Kiểm định Hausman

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG VÀ QUY MÔ TỔNG TÀI SẢN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 49)

Thông qua quá trình xử lý số liệu, hiện tượng đa cộng tuyến đã bị loại bỏ vì các biến phụ thuộc không có sự tương quan lớn. Do đó, dữ liệu được đưa vào mô hình gồm 9 biến số với 173 mẫu như ban đầu.

Sau khi sử dụng hai mô hình FEM và mô hình REM để hồi quy tìm ảnh hưởng của CR3 và BSI đến ROA, giả thuyết của kiểm định Hausman được xây dựng như sau:

o H0: Không có tương quan giữa các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên (Lựa chọn mô hình REM);

o H1: Có tương quan giữa các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên (Lựa chọn mô hình FEM).

Bảng 4.1. Kết quả kiểm định Hausman

Correlated Random Effects - Hausman Test Equation: Untitled

Test cross-section random effects

Test Summary Chi-Sq. Statistic Chi-Sq. d.f. Prob.

Cross-section random 9.728267 9 0.3729

Nguồn: Trích từ kết quả kiểm định Hausman bằng Eview 8

Vì giá trị P>10% nên giả thuyết H0 bị bác bỏ. Do đó, mô hình hồi quy các ảnh hưởng cố định FEM phù hợp hơn mô hình hồi quy các ảnh hưởng ngẫu nhiên REM. Kết quả của mô hình FEM được trình bày trong bảng 4.2.

36

Bảng 4.2. Kết quả của mô hình hồi quy các ảnh hưởng cố định FEM

Biến số Hệ số tương quan Độ lệch chuẩn Thống kê t Giá trị P

C -4.099806 1.871085 -2.191138 0.0302** CR3 0.017603 0.008709 2.021313 0.0453** BSI 0.149504 0.078525 1.903897 0.0591*** LAR 0.019199 0.004869 3.94319 0.0001* LIR 0.019278 0.003435 5.612019 0.0000* PCL -0.124865 0.048697 -2.56411 0.0115* DLE -0.00665 0.002808 -2.36848 0.0193* IITI -0.004176 0.001726 -2.419301 0.0169* GDP 0.204727 0.044074 4.645047 0.0000* INF 0.012547 0.003988 3.146199 0.0020* R2= 0.833064 Prob (F-Statistic): 0.000000 F-statistic: 17.01822 Durbin-Watson Stat: 2.119964

*,**,*** tương đương với mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Eview

4.1.1.2. Kết quả kiểm định sự phù hợp của hệ số hồi quy

Kết quả kiểm định F-Test

Kiểm định F-test được sử dụng để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy. Giả thuyết của kiểm định F-test:

o H0: 𝑅2= 0

o H1: 𝑅2> 0

Vì giá trị Prob(F-Statistic) >0 nên chưa đủ cơ sở để loại bỏ giả thuyết H0. Do đó, với mức ý nghĩa 1% thì các biến được nêu trong mô hình có ảnh hưởng 83.30% đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.

Kết quả kiểm định T-test

37

o H0: 𝛽𝑖 = 0;

o H1: 𝛽𝑖 ≠ 0 với 𝑖 = 1,9̅̅̅̅.

Với mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% thì các hệ số tương quan của các biến số trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê.

4.1.1.3. Kết quả kiểm định các khuyết tật của mô hình

Kiểm định Durbin-Watson

Kiểm định Durbin-Watson được sử dụng để phát hiện hiện tượng tự tương quan giữa phần dư của các biến trong mô hình.

Giả thuyết của kiểm định:

o H0: 𝜌 = 0 (không có tự tương quan);

o H1: 𝜌 ≠ 0 (có tự tương quan dương hoặc âm).

Theo kết quả hồi quy thể hiện trong bảng 4.1, giá trị thống kê Durbin-Watson là 2.119960 xấp xỉ bằng 2. Do đó, mô hình hồi quy được chọn không xảy ra hiện tượng tự tương quan.

Kiểm định Jarque-Bera

Các kết quả kiểm định trước đều dựa trên giả thuyết rằng phần dư trong mô hình có phân phối chuẩn. Tuy nhiên, nếu phần dư không thuộc phân phối chuẩn thì các kiểm định trên không còn chính xác, kết quả kiểm định bị sai lệch. Do đó, kiểm định Jarque- Bera được thực hiện bởi phần mềm hỗ trợ kinh tế lượng Eviews nhằm đánh giá quy luật phân phối của phần dư và đánh giá mức độ tin cậy của các kiểm định được sử dụng trong mô hình.

