3.1.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả được sử dụng trong quá trình xử lý số liệu, bao gồm tính giá trị trung bình, giá trị trung vị, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, độ lệch chuẩn và độ nghiêng nhờ phần mềm hỗ trợ Eviews 8. Việc tính toán các giá trị trên nhằm mục đích kiểm tra quy luật phân phối chuẩn của các biến số. Việc hồi quy dựa trên các biến số có phân phối chuẩn sẽ hạn chế xảy ra ước lượng chệch.
Bên cạnh đó, thống kê mô tả xác định hệ số tương quan của các biến số nhằm đánh giá bước đầu về mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Bên cạnh đó, thống kê mô tả còn nhằm phân tích khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến nếu sử dụng đồng thời tất cả các biến số này vào mô hình quy. Kết quả của thống kê mô tả xác định hệ số tương quan của các biến số là cơ sở để loại bỏ biến độc lập có tương quan ra khỏi mô hình.
3.1.2. Phương pháp hồi quy
3.1.2.1. Mô hình hồi quy được sử dụng
Mô hình hồi quy sử dụng được dựa trên mô hình kinh tế SCP do Gibert (1984) áp dụng cho ngành ngân hàng (Trương Quang Thông, 2010) để xem xét mức độ ảnh hưởng của cấu trúc thị trường và quy mô tổng tài sản đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006-2014.
Mô hình kinh tế này có dạng hàm tổng quát như sau: 𝑃 = 𝑓(𝑆, 𝐵, 𝐷, 𝐶, 𝑋) Trong đó,
o P là biến số hiệu năng của các ngân hàng;
o S, B là các biến số đại diện cho cấu trúc của ngân hàng;
o D thể hệ cầu của thị trường;
23
o X là các biến số kiểm soát.2
Mô hình kinh tế được sử dụng để xây dựng mô hình hồi quy lượng hoá tác động của cấu trúc thị trường và quy mô ngân hàng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong khoá luận này có dạng hàm:
𝑃 = 𝑓(𝑆, 𝐵, 𝐷, 𝑋)
Dựa trên mô hình tổng quát, mô hình hồi quy sử dụng trong khoá luận có dạng: 𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡 = 𝛼0 + 𝛼1𝐶𝑅3𝑖𝑡 + 𝛼2𝐵𝑆𝐼𝑖𝑡 + 𝛼3𝐿𝐴𝑅𝑖𝑡 + 𝛼4𝐿𝐼𝑅𝑖𝑡 + 𝛼5𝑃𝐶𝐿𝑖𝑡+ 𝛼6𝐷𝐿𝐸𝑖𝑡 +
𝛼7𝐼𝐼𝑇𝐼𝑖𝑡 + 𝛼8𝐺𝐷𝑃𝑖𝑡 + 𝛼9𝐼𝑁𝐹𝑖𝑡 + 𝜀𝑖𝑡 với (𝑖 = 1, 173̅̅̅̅̅̅̅̅ và 𝑡 = 2006,2014̅̅̅̅̅̅̅̅̅̅̅̅̅̅) Trong đó,
o ROA đo lường hiệu quả hoạt động của các NHTM;
o CR3 (3-Commercial bank Concentration Ratio) là chỉ số tập trung thị trường ngành ngân hàng áp dụng đối với ba NHTM lớn nhất hệ thống TCTD;
o BSI là quy mô tổng tài sản, được đo lường bởi logarit tự nhiên của tổng tài sản của NHTM;
o Các biến số khác thuộc về hành vi của các NHTM phản ứng với các điều kiện của môi trường kinh doanh gồm: tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (Loans to Assets Ratio-LAR), tỷ lệ thanh khoản (Liquility ratio-LIR), tỷ lệ thu nhập lãi thuần trong tổng thu nhập (Interest Income to Total Income-IITI), tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (Provision for Credit Loss-PCL), tỷ lệ tiền gửi huy động trong tổng nguồn vốn (Deposits to Liabilities and Equity-DLE) và;
o Các biến số đại diện cho tác động của môi trường vĩ mô gồm: tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm (Gross Domestic Products growth-GDP)và tỷ lệ lạm phát hàng năm (Inflation-INF).
3.1.2.2. Phương pháp ước lượng và tiến trình thực hiện
Với bộ dữ liệu bảng không cân bằng, phương pháp ước lượng được sử dụng dựa trên cả hai mô hình FEM và REM. Sau khi có kết quả ước lượng của hai mô hình hồi
24 quy, kiểm định Hausman được sử dụng để đánh giá mức độ phù hợp của hai mô hình làm cơ sở lựa chọn mô hình tốt nhất.
