DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ·····································································

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG VÀ QUY MÔ TỔNG TÀI SẢN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 37)

3.2.1. Các biến số

3.2.1.1. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Trong các chỉ số được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam, ROA được chọn làm biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy. Tuy còn nhiều hạn chế khi sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM nhưng khoá luận vẫn sử dụng chỉ tiêu này làm biến phụ thuộc vì ưu điểm tính toán dễ dàng và tính chất có thể so sánh được giữa các NHTM không cùng quy mô. Bên cạnh đó, ROA phù hợp để đánh giá toàn bộ hiệu quả hoạt động của các NHTM và không phân biệt nguồn hình thành tài sản được sử dụng như chỉ tiêu ROE.

Theo giới thiệu ở phần trên, có nhiều nhận thức khác nhau khi tính toán tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA. Công thức cụ thể được sử dụng để tính toán chỉ tiêu ROA phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu và phương pháp xử lý số liệu. Trong điều kiện hạn chế về số liệu và thời gian nghiên cứu, biến phụ thuộc ROA sử dụng trong mô hình hồi quy được tính toán theo công thức sau:

25 𝑅𝑂𝐴 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 × 100

Chỉ số ROA được tính toán dựa trên báo cáo tài chính riêng lẻ của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006-2014.

3.2.1.2. Chỉ số tập trung ngành (CR3)

Chỉ số CR3 được sử dụng để đo lường mức độ tập trung của thị trường ngành ngân hàng. Thị phần được lựa chọn để tính toán chỉ số CR3 là thị phần tín dụng của nhóm ba NHTM lớn nhất Việt Nam được bầu chọn của Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VietNam Report-VNR500) qua các năm3. Việc lựa chọn ba NHTM lớn nhất trong hệ thống các TCTD Việt Nam để tính toán chỉ số tập trung thị trường ngành ngân hàng hoàn toàn dựa vào mức độ dễ dàng khi tính toán và phân loại các dạng thị trường theo tiêu chí của Cục Quản lý thị trường Việt Nam. Tuy chỉ số CR3 có hạn chế về mức độ khách quan trong khâu xử lý số liệu hơn chỉ số HHI nhưng theo Trương Quang Thông (2010), hai chỉ số này có tương quan với nhau và sự lựa chọn một trong hai chỉ số này không làm thay đổi đáng kể kết quả nghiên cứu.

Mức độ tập trung của thị trường sử dụng trong bài được đánh giá trên toàn hệ thống các TCTD Việt Nam theo từng năm. Vì vậy, với mẫu được chọn gồm 9 năm trong giai đoạn 2006-2014, có 9 chỉ số CR3 được đưa vào mô hình.

3.2.1.3. Quy mô tổng tài sản (BSI)

Như đã đề cập ở chương 2, quy mô của một doanh nghiệp có thể được đo lường bởi nhiều chỉ tiêu khác nhau. Trong các chỉ tiêu đó, quy mô tổng tài sản được sử dụng nhiều đối với các NHTM. Do vậy, khoá luận sử dụng chỉ tiêu tổng tài sản là thước đo quy mô của các NHTM Việt Nam.

Việc tăng quy mô tổng tài sản có nhiều tác động đến hoạt động kinh doanh của các NHTM. Tăng quy mô tổng tài sản làm hạn chế khả năng gia nhập ngành của các doanh nghiệp mới, hạn chế số lượng đối thủ cạnh tranh và tăng sự phân tán của ngành.

3 Số liệu NHTM lớn nhất được tổng hợp từ VNR500 từ năm 2007-2014. Riêng năm 2006, vì VNR500 chưa cập nhật đến nên xếp hạng NHTM được tác giả tự tổng hợp theo tiêu chí quy mô tổng tài sản.

26 Đồng thời, nếu hiệu quả quản lý tốt và quy mô của các NHTM là tối ưu thì lợi thế nhờ quy mô sẽ xuất hiện, nhờ đó hiệu quả kinh doanh của các NHTM tăng lên. Ngược lại, quy mô tăng dẫn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM sẽ giảm đi.

3.2.1.4. Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LAR)

Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản được sử dụng để đánh giá chất lượng tài sản có của các NHTM.

