Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG VÀ QUY MÔ TỔNG TÀI SẢN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 26)

Môi trường kinh tế vi mô

Môi trường kinh tế vi mô là những tác động trong nội bộ ngành ngân hàng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô ngành ngân hàng bao gồm: cấu trúc thị trường ngành ngân hàng, các yếu tố về giá cả thị trường, các chính sách điều hành của cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế,… Với vai trò là điều kiện ngoại sinh, các yếu tố của mô trường kinh tế vi mô không tác động trực tiếp mà tác động gián tiếp đến hiệu quả hoạt động của các NHTM thông qua chiến lược kinh doanh của từng NHTM riêng lẻ.

Cấu trúc thị trường được chia làm hai hình thái cơ bản: thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Cấu trúc thị trường được đánh giá thông qua mức độ tập trung của thị trường. Mức độ tập trung của thị trường càng cao thì mức

15 độ hoàn hảo trong cạnh tranh càng giảm (Nguyễn Như Phát, 2007). Dựa vào hình thái thị trường, các NHTM hoạch định cho mình chiến lược chiến lược giá, chiến lược về sản phẩm phù hợp để đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu. Cách thức đo lường chiều hướng và mức độ tác động của cấu trúc thị trường sẽ được giới thiệu cụ thể ở phần tiếp theo.

Giá cả thị trường trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là mức lãi suất và phí dịch vụ đối với các sản phẩm, dịch vụ mà NHTM cung cấp. Đồng thời, giá cả thị trường cũng là mức chi phí đầu vào của các nguồn vốn huy động. Do vậy, để hoạt động kinh doanh có hiệu quả, các NHTM xây dựng chiến lược về giá vừa tạo ra khả năng cạnh tranh với các đối thủ vừa giúp NHTM đạt được lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh.

Các quy định của cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế như tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ cho cấp tín dụng tối đa trên một khách hàng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc,…là những yếu tố ràng buộc trong hoạt động của các NHTM. Các yếu tố này ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của các NHTM như thu hẹp hay mở rộng cấp tín dụng, tăng hay giảm quy mô hoạt động, tăng hay giảm tỷ lệ dữ trữ,…từ đó ảnh hưởng đến khả năng tạo ra lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM. Tuy có ảnh hưởng tương đối lớn đến hiệu quả hoạt động của các NHTM nhưng việc lượng hoá và dự báo mức độ tác động của các chính sách này không đơn giản. Bởi vì, các chính sách này không thể sử dụng số liệu để đo lường và được ban hành trên ý chí của cơ quan chức năng.

Môi trường kinh tế vĩ mô

Bên cạnh ảnh hưởng từ môi trường ngành ngân hàng, môi trường kinh tế vĩ mô có tác động đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. Hoạt động kinh doanh của NHTM cũng không nằm ngoài tác động trên. Nền kinh tế phát triển và ổn định sẽ là ngoại lực cho các ngành nghề kinh doanh phát triển theo. Ngược lại, những biến động tiêu cực của môi trường vĩ mô cũng sẽ mang lại ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Có rất nhiều yếu tố của mô trường kinh tế vĩ mô tác động đến hoạt động kinh doanh của các NHTM nói riêng và các doanh nghiệp trong các ngành nghề kinh tế khác nói chung. Hai nhân tố đặc trưng cho môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và lạm phát.

16 Sự tăng trưởng kinh tế thường được đo lường thông qua tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products-GDP). Thông thường, kinh tế tăng trưởng là động lực để thúc đẩy sự tăng trưởng của tất cả các ngành nghề của nền kinh tế, trong đó bao gồm cả ngành ngân hàng. Không chỉ tác động trực tiếp như vậy, tác động của tăng trưởng kinh tế đến ngành ngân hàng còn thể hiện một cách gián tiếp do sự đặc thù của hoạt động kinh doanh tiền tệ. Điều này thể hiện ở chỗ, sự phát triển hoặc ngưng trệ trong hoạt động của các doanh nghiệp ngành nghề khác ảnh hưởng đến dòng tiền, nhu cầu vốn, nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp và dẫn đến sự tăng cường hoặc hạn chế sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng do NHTM cung cấp.

Với vai trò là trung gian tài chính, NHTM vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay. Tác động phân phối lại thu nhập của lạm phát không dự đoán trước làm cho người cho vay chịu thiệt và người đi vay được hưởng lợi. Như vậy, lạm phát tác động đến cả yếu tố đầu vào lẫn đầu ra trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Là những nhà kinh doanh tiền tệ chuyên nghiệp, mặc dù đã có những cách thức nhằm giảm thiểu tác động này nhưng các NHTM không thể triệt tiêu hoàn toàn tác động này của lạm phát. Do đó, lạm phát có khả năng tác động cùng chiều hoặc nghịch chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG VÀ QUY MÔ TỔNG TÀI SẢN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)