Dựa trên mô hình hồi quy được lựa chọn sau kiểm định Hausman, các kiểm định khác gồm T-test, F-test được thực hiện để đánh giá sự phù hợp của các hệ số hồi quy và kiểm định Durbin-Watson, kiểm định Jarque-Bera đối với phần dư được thực hiện để kiểm định các khuyết tật của mô hình đã chọn. Kiểm định Durbin-Waston được tiến hành để đánh giá mô hình hồi quy có xảy ra hiện tượng tự tương quan hay không. Nếu mô hình xảy ra hiện tượng tự tương quan thì các kiểm định T-test và F-test không còn đáng tin cậy. Cuối cùng, kiểm định Jarque-Bera sử dụng để kiểm định phân phối chuẩn của phần dư. Kết quả của kiểm định Jarque-Bera dùng để đánh giá mức độ tin cậy của các kiểm định trước đó bởi vì tính chất phân phối chuẩn của phần dư là điều kiện để đánh giá mức ý nghĩa các kiểm định T-test, F-test.
3.2. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 3.2.1. Các biến số 3.2.1. Các biến số
3.2.1.1. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Trong các chỉ số được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam, ROA được chọn làm biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy. Tuy còn nhiều hạn chế khi sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM nhưng khoá luận vẫn sử dụng chỉ tiêu này làm biến phụ thuộc vì ưu điểm tính toán dễ dàng và tính chất có thể so sánh được giữa các NHTM không cùng quy mô. Bên cạnh đó, ROA phù hợp để đánh giá toàn bộ hiệu quả hoạt động của các NHTM và không phân biệt nguồn hình thành tài sản được sử dụng như chỉ tiêu ROE.
Theo giới thiệu ở phần trên, có nhiều nhận thức khác nhau khi tính toán tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA. Công thức cụ thể được sử dụng để tính toán chỉ tiêu ROA phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu và phương pháp xử lý số liệu. Trong điều kiện hạn chế về số liệu và thời gian nghiên cứu, biến phụ thuộc ROA sử dụng trong mô hình hồi quy được tính toán theo công thức sau:
25 𝑅𝑂𝐴 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 × 100
Chỉ số ROA được tính toán dựa trên báo cáo tài chính riêng lẻ của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006-2014.
3.2.1.2. Chỉ số tập trung ngành (CR3)
Chỉ số CR3 được sử dụng để đo lường mức độ tập trung của thị trường ngành ngân hàng. Thị phần được lựa chọn để tính toán chỉ số CR3 là thị phần tín dụng của nhóm ba NHTM lớn nhất Việt Nam được bầu chọn của Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VietNam Report-VNR500) qua các năm3. Việc lựa chọn ba NHTM lớn nhất trong hệ thống các TCTD Việt Nam để tính toán chỉ số tập trung thị trường ngành ngân hàng hoàn toàn dựa vào mức độ dễ dàng khi tính toán và phân loại các dạng thị trường theo tiêu chí của Cục Quản lý thị trường Việt Nam. Tuy chỉ số CR3 có hạn chế về mức độ khách quan trong khâu xử lý số liệu hơn chỉ số HHI nhưng theo Trương Quang Thông (2010), hai chỉ số này có tương quan với nhau và sự lựa chọn một trong hai chỉ số này không làm thay đổi đáng kể kết quả nghiên cứu.
Mức độ tập trung của thị trường sử dụng trong bài được đánh giá trên toàn hệ thống các TCTD Việt Nam theo từng năm. Vì vậy, với mẫu được chọn gồm 9 năm trong giai đoạn 2006-2014, có 9 chỉ số CR3 được đưa vào mô hình.
3.2.1.3. Quy mô tổng tài sản (BSI)
Như đã đề cập ở chương 2, quy mô của một doanh nghiệp có thể được đo lường bởi nhiều chỉ tiêu khác nhau. Trong các chỉ tiêu đó, quy mô tổng tài sản được sử dụng nhiều đối với các NHTM. Do vậy, khoá luận sử dụng chỉ tiêu tổng tài sản là thước đo quy mô của các NHTM Việt Nam.
Việc tăng quy mô tổng tài sản có nhiều tác động đến hoạt động kinh doanh của các NHTM. Tăng quy mô tổng tài sản làm hạn chế khả năng gia nhập ngành của các doanh nghiệp mới, hạn chế số lượng đối thủ cạnh tranh và tăng sự phân tán của ngành.