Chỉ số LAR được xác định theo công thức:

𝐿𝐴𝑅 = 𝐶ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑘ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔 + 𝐶ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑐á𝑐 𝑇𝐶𝑇𝐷

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 × 100

Trong công thức tính tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, khoản mục cho vay khách hàng và cho vay các TCTD khác chưa bao gồm dự phòng rủi ro tín dụng. Khái niệm chất lượng tài sản có được đánh giá trên khả năng sinh lời của các tài sản này. Trong các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của NHTM, các sản phẩm tín dụng vẫn luôn tạo ra một mức lợi nhuận tương đối cao so với các sản phẩm, dịch vụ còn lại. Do đó, LAR được kỳ vọng mang dấu dương trong mô hình hồi quy.

3.2.1.5. Tỷ lệ thanh khoản (LIR)

Ngoài rủi ro tín dụng, loại rủi ro thứ hai có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ đến lợi nhuận mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTM là rủi ro thanh khoản. Đây là dạng rủi ro xuất hiện khi NHTM thiếu khả năng chi trả và không đáp ứng đủ nhu cầu tiền mặt của khách hàng do yếu kém trong việc chuyển đổi tài sản khác ra tiền. Không riêng đối với từng NHTM, rủi ro thanh khoản ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của toàn bộ hệ thống NHTM. Nếu hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản không tốt thì rủi ro thanh khoản của một NHTM có thể gây ra sự đổ vỡ của toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam.

Tỷ lệ thanh khoản được sử dụng để đánh giá hành vi của các NHTM khi chuẩn bị để ứng phó với nhu cầu thanh khoản trong hoạt động. Theo Nguyễn Minh Kiều (2013), tỷ lệ thanh khoản được xác định bằng tỷ số giữa các tài sản dự trữ trên nợ phải trả. Tài

27 sản dự trữ được định nghĩa là các tài sản có tính thanh khoản cao nên tài sản dự trữ được xác định là: tiền, tiền gửi tại NHNN và tiền gửi tại các TCTD.

Chỉ tiêu này được xác định bởi công thức:

𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 = 𝑇𝑖ề𝑛 + 𝑇𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖 𝑁𝐻𝑁𝑁 + 𝑇𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖 𝑐á𝑐 𝑇𝐶𝑇𝐷

𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả × 100 Các loại tài sản dự trữ có tính thanh khoản cao thì khả năng sinh lời trên các tài sản đó thấp. Tiền mặt tại quỹ của các NHTM không những không phát sinh thu nhập cho NHTM mà còn gánh chịu chi phí lãi phải trả của nguồn vốn huy động. Các loại tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác tuy có khả năng tạo ra thu nhập cho NHTM nhưng tỷ lệ sinh lời thấp, chỉ có thể bù đắp một phần chi phí huy động vốn. Do đó, việc dự trữ nhiều tài sản có tính thanh khoản cao để phục vụ cho nhu cầu thanh khoản trong quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM là một chi phí cơ hội khi sử dụng vốn của NHTM đó. Vì vậy, các NHTM phải chấp nhận đánh đổi giữa lợi nhuận kỳ vọng và sự an toàn.

Theo phân tích như trên, tỷ lệ thanh khoản càng cao thì khả năng sinh lời của NHTM càng giảm, từ đó dẫn đến hiệu quả hoạt động của các NHTM đánh giá theo tiêu chí ROA cũng giảm theo.

3.2.1.6. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (PCL)

Dự phòng rủi ro tín dụng (RRTD) được trích lập theo quy định của NHNN đối với từng khách hàng và từng khoản cấp tín dụng. Mức trích lập dự phòng RRTD đối với các NHTM được NHNN quy định và áp dụng thống nhất trên toàn hệ thống các TCTD. Tuy nhiên, tỷ lệ dự phòng RRTD trên tổng dư nợ của các NHTM sẽ khác nhau phụ thuộc vào chất lượng các khoản tín dụng được cấp. Do đó, tỷ lệ dự phòng RRTD trên tổng dư nợ có thể được sử dụng để đánh giá hiệu quả trong hoạt động tín dụng của các NHTM. Tỷ lệ này càng cao thì chất lượng tín dụng càng giảm, hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM càng giảm.

