5. Kết cấu của khóa luận
1.3.2. Nhân tố chủ quan
1.3.2.1. Xuất phát từ các hình thức HĐV của Ngân hàng
Hình thức huy động vốn của Ngân hàng càng phong phú và đa dạng sẽ góp phần khuyến khích khách hàng tham gia vào các dịch vụ của họ. Ngân hàng càng đi sâu vào nghiên cứu nhu cầu cũng như tâm lý của khách hàng thì càng có cơ hội phát triển thêm những công cụ mà họ cần.
Các NHTM nước ta hiện nay có danh mục các sản phẩm huy động là khá đa dạng: tiền gửi có nhiều loại như tiết kiệm có ký hạn trả trước, tiết kiệm có kỳ hạn trả sau, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm tiêu dùng…
Bên cạnh đó Ngân hàng còn đưa ra nhiều hình thức khuyến mại, dự thưởng thu hút sự quan tâm của khách hàng. Hình thức và kỳ hạn lãi phong phú như lãi tuần, lãi tháng, lãi năm… được triển khai liên tục và rất được người dân và các tổ
16
chức quan tâm. Ngoài ra trong lĩnh vực tiền gửi thanh toán hay tiền gửi giao dịch cũng được nghiên cứu và bổ sung nhiều hình thức phù hợp hơn.
1.3.2.2. Chính sách lãi suất huy động
Người dân gửi tiền vào Ngân hàng bên cạnh mục đích cất trữ an toàn thì lợi nhuận thu được lại là điều đầu tiên, là nhân tố quyết định. Ngân hàng nào lãi suất cao, hấp dẫn thì vốn sẽ chảy vào đó. Khung lãi suất Ngân hàng đưa ra phụ thuộc vào mức lãi suất trần, lãi suất sàn theo quy định của NHTW và nó được điều chỉnh theo chế độ của chính Ngân hàng ấy. Lãi suất huy động còn phải căn cứ và dựa trên lãi suất của nguồn sử dụng, hay cụ thể hơn đó là lãi suất cho vay hay lãi suất đầu tư. Nhiều Ngân hàng sử dụng nhiều hình thức lãi suất khác nhau. Nhưng cạnh tranh theo lãi suất là loại hình cạnh tranh có nhiều rủi ro