3 Số liệu NHTM lớn nhất được tổng hợp từ VNR500 từ năm 2007-2014. Riêng năm 2006, vì VNR500 chưa cập nhật đến nên xếp hạng NHTM được tác giả tự tổng hợp theo tiêu chí quy mô tổng tài sản.
26 Đồng thời, nếu hiệu quả quản lý tốt và quy mô của các NHTM là tối ưu thì lợi thế nhờ quy mô sẽ xuất hiện, nhờ đó hiệu quả kinh doanh của các NHTM tăng lên. Ngược lại, quy mô tăng dẫn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM sẽ giảm đi.
3.2.1.4. Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LAR)
Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản được sử dụng để đánh giá chất lượng tài sản có của các NHTM.
Chỉ số LAR được xác định theo công thức:
𝐿𝐴𝑅 = 𝐶ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑘ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔 + 𝐶ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑐á𝑐 𝑇𝐶𝑇𝐷
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 × 100
Trong công thức tính tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, khoản mục cho vay khách hàng và cho vay các TCTD khác chưa bao gồm dự phòng rủi ro tín dụng. Khái niệm chất lượng tài sản có được đánh giá trên khả năng sinh lời của các tài sản này. Trong các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của NHTM, các sản phẩm tín dụng vẫn luôn tạo ra một mức lợi nhuận tương đối cao so với các sản phẩm, dịch vụ còn lại. Do đó, LAR được kỳ vọng mang dấu dương trong mô hình hồi quy.
3.2.1.5. Tỷ lệ thanh khoản (LIR)
Ngoài rủi ro tín dụng, loại rủi ro thứ hai có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ đến lợi nhuận mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTM là rủi ro thanh khoản. Đây là dạng rủi ro xuất hiện khi NHTM thiếu khả năng chi trả và không đáp ứng đủ nhu cầu tiền mặt của khách hàng do yếu kém trong việc chuyển đổi tài sản khác ra tiền. Không riêng đối với từng NHTM, rủi ro thanh khoản ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của toàn bộ hệ thống NHTM. Nếu hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản không tốt thì rủi ro thanh khoản của một NHTM có thể gây ra sự đổ vỡ của toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam.
Tỷ lệ thanh khoản được sử dụng để đánh giá hành vi của các NHTM khi chuẩn bị để ứng phó với nhu cầu thanh khoản trong hoạt động. Theo Nguyễn Minh Kiều (2013), tỷ lệ thanh khoản được xác định bằng tỷ số giữa các tài sản dự trữ trên nợ phải trả. Tài
27 sản dự trữ được định nghĩa là các tài sản có tính thanh khoản cao nên tài sản dự trữ được xác định là: tiền, tiền gửi tại NHNN và tiền gửi tại các TCTD.
Chỉ tiêu này được xác định bởi công thức:
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 = 𝑇𝑖ề𝑛 + 𝑇𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖 𝑁𝐻𝑁𝑁 + 𝑇𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖 𝑐á𝑐 𝑇𝐶𝑇𝐷
𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả × 100 Các loại tài sản dự trữ có tính thanh khoản cao thì khả năng sinh lời trên các tài sản đó thấp. Tiền mặt tại quỹ của các NHTM không những không phát sinh thu nhập cho NHTM mà còn gánh chịu chi phí lãi phải trả của nguồn vốn huy động. Các loại tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác tuy có khả năng tạo ra thu nhập cho NHTM nhưng tỷ lệ sinh lời thấp, chỉ có thể bù đắp một phần chi phí huy động vốn. Do đó, việc dự trữ nhiều tài sản có tính thanh khoản cao để phục vụ cho nhu cầu thanh khoản trong quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM là một chi phí cơ hội khi sử dụng vốn của NHTM đó. Vì vậy, các NHTM phải chấp nhận đánh đổi giữa lợi nhuận kỳ vọng và sự an toàn.
Theo phân tích như trên, tỷ lệ thanh khoản càng cao thì khả năng sinh lời của NHTM càng giảm, từ đó dẫn đến hiệu quả hoạt động của các NHTM đánh giá theo tiêu chí ROA cũng giảm theo.
