Chiến lược phát triển trong tương lai

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP Nam Á (Trang 71)

5. Kết cấu của khóa luận

3.4.2.Chiến lược phát triển trong tương lai

Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh để đạt mức lợi nhuận cao, tăng mức tích lũy và có tỷ lệ chia cổ tức hấp dẫn, gia tăng sức mạnh nội lực, giá trị thương hiệu và giá trị cổ phiếu Ngân hàng TMCP Nam Á trên thị trường; tranh thủ thời cơ tạo những bước phát triển đột phá để đa dạng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại, trên nguyên tắc kinh doanh đảm bảo an toàn hiệu quả và phát triển bền vững; tăng cường huy động để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh và đầu tư.

Đầu tư công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại đủ khả năng đáp ứng nhu cầu quản trị, điều hành, ứng dụng sản phẩm mới có nhiều tiện ích hiện đại, chất lượng và tính an toàn cao; mở rộng đầu tư đúng mức mạng lưới hoạt động, thiết lập nhiều kênh phân phối rộng, hiệu quả; phát triển quan hệ đối ngoại và mạng lưới Ngân hàng đại lý; không ngừng đầu tư nâng cao chất lượng nhân sự, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ, có tính chuyên nghiệp cao và có tâm huyết với nghề nghiệp với Ngân hàng Nam Á; Có chính sách ưu tiên các nguồn lực hiện có để phát triển các nghiệp vụ chủ chốt làm động lực thúc đẩy các nghiệp vụ khác thực hiện thành công những mục tiêu đã đề ra cho lĩnh vực huy động vốn.

Nâng cao năng lực kiểm soát điều hành, chú trọng các kỹ thuật quản trị, điều hành theo kịp tiến trình hội nhập; đảm bảo được tính minh bạch của báo cáo tài chính. Giữ vững sự an toàn của Ngân hàng Nam Á trong mọi tình huống và tăng cường khả năng cạnh tranh; Xây dựng hình ảnh Ngân hàng Nam Á với những nét đặc trưng riêng biệt gắn kết với phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự; Tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị và tích cực tham gia các chương trình xã hội để tạo nên một hình ảnh mới của Ngân hàng và quảng bá thương hiệu Nam A Bank rộng rãi trong công chúng hướng đến nâng số lượng tiền gửi.

62

Tóm tắt chương 3

Bất kể hoạt động kinh doanh nào cũng tồn tại không ít những khó khăn tiềm ẩn bên trong và bên ngoài. Đối với Ngân hàng TMCP Nam Á thì yếu tố chính trị pháp luật cũng như tình hình kinh tế của đất nước và thế giới, các quy định riêng về hoạt động lĩnh vực Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành ảnh hưởng rất mạnh đến công tác hoạt động của ngân hàng cụ thể ở đây là hoạt động huy động vốn. Bên cạnh đó, các nhân tố bên trong Ngân hàng như nguồn nhân lực, phương pháp hoạch định marketing, công nghệ của Ngân hàng cũng tác động rất lớn đến công tác huy động vốn.

Để tránh cho việc khiến hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Nam Á nói riêng rơi vào tình trạng xấu thì Nhà nước ta cần ban hành các chính sách thúc đẩy và phát triển kinh tế cho phù hợp với tình hình trong nước và thế giới, kiềm chế sự lạm phát xảy ra... Bên cạnh đó hệ thống NHNN và các cơ quan lãnh đạo cũng cần tạo mọi điều kiện để phát triển hệ thống NHTM hơn, ban hành các quy định cũng như các biện pháp xử lý nghiêm ngặt các hành vi trái quy định đã ban hành.

Như vậy, với chức năng là trung tài chính Ngân hàng TMCP Nam Á cần đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa về chất lượng cũng như số lượng nguồn nhân lực, phát triển tốt hơn hệ thống Marketing cũng như hệ thống công nghệ vượt bật để tạo ra những bản sắc riêng chỉ có ở Ngân hàng mình mà ở các Ngân hàng khác ít có nhằm hạn chế các nhân tố còn tồn đọng trong công tác huy động vốn, cũng có nghĩa là Ngân hàng luôn có những giải pháp để huy động được nguồn vốn dư thừa trong xã hội để đáp ứng nhu cầu thiếu vốn ngày càng mạnh mẽ của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước góp phần tạo sự phát triển kinh tế của đất nước.

Tuy nhiên, một Ngân hàng hoạt động không chỉ nhắc đến hoạt động huy động vốn mà đó là sự kết hợp hiệu quả giữa huy động và cho vay là tất yếu, có như thế Ngân hàng mới nâng cao được lợi nhuận, nâng cao vị thế cho mình trong nền kinh tế để đạt đến mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại trong xu thế hội nhập để giữ vững danh hiệu là một trong những Ngân hàng hiện đại hàng đầu của Việt Nam.

Nội dung chương 3 nêu lên sự tồn đọng trong công tác huy động vốn ở Ngân hàng TMCP Nam Á, bản thân em đưa ra các giải pháp góp phần phát triển hoạt động huy động vốn của Ngân hàng hơn nữa cũng như các kiến nghị lên các cơ quan chức năng, các ý kiến nêu ra còn nhiều hạn chế chỉ góp phần nhỏ trong quá trình phát triển.

63

KẾT LUẬN

Nếu như vấn đề hằng ngày của khối doanh nghiệp là kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm và dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách hàng thì vấn đề hằng ngày của khối Ngân hàng là huy động nguồn lực vốn để cung cấp và đầu tư vốn cho các doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế. Thực hiện vai trò là trung gian tài chính Ngân hàng sẽ đi vay để cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ cho nền kinh tế.Vì thế, hoạt động huy đông vốn của Ngân hàng không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội. Thông qua hoạt động huy động vốn của Ngân hàng sẽ tạo ra nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư và cho vay đối với nền kinh tế của Ngân hàng đồng thời đáp ứng yêu cầu cho người dân gửi tiền và vay vốn tại chỗ thuận lợi và an toàn.Vì thế việc phân tích đánh giá tình hình huy động vốn trong thời gian gần đây tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á và đề ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động vốn là cần thiết.

