Tỷ số huy động vốn không kỳ hạn trên tổng nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP Nam Á (Trang 27)

5. Kết cấu của khóa luận

1.4.4.Tỷ số huy động vốn không kỳ hạn trên tổng nguồn vốn huy động

Tỷ số này cho biết 100 đồng vốn huy động sẽ có bao nhiêu đồng vốn huy động không kỳ hạn huy động được từ bên ngoài. Chỉ số này cho biết vốn huy động không kỳ hạn sẽ chiếm bao nhiêu % tổng vốn huy động. Nếu tỷ số này càng cao thì lợi nhuận NH sẽ cao do chênh lệch khá cao giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi. Tuy nhiên, nếu tỷ số này quá cao sẽ làm cho NH không thể chủ động được nguồn

18

vốn huy động để cho vay vì tiền gửi không kỳ hạn là tiền gửi không ổn định, nếu cho vay sẽ có nhiều rủi ro hơn.

19

Tóm tắt chương 1.

Nội dung của chương 1 gồm ba ý chính đều nói lên các khái niệm, các lý thuyết cơ bản cần thiết để làm tiền đề và cơ sở cho các chương 2 và chương 3 tiếp theo.

Các vấn đề và nội dung lý thuyết được đưa ra ở chương này giúp người đọc hiểu rõ hơn về khái niệm NHTM cũng như vai trò quan trọng của Ngân hàng trong nền kinh tế hiện nay và mai sau. Có rất nhiều cách thể hiện khác nhau về định nghĩa NHTM, nó tuỳ thuộc vào tập quán pháp luật của từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ nhưng khi đi sâu phân tích, khai thác nội dung của từng định nghĩa đó, người ta dễ dàng nhận thấy rằng: Tất cả các NHTM đều có chung một tính chất đó là việc nhận tiền ký thác - tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu và các dịch vụ kinh doanh khác của chính Ngân hàng. Và đó chính là lý do vì sao nói Ngân hàng là một định chế tài chính trung gian và là doanh nghiệp duy nhất được phép kinh doanh tiền ở Việt Nam dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà Nước thông qua các văn bản, quy định được thủ tướng Chính Phủ phê duyệt và chấp thuận thông qua.

Sức ảnh hưởng của các NHTM đối với nền kinh tế là vô cùng quan trọng, sự hoạt động có hiệu quả của NHTM thể hiện sự phát triển của nền kinh tế và mức sống ổn định của người dân thông qua ba chức năng chính là trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền trong lưu thông.

Ngân hàng thương mại được thực hiện nhiều nghiệp vụ khác nhau với các nét riêng biệt như cho vay, tái chiết khấu, bảo lãnh... tuy nhiên tất cả các nghiệp vụ đó đều bắt nguồn từ một vấn đề, đó chính là Nguồn vốn huy động được để thực hiện các giao dịch. Điều này chứng minh rằng vốn là một yếu tố hết sức quan trọng đối với ngân hàng, đó là vấn đề then chốt cho mọi hoạt động khác vận hành. Để có vốn thì Ngân hàng cần phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau, hiện nay ở Việt Nam thì nguồn huy động vốn lớn nhất và chủ yếu nhất là từ người dân, các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế.

Bất cứ một loại hình kinh doanh nào cũng bị ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường và nội bộ tức là các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh và Ngân hàng cũng không ngoại lệ khi công tác huy động vốn chịu ảnh hưởng từ nhiều phía trong và bên ngoài tổ chức.

Ở chương này cũng đưa ra các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả huy động vốn như tổng dư nơ trên tổng nguồn vốn huy động, tỷ số huy động vốn trên tổng nguồn vốn, tỷ số huy động vốn có kỳ hạn trên tổng nguồn vốn huy động và tỷ số huy động vốn không kỳ hạn trên tổng nguồn vốn huy động. Mỗi chỉ số đều có nét riêng biệt thể hiện ý nghĩa đánh giá riêng.

20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP Nam Á (Trang 27)