Mô hình SCP

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG VÀ QUY MÔ TỔNG TÀI SẢN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 29)

Theo Bain (1951), mô hình lý thuyết kinh tế SCP được phát triển bởi nhà kinh tế học của trường đại học Harvard là Mason vào những năm 1930 và trở nên phổ biến vào giai đoạn 1940-1946 với mục đích xác định mối tương quan giữa cấu trúc ngành công nghiệp với hiệu quả hoạt động. Một số nghiên cứu đã xem xét mô hình SCP đối với các ngành công nghiệp khác nhau. Trong các nghiên cứu này, mô hình SCP được áp dụng phổ biến cho ngành bảo hiểm và ngành ngân hàng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Các mô hình SCP chuẩn khẳng định rằng có một mối quan hệ trực tiếp giữa mức độ tập trung của thị trường và mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành. Như một cơ chế truyền dẫn, cấu trúc thị trường ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thông qua hành vi

18 của các doanh nghiệp. Những hành vi này được miêu tả bởi các biến số gồm: chiến lược giá, chiến lược hợp tác, chiến lược quảng cáo, chiến lược nghiên cứu và phát triển cùng năng lực đầu tư (Đoàn Ngọc Phi Anh, 2010). Các hành vi này sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM.

Mô hình SCP cho rằng tồn tại một mối tương quan dương giữa mức độ tập trung của thị trường và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành. Hay nói cách khác, các doanh nghiệp trong các ngành có sự tập trung thị trường cao thì sẽ kiếm được lợi nhuận cao hơn so với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành ít tập trung hơn. Một cách cụ thể, giả thiết SCP truyền thống khẳng định rằng trong thị trường tập trung, khung giá được thiết lập theo chiều hướng ít có lợi cho người tiêu dùng do kết quả của sự cạnh tranh không hoàn hảo (Berger, 1995). Như vậy, sự tập trung của thị trường càng cao, mức độ chi phối thị trường càng lớn dẫn đến sự hoàn hảo của thị trường càng giảm và lợi ích mà các NHTM đạt được trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo một phần được khai thác từ những khuyết tật của thị trường.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG VÀ QUY MÔ TỔNG TÀI SẢN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 29)