Giả thiết của kiểm định Jarque-Bera:

o H0: Phần dư có phân phối chuẩn;

o H1: Phần dư không có phân phối chuẩn.

Kết quả kiểm định cho thấy, giá trị P = 0.209731 lớn hơn 10% nên chưa đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0. Do đó, có thể kết luận rằng phần dư trong mô hình hồi quy phân bố theo quy luật phân phối chuẩn.

38

Biểu đồ 4.1. Kết quả kiểm định phân phối chuẩn của phần dư

0 4 8 12 16 20 -1.0 -0.8 -0.6 -0.4 -0.2 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0

Series: Standardized Residuals Sample 2006 2014 Observations 173 Mean -1.77e-17 Median 0.040400 Maximum 1.083345 Minimum -0.992775 Std. Dev. 0.452358 Skewness -0.057946 Kurtosis 2.351975 Jarque-Bera 3.123858 Probability 0.209731

Nguồn: Trích Kết quả kiểm định phân phối chuẩn phần dư từ Eviews

Tóm lại, kết quả của các kiểm định cho phép đánh giá mô hình hồi quy được chọn là mô hình phù hợp, có thể sử dụng để đại diện cho tổng thể toàn bộ hệ thống các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006-2014 và sử dụng dự đoán trong tương lai. Bởi vậy, cấu trúc thị trường ngành ngân hàng và quy mô tổng tài sản thật sự có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.

4.1.2. Kiểm định giả thiết

Theo kết quả từ bảng 4.1, cấu trúc thị trường có tác động dương đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam với mức ý nghĩa 95% và quy mô tổng tài sản có tác động dương đến hiệu quả hoạt động NHTM Việt Nam với mức ý nghĩa 90%. Do đó, hai giả thiết đưa ra được chấp nhận. Kết quả mô hình hồi quy chỉ ra rằng, ảnh hưởng của cấu trúc thị trường tác động yếu hơn so với quy mô tổng tài sản đến hiệu quả hoạt động của các NHTM.

Xét trong điều kiện các biến số khác không đổi, mức độ tập trung thị trường ngành ngân hàng tăng lên/giảm đi 1% thì hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam tăng lên/giảm đi khoảng 0.02%. Đồng thời, nếu quy mô tổng tài sản của ngân hàng (đo bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản) tăng lên/giảm đi 1 đơn vị thì hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam tăng lên/giảm đi khoảng 0.15%.

39

4.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ DỰ BÁO XU HƯỚNG

4.2.1. Ảnh hưởng của cấu trúc thị trường đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006-2014 và xu hướng phát triển Việt Nam giai đoạn 2006-2014 và xu hướng phát triển

4.2.1.1. Ảnh hưởng của cấu trúc thị trường đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006-2014 NHTM Việt Nam giai đoạn 2006-2014

Cấu trúc thị trường ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Dựa vào mức độ tập trung của thị trường để xác định mức độ cạnh tranh, từ đó các NHTM xác lập chiến lược kinh doanh phù hợp. Chiến lược kinh doanh chung của các NHTM được kết hợp từ nhiều chiến lược riêng rẽ khác nhau như chiến lược giá, chiến lược tiếp thị-quảng cáo, chiến lược về sản phẩm,…

Dựa theo kết quả tổng hợp chỉ số CR3 cùng với sự đánh giá từ Cục Quản lý cạnh tranh6, thị trường ngành ngân hàng Việt Nam có mức độ tập trung trung bình trong giai đoạn 2006-2014.

Biểu đồ 4.2. Chỉ số tập trung của ngành ngân hàng giai đoạn 2006-2014

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

6Theo Bùi Nguyễn Tuấn Anh (2011):

“Dựa vào mức độ tập trung, có thể phân loại thị trường thành các dạng như sau: - Cạnh tranh hoàn hảo với tỷ lệ tập trung rất nhỏ;

- Cạnh tranh một cách tương đối, CR3<65%, mức độ tập trung trung bình;

- Độc quyền nhóm (Oligopoly) hoặc có vị trí thống lĩnh thị trường CR3>65%, mức độ tập trung cao; - Độc quyền, CR1 xấp xỉ 100%.” 56.50 43.51 46.66 44.31 38.30 38.14 38.21 33.21 37.51 - 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 CHỈ SỐ TẬP TRUNG THỊ TRƯỜNG 2006-2014 Chỉ số tập trung thị trường ngành ngân hàng

40 Với mức độ tập trung thị trường trung bình, cấu trúc thị trường ngành ngân hàng Việt Nam là cấu trúc thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Do đó, trong việc khai thác khuyết tật của thị trường cạnh tranh không hoàn hảo để tối đa hoá hiệu quả hoạt động kinh doanh, các NHTM Việt Nam xây dựng nên những chiến lược kinh doanh phù hợp với thế mạnh của mình. Thị trường không trong suốt cộng với lợi thế về kinh nghiệm và trình độ, các NHTM càng nắm sự chủ động trong việc đưa ra giá cả và xây dựng sản phẩm. Chính sự khác biệt về giá và sự đa dạng hoá sản phẩm làm tăng doanh thu và lợi nhuận, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.

Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo hay thị trường không tập trung, vì sản phẩm đồng nhất, không có chi phí giao dịch và thông tin trong suốt nên các doanh nghiệp cùng ngành nghề chỉ cạnh tranh với nhau về giá. Tuy nhiên, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo hay thị trường có mức độ tập trung lớn buộc các NHTM cạnh tranh trên mọi khía cạnh của sản phẩm, dịch vụ được cung cấp. Với mức độ tập trung trung bình, cấu trúc thị trường ngành ngân hàng Việt Nam đã tạo ra một số tác động đến hành vi của NHTM. Tác động rõ ràng đầu tiên của sự tập trung thị trường đến chiến lược kinh doanh của các NHTM là sự khác biệt hoá trong các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng. Các NHTM Việt Nam đều cung cấp cùng các dòng sản phẩm tương tự nhau về chức năng như: sản phẩm tiền gửi, sản phầm tín dụng, sản phẩm thẻ, các dịch vụ uỷ thác, dịch vụ ngân quỹ, chuyển/nhận tiền,… Tuy nhiên, giữa các sản phẩm cụ thể trong các dòng sản phẩm, dịch vụ trên đều có những điểm khác biệt như kỳ hạn, đối tượng khách hàng mục tiêu, các ưu đãi, điều kiện yêu cầu tối thiểu (trong các dòng sản phầm tiền gửi và sản phẩm tín dụng); hạn mức, đơn vị liên kết, đồng thương hiệu, phương thức thanh toán, đơn vị chấp nhận thẻ (đối với các dòng sản phẩm thẻ); thời gian thực hiện, phương thức tính phí (đối với các dịch vụ ngân quỹ),…

Đối với các NHTM có quy mô lớn, sự đa dạng về sản phẩm, dịch vụ được thể hiện rõ hơn nhờ khả năng đầu tư vào nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm.

41

Bảng 4.3. Một số sản phẩm thẻ của DongABank, OceanBank và HDBank

Thẻ tín dụng Thẻ ghi nợ Thẻ trả trước D o n g A B a n k

-Thẻ Visa DongA Bank -Thẻ Đa năng Đông Á -Thẻ Liên kết sinh viên -Thẻ Đa năng chứng khoán -Thẻ Bác sỹ -Thẻ Mua sắm -Thẻ Nhà giáo -Thẻ DongABank Co.opmart O c e a n B a n k -Thẻ Visa OceanBank -Thẻ Visa OceanBank Food Lovers’Edition -Thẻ Visa OceanBank Professors’Edition

-Thẻ ghi nợ nội địa -Thẻ đồng thương hiệu -Thẻ tỷ phú ATM -Thẻ siêu nhanh

-Thẻ OceanBank Visa Debit

-Thẻ OP Card -Thẻ OP Plus H D B a n k -Thẻ HDBank MasterCard -Thẻ Visa HDBank -Thẻ hình ảnh myCard -Thẻ thông minh HDCard -Thẻ iSmartCard

-Thẻ SecuritiesCard -Thẻ liên kết sinh viên -Thẻ HDBank Visa

-Thẻ HDBank Gift Card

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Khác biệt hoá sản phẩm, dịch vụ tạo điều kiện để phục vụ tối đa nhu cầu đa dạng của khách hàng từ đó làm tăng hiệu quả hoạt động của các NHTM. Mặt khác, khác biệt hoá sản phẩm sẽ tạo ra hạn chế đối với khách hàng khi tìm kiếm và so sánh giữa các sản phẩm, dịch vụ tương đồng được cung cấp bởi các NHTM khác nhau. Từ đó, biểu giá của các sản phẩm, dịch vụ trên cũng dễ dàng được điều chỉnh linh hoạt.