Công thức xác định tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng như sau:

𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑑ự 𝑝ℎò𝑛𝑔 𝑅𝑅𝑇𝐷 = 𝐷ự 𝑝ℎò𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑘ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔 𝑣à 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑇𝐶𝑇𝐷

28

3.2.1.7. Tỷ lệ tiền gửi huy động trên tổng nguồn vốn (DLE)

Tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi của cá nhân là một bộ phận chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh của các NHTM. Nguồn vốn này có chi phí khá thấp so với các nguồn vốn huy động khác như vốn đi vay, vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ tiền gửi huy động trên tổng nguồn vốn được sử dụng nhằm đánh giá khả năng thu hút nguồn vốn có chi phí thấp này. Tỷ lệ này được tính toán bởi công thức:

𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑡𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖 ℎ𝑢𝑦 độ𝑛𝑔 = 𝑇𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖 𝑘ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔 + 𝑇𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖 𝑐ủ𝑎 𝑐á𝑐 𝑇𝐶𝑇𝐷

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 × 100 Vì được nguồn vốn hình thành từ tiền gửi là nguồn vốn có chi phí sử dụng tương đối thấp nên tỷ lệ tiền gửi huy động trong tổng nguồn vốn được kỳ vọng có tác động dương đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam.

3.2.1.8. Tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng thu nhập (IITI)

Chỉ tiêu thu nhập lãi trên tổng thu nhập được được đưa vào mô hình với vai trò là biến độc lập xác định chiến lược kinh doanh, đồng thời cũng có thể được sử dụng để đánh giá khẩu vị rủi ro4 của các NHTM tại Việt Nam. Công thức xác định tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng thu nhập:

𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑙ã𝑖 𝑡𝑟ê𝑛 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 =𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑙ã𝑖 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 × 100

Trong đó, tổng thu nhập bao gồm: thu nhập thuần từ lãi, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ, lãi/(lỗ) từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, lãi/(lỗ) từ mua bán chứng khoán kinh doanh, lãi/(lỗ) từ mua bán chứng khoán đầu tư, lãi/(lỗ) thuần từ hoạt động khác và thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần.

Hoạt động tín dụng là một hoạt động truyền thống của các NHTM. Vì vậy, doanh thu lãi từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng doanh thu của

4 Quy chế hướng dẫn về thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro cho công ty quản lý quỹ định nghĩa: “Khẩu vị rủi ro là các loại hình rủi ro và mức độ rủi ro tổng hợp mà Công ty hoặc khách hàng uỷ thác sẵn sàng chấp nhận để đạt được mục tiêu đầu tư”. Như vậy, đối với các NHTM, khẩu vị rủi ro chính là các loại hình rủi ro và mức độ rủi ro được NHTM sẵn sàng chấp nhận trong hoạt động kinh doanh nhằm thu được kết quả kinh doanh mong muốn. Mức độ chấp nhận rủi ro càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng đạt được càng cao.

29 các NHTM Việt Nam. Tỷ lệ này lớn chứng tỏ các NHTM chấp nhận rủi ro ở mức cao để thu được lợi nhuận kỳ vọng cao hơn khi so sánh với các dịch vụ ngân hàng phi tín dụng. Dựa vào phân tích trên, có thể kỳ vọng rằng tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng thu nhập tác động dương hoặc âm đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.

3.2.1.9. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP)

Nền kinh tế phát triển là điều kiện môi trường bên ngoài thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các NHTM. Trong giai đoạn 2006-2014, tăng trưởng kinh tế tính theo tỷ lệ tăng tổng sản phẩm quốc nội hàng năm có biến động. Những năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng GDP có xu hướng tăng dần.

Biểu đồ 3.1. Tăng trưởng GDP hằng năm của Việt Nam giai đoạn 2006-2014

Nguồn: Tổng cục Thống Kê

Tăng trưởng kinh tế là điều kiện môi trường bên ngoài thuận lợi để các ngành nghề trong nền kinh tế phát triển. Sự phát triển của các ngành nghề khác là cơ hội kinh doanh cho các NHTM. Do đó, kỳ vọng rằng tăng trưởng kinh tế có tác động dương đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.

3.2.1.10. Tỷ lệ lạm phát hàng năm (INF) 6.98 7.13 5.66 5.40 6.42 6.24 5.25 5.42 5.90 1.10 1.80 1.20 0.97 1.29 1.09 0.62 0.49 0.51 - 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 1.60 1.80 2.00 - 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm

Tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm (%) ROA trung bình ngành

30 Trong giai đoạn 2006-2014, tỷ lệ lạm phát có sự biến động tương đối lớn. Biểu hiện của biến động này thể hiện ở lạm phát hai con số trong năm 2008 và 2011. Các năm còn lại, lạm phát được đánh giá ở mức độ tương đối thấp. Đặc biệt trong các năm gần đây, từ 2011 đến 2014, lạm phát của Việt Nam có xu hướng giảm mạnh.

