghiên cứu, thiết kế, triển khai các sản phẩm, dịch vụ không phù hợp, lãng phí nguồn lực của ngân hàng.
Bên cạnh việc gia tăng chi phí để đầu tư vào các tài sản có khả năng sinh lời cao và hạn chế rủi ro như trên, việc giảm thiểu chi phí không cần thiết và gây lãng phí cũng cần được thực hiện. Các chi phí có thể được cắt giảm được cân nhắc theo điều kiện của từng NHTM cụ thể. Hoạt động cắt giảm chi phí cần phải được xem xét kỹ càng trước khi ra quyết định để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ được cung cấp, sự trung thành của khách hàng đối với ngân hàng và sự hài lòng của đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng.
Thứ hai, tăng tính sự khác biệt và mức độ đa dạng sản phẩm và dịch vụ
Cấu trúc thị trường có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Vì cấu trúc thị trường là một nhân tố ngoại sinh nên NHTM không có khả năng kiểm soát và điều tiết nhân tố này. Tuy nhiên, NHTM có thể nắm bắt được xu hướng phát triển của các hình thái thị trường để xây dựng nên chiến lược kinh doanh phù hợp với khả năng tài chính và lợi thế của riêng từng NHTM nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Cùng với đề án cơ cấu lại hệ thống TCTD của NHNN, cấu trúc thị trường ngành ngân hàng có xu hướng tập trung hơn và phát triển theo hình thái thị trường cạnh tranh không hoàn hảo ở mức độ cao hơn. Khai thác lợi thế thông tin bất cân xứng và sản phẩm không đồng nhất, các NHTM cần đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ cung cấp hoặc xây
54 dựng sự khác biệt để giảm bớt sự cạnh tranh từ những sản phẩm, dịch vụ tương đồng, đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng để gia tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động. Ngoài các biện pháp tạo ra sự khác biệt về giá trị cốt lõi mà sản phẩm dịch vụ cung cấp, một số biện pháp nâng cao tính khác biệt trong phương thức cung ứng và định vị sản phẩm, dịch vụ tạo ra giá trị gia tăng nhằm khơi gợi lòng trung thành của khách hàng.
Các giải pháp này bao gồm:
o Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng theo gói. Các sản phẩm trong cùng một gói sản phẩm có tương trợ, bổ sung lẫn nhau. Quyền lựa chọn các sản phẩm đơn lẻ trong một gói sản phẩm thuộc về khách hàng thay vì dưới sự định đoạt của ngân hàng.
o Phân khúc khách hàng theo tiêu chí: khách hàng tiêu dùng giá trị cốt lõi và khách hàng tiêu dùng giá trị gia tăng của sản phẩm. Với cách phân loại khách hàng như trên, các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cần được đầu tư theo hai hướng nhằm thoả mãn hai cách tiêu dùng này.
Bên cạnh đó, các NHTM Việt Nam cần đi tiên phong trong việc đổi mới sản phẩm. Vì các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng là sản phẩm vô hình nên các đối thủ cạnh tranh rất dễ bắt chước và sao chép ý tưởng. Mặc dù vậy, theo Trịnh Quốc Trung (2011), tuy đối thủ của các NHTM sẽ sao chép, bắt chước ý tưởng trong khoảng 20 tuần đầu tiên nhưng nếu năm ngân hàng cùng cung cấp một sản phẩm thì “ngân hàng đi tiên phong sẽ chiếm 40% thị phần sản phẩm đó trong suốt vòng đời của sản phẩm” (t.159,160). Các ngân hàng tiên phong phát triển sản phẩm vì thế mà “được hưởng lợi thế về khối lượng và số lượng các giao dịch hơn các ngân hàng đi sau” (t.161).
Ngoài việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ khác biệt về tên gọi, phương thức tính lãi suất, lãi suất, đối tượng khách hàng mục tiêu, thời gian xử lý hồ sơ, thủ tục pháp lý,…cần sự góp phần không nhỏ trong thái độ phục vụ nhiệt tình và chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên. Chính thái độ phục và tác phong làm việc chuyên nghiệp là tài sản mà các NHTM khác không thể bắt chước được trong các yếu tố tạo nên sản phẩm, dịch vụ mới.
55