42 Tác động thứ hai của cấu trúc thị trường đến hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam là tạo ra sự khác biệt về giá. Giá cả trong ngân hàng chính là lãi suất đối với các khoản cấp tín dụng và các loại phí đối với các dịch vụ phi tín dụng khác. Giá của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận hoạt động của các NHTM. Sự khác biệt về giá giữa các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng có được là do ảnh hưởng của sự bất cân xứng về thông tin trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Vai trò của các NHTM trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo là người chấp nhận giá thì trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, các NHTM đóng vai trò chủ động hơn và trở thành người tạo giá trên thị trường. Nghĩa là, với cùng một sản phẩm, dịch vụ đồng nhất, giá của chúng sẽ được thiết lập khác nhau tại các NHTM khác nhau.

Bảng 4.4. Biểu phí một số dịch vụ một số Techcombank và Eximbank năm 2014 Các sản phẩm, dịch vụ Techcombank Eximbank

Phí quản lý tài khoản thường 9.900VND/tháng 10.000VND/tháng Cung ứng séc trắng 20.000VND/quyển 15.000VND/quyển

Bảo chi séc 10.000VND/tờ 10.000VND/tờ

Thông báo séc không đủ khả năng thanh toán

50.000VND/tờ 50.000VND/tờ

Phí chuyển tiền quốc tế 0.2%-0.3%/lệnh+điện phí

0.15%-0.20% (tối thiểu 5USD, tối đa 150USD) Chỉnh/tra soát lệnh chuyển tiền 5USD/lần+điện phí 10USD/lần

Kiểm đếm hộ VND 0.03%-0.05% 0.03%

Kiểm định ngoại tệ 0.2USD/tờ 0.2USD/tờ

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Dựa vào ưu thế này, các NHTM có khả năng nâng cao lợi nhuận đạt được trong kinh doanh, từ đó ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, tính cạnh tranh trong thị trường vẫn còn, khả năng nắm bắt thông tin của người tiêu dùng bị hạn chế nhưng không bị triệt tiêu và Luật cạnh tranh (2004) cấm tình trạng làm giá của các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường nên việc khác biệt về giá theo hướng nâng cao giá

43 bán sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của ngân hàng và đánh mất dần lòng tin của khách hàng nếu chất lượng dịch vụ không thay đổi.

4.2.1.2. Xu hướng phát triển của cấu trúc thị trường ngành ngân hàng

Với xu hướng hợp nhất và sáp nhập các NHTM do ảnh hưởng từ kết quả Đề án tái cơ cấu hệ thống TCTD Việt Nam của NHNN giai đoạn 1 và kế hoạch của đề án giai đoạn 2, cấu trúc thị trường ngành ngân hàng Việt Nam sẽ tiếp tục chuyển biến theo chiều hướng tập trung hơn. Biểu đồ 4.2. chỉ ra sự tăng nhẹ của chỉ số CR3 trong năm 2014. Sự tăng lên này một phần do sự tác động của hoạt động tái cấu trúc hệ thống các TCTD của NHNN trong thời gian qua. Do đó, nếu không xét đến sự thay đổi của những yếu tố khác ngoài mức độ tập trung thị trường thì trong những năm tiếp theo, hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam sẽ tăng tương ứng. Tuy nhiên, với những quy định của Luật cạnh tranh 2004, tình trạng độc quyền sẽ khó xảy ra đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ngân hàng. Kết quả của mô hình hồi quy cho thấy, khi giả định các yếu tố khác của thị trường và hành vi của các NHTM (thể hiện thông qua các chỉ số tài chính như tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ thanh khoản,…) không thay đổi, việc gia tăng mức độ tập trung thị trường sẽ gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM. Nhưng thực tế, các yếu tố môi trường vĩ mô của Việt Nam không ổn định, chiến lược kinh doanh của các NHTM cũng thay đổi phù hợp với các sự thay đổi của môi trường ngành và môi trường kinh tế vĩ mô. Do đó, cấu trúc thị trường trong tương lai khi điều kiện các yếu tố khác thay đổi không chắc chắn đem lại hiệu quả hoạt động cho các NHTM Việt Nam như trong giai đoạn 2006-2014.

4.2.2. Ảnh hưởng của quy mô tổng tài sản đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam 2006-2014 và xu hướng phát triển Nam 2006-2014 và xu hướng phát triển

4.2.2.1. Ảnh hưởng của quy mô tổng tài sản đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006-2014 NHTM Việt Nam giai đoạn 2006-2014

Tương tự ảnh hưởng của cấu trúc thị trường ngành, quy mô tổng tài sản có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006-2014. Trong giai đoạn 2006-2014, quy mô tổng tài sản của các NHTM Việt Nam, từ các NHTM

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG VÀ QUY MÔ TỔNG TÀI SẢN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 49)