3.2.1.6. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (PCL)
Dự phòng rủi ro tín dụng (RRTD) được trích lập theo quy định của NHNN đối với từng khách hàng và từng khoản cấp tín dụng. Mức trích lập dự phòng RRTD đối với các NHTM được NHNN quy định và áp dụng thống nhất trên toàn hệ thống các TCTD. Tuy nhiên, tỷ lệ dự phòng RRTD trên tổng dư nợ của các NHTM sẽ khác nhau phụ thuộc vào chất lượng các khoản tín dụng được cấp. Do đó, tỷ lệ dự phòng RRTD trên tổng dư nợ có thể được sử dụng để đánh giá hiệu quả trong hoạt động tín dụng của các NHTM. Tỷ lệ này càng cao thì chất lượng tín dụng càng giảm, hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM càng giảm.
Công thức xác định tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng như sau:
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑑ự 𝑝ℎò𝑛𝑔 𝑅𝑅𝑇𝐷 = 𝐷ự 𝑝ℎò𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑘ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔 𝑣à 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑇𝐶𝑇𝐷
28
3.2.1.7. Tỷ lệ tiền gửi huy động trên tổng nguồn vốn (DLE)
Tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi của cá nhân là một bộ phận chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh của các NHTM. Nguồn vốn này có chi phí khá thấp so với các nguồn vốn huy động khác như vốn đi vay, vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ tiền gửi huy động trên tổng nguồn vốn được sử dụng nhằm đánh giá khả năng thu hút nguồn vốn có chi phí thấp này. Tỷ lệ này được tính toán bởi công thức:
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑡𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖 ℎ𝑢𝑦 độ𝑛𝑔 = 𝑇𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖 𝑘ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔 + 𝑇𝑖ề𝑛 𝑔ử𝑖 𝑐ủ𝑎 𝑐á𝑐 𝑇𝐶𝑇𝐷
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 × 100 Vì được nguồn vốn hình thành từ tiền gửi là nguồn vốn có chi phí sử dụng tương đối thấp nên tỷ lệ tiền gửi huy động trong tổng nguồn vốn được kỳ vọng có tác động dương đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam.
3.2.1.8. Tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng thu nhập (IITI)
Chỉ tiêu thu nhập lãi trên tổng thu nhập được được đưa vào mô hình với vai trò là biến độc lập xác định chiến lược kinh doanh, đồng thời cũng có thể được sử dụng để đánh giá khẩu vị rủi ro4 của các NHTM tại Việt Nam. Công thức xác định tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng thu nhập:
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑙ã𝑖 𝑡𝑟ê𝑛 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 =𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑙ã𝑖 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 × 100
Trong đó, tổng thu nhập bao gồm: thu nhập thuần từ lãi, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ, lãi/(lỗ) từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, lãi/(lỗ) từ mua bán chứng khoán kinh doanh, lãi/(lỗ) từ mua bán chứng khoán đầu tư, lãi/(lỗ) thuần từ hoạt động khác và thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần.
Hoạt động tín dụng là một hoạt động truyền thống của các NHTM. Vì vậy, doanh thu lãi từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng doanh thu của
4 Quy chế hướng dẫn về thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro cho công ty quản lý quỹ định nghĩa: “Khẩu vị rủi ro là các loại hình rủi ro và mức độ rủi ro tổng hợp mà Công ty hoặc khách hàng uỷ thác sẵn sàng chấp nhận để đạt được mục tiêu đầu tư”. Như vậy, đối với các NHTM, khẩu vị rủi ro chính là các loại hình rủi ro và mức độ rủi ro được NHTM sẵn sàng chấp nhận trong hoạt động kinh doanh nhằm thu được kết quả kinh doanh mong muốn. Mức độ chấp nhận rủi ro càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng đạt được càng cao.
29 các NHTM Việt Nam. Tỷ lệ này lớn chứng tỏ các NHTM chấp nhận rủi ro ở mức cao để thu được lợi nhuận kỳ vọng cao hơn khi so sánh với các dịch vụ ngân hàng phi tín dụng. Dựa vào phân tích trên, có thể kỳ vọng rằng tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng thu nhập tác động dương hoặc âm đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.
3.2.1.9. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP)
Nền kinh tế phát triển là điều kiện môi trường bên ngoài thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các NHTM. Trong giai đoạn 2006-2014, tăng trưởng kinh tế tính theo tỷ lệ tăng tổng sản phẩm quốc nội hàng năm có biến động. Những năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng GDP có xu hướng tăng dần.
Biểu đồ 3.1. Tăng trưởng GDP hằng năm của Việt Nam giai đoạn 2006-2014
Nguồn: Tổng cục Thống Kê
Tăng trưởng kinh tế là điều kiện môi trường bên ngoài thuận lợi để các ngành nghề trong nền kinh tế phát triển. Sự phát triển của các ngành nghề khác là cơ hội kinh