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ lạm phát hằng năm của Việt Nam giai đoạn 2006-2014

Nguồn: Tổng cục Thống Kê

Do tác động phân phối lại thu nhập làm cho người cho vay chịu thiệt hại và người đi vay được hưởng lợi nên biến số lạm phát có thể tác động âm hoặc dương đến hiệu quả hoạt động của các NHTM.

3.2.2. Xử lý số liệu

3.2.2.1. Kiểm tra phân phối chuẩn của các biến số

Dữ liệu sử dụng trong mô hình hồi quy gồm 9 biến số được tổng hợp từ 31 NHTM Việt Nam trong 9 năm (2006-2014). Số lượng các NHTM được thu thập không giống

7.39 8.3 22.97 6.88 9.19 18.58 9.21 6.6 4.09 1.10 1.80 1.20 0.97 1.29 1.09 0.62 0.49 0.51 - 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 1.60 1.80 2.00 0 5 10 15 20 25 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tỷ lệ lạm phát hàng năm Tỷ lệ lạm phát hàng năm (%) ROA trung bình ngành

31 nhau giữa các năm5 nên mô hình hồi quy sử dụng 173 mẫu nghiên cứu. Vì vậy, dữ liệu dùng để hồi quy được trình bày dưới dạng bảng không cân bằng. Số liệu được xử lý bằng phầm mềm hỗ trợ Eviews 8.

Kết quả thống kê mô tả các biến số được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.1. Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình giai đoạn 2006-2014

ROA CR3 BSI LAR LIR PCL DLE IITI GDP INF

Mean 1.11 40.20 17.49 54.42 25.30 1.22 72.50 83.27 5.87 11.04 Med 0.97 38.21 17.45 55.50 22.54 1.07 72.04 84.09 5.66 9.19 Max 5.95 56.50 20.31 94.96 99.43 4.75 130.99 160.40 7.13 22.97 Min 0.01 33.21 13.01 11.39 2.68 0.06 30.05 16.25 5.25 4.09 Std. 0.82 5.28 1.46 14.21 15.52 0.68 11.58 18.25 0.59 5.84 Skew 2.37 1.10 -0.28 -0.15 1.76 1.40 -0.19 -0.4 0.71 1.04 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Theo số liệu thống kê trên, hầu hết các biến số đều có giá trị trung bình và giá trị trung vị tương đương. Đồng thời, ngoại trừ ROA và LIR, PCL có độ nghiêng (Skewness) tương đối lớn (giá trị tuyệt đối của Skewness lớn hơn 1), các biến số còn lại đều có độ nghiêng nhỏ. Do đó, các biến số như CR3, BSI, LAR, PCL, DLE, IITI, GDP và INF đều có thể phân bố theo luật phân phối chuẩn.

Do sự ảnh hưởng của công thức tính chưa loại bỏ được ảnh hưởng tăng/giảm đột ngột của tổng tài sản vào thời điểm cuối năm, nên có mức độ lệch chuẩn tương đối lớn (khoảng 0.82). Đây là một hạn chế trong khâu xử lý số liệu để đưa vào mô hình hồi quy của khoá luận.

3.2.2.2. Kiểm tra tương quan giữa các biến số

Sử dụng phầm mềm kinh tế lượng Eviews 8, các số liệu được thống kê mô tả thông qua ma trận hệ số tương quan nhằm kiểm tra sự tương quan giữa các biến độc lập

32 và giữa biến độc lập với biến phụ thuộc. Mục đích của kiểm tra tương quan là tìm ra mối quan hệ giữa các biến số được đưa vào mô hình. Mối tương quan giữa biến phụ thuộc ROA với các biến độc lập là cơ sở để đưa các biến độc lập vào mô hình, tức là các biến số này có ảnh hưởng đến ROA và có thể sử dụng để giải thích sự thay đổi của ROA. Mối tương quan giữa các biến độc lập là căn cứ để loại bỏ biến độc lập đó ra khỏi mô hình nhằm tránh hiện tượng đa cộng tuyến trong hồi quy.

Bảng 3.2. Bảng hệ số tương quan giữa các biến

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Ewiews

Kết quả trong bảng 3.2. cho thấy các biến số trong mô hình đều có tương quan

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG VÀ QUY MÔ TỔNG TÀI SẢN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)