Đối với Ngân hàng TMCP Nam Á vốn vay là một trong hai nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Do đó đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp và công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế khác trên địa bàn nhằm tạo nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Hơn nữa trong thời gian qua Ngân hàng đã tích cực quảng bá thương hiệu, nâng cao công tác huy động vốn, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, đổi mới phong cách phục vụ: lịch sự, chu đáo tỉ mỉ, tạo sự thoải mái cho khách hàng đến giao dịch, xử lý nhanh chóng, chính xác các chứng từ liên quan đến khách hàng… nên đã tạo được uy tín với khách hàng, khách hàng ngày càng nhận được nhiều tiện ích mà Ngân hàng cung cấp nên lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều. Vì vậy vốn huy động tại Ngân hàng ngày càng tăng. Nhờ vậy trong thời gian qua công tác huy động vốn đã đạt được kết quả rất khả quan. Điều đó thể hiện một nỗ lực của tập thể cá nhân trong Ngân hàng trong việc tăng năng lực cạnh tranh và vị thế của mình trên thương trường, tạo nhiều niềm tin cho khách hàng tiêu dùng.

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

● CÁC VĂN BẢN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1. Luật các Tổ chức tín dụng, 2010.

SÁCH THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Đờn (2007). Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản thống kê. Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Lâm Thị Hồng Hoa, Nguyễn Thị Loan (2009). Kế toán Ngân hàng. Nhà xuất bản Thống Kê. Thành phố Hồ Chí Minh

3. Phùng Hữu Hạnh, Châu Văn Thưởng (2013). Các nghiệp vụ cơ bản Ngân hàng thương mại Việt Nam. Nhà xuất bản Tài Chính. Thành phố Hồ Chí Minh

4. Nguyễn Minh Kiều (2009). Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản thống kê. Thành phố Hồ Chí Minh.

● CÁC TRANG WEBSITE

1. Website Ngân hàng TMCP Nam Á. www.namabank.com.vn

2. Trang web khác

www.vneconomy.vn

www.nganhangonline.com

http://cafef.vn/

http://cafeland.vn/

 CÁC TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP 1. Các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Nam Á.

2. Báo cáo tài chính / thường niên năm 2010 – 2012 của Ngân hàng TMCP Nam Á. ● CÁC BÀI THAM KHẢO KHÓA TRƯỚC. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Vũ Ngọc Bình (2008). Chiến lược huy động vốn Ngân hàng Công thương chi nhánh Bạc Liêu, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

2. Huỳnh Thị Phương Thảo (2011). Phân tích hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP Trà Vinh, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Trà Vinh, TràVinh.

PHỤ LỤC

Kết quả hoạt động kinh doanh / Ngân hàng TMCP Nam Á (OTC)

NamAbank 2010 2011 2012 Tăng trưởng Thu nhập lãi ròng 262,515,848,530 384,021,541,036 448,021,926,110 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 1,072,271,395,675 1,843,380,418,115 2,039,864,701,423 Chi phí lãi và các

khoản chi phí tương tự 809,755,547,145 1,459,358,877,079 1,591,842,775,313 Lãi/lỗ ròng từ hoạt động dịch vụ 35,039,557,429 16,577,869,664 38,014,379,315 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 55,755,474,731 43,504,763,516 97,692,325,432 Chi phí hoạt động dịch vụ 20,715,917,302 26,926,893,852 59,677,946,117 Lãi/lỗ ròng từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng

8,129,330,541 51,995,723,808 4,131,198,461

Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh

29,270,896,700 89,076,076,200 70,093,800

Lãi/ lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư

49,159,121,687 76,242,967,647

Lãi thuần từ

hoạt động khác 12,247,742,896 61,253,176,567 12,524,903,942

Thu nhập hoạt

Chi phí hoạt động khác 75,620,087 1,650,331,707 13,429,078,412 Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 3,512,306,320 2,796,230,046 58,835,591,622 Tổng thu nhập kinh doanh 399,874,804,103 605,720,617,321 637,841,060,897

Lãi/ lỗ trong công ty liên kết, liên

doanh

Chi phí hoạt động 170,862,611,259 247,889,338,352 315,448,666,265 Chi phí nhân viên

Chi phí khấu hao

Chi phí hoạt động

khác

Lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng 229,012,192,844 357,831,278,969 322,392,394,632 Chi phí dự phòng Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 44,193,862,135 36,811,841,393 80,949,273,403 Dự phòng chung

cho các khoản cam

kết và nợ tiềm tàng Dự phòng giảm giá chứng khoán Thu hồi nợ đã xử lý bằng nguồn dự phòng Tổng lợi nhuận kế toán 184,818,330,709 321,019,437,576 241,443,121,229 Thu nhập từ các

khoản nợ khó đòi Lợi nhuận được hưởng từ các công ty liên kết và liên doanh Tổng lợi nhuận trước thuế 184,818,330,709 321,019,437,576 241,443,121,229 Chi phí thuế TNDN 46,206,830,351 80,497,041,187 60,797,766,638 Chi phí thuế hoãn

lại

Lợi nhuận sau

thuế 138,611,500,358 240,522,396,389 180,645,354,591

Lợi ích của cổ

đông thiểu số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ

138,611,500,358 240,522,396,389 180,645,354,591

Lãi cơ bản trên cổ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP Nam Á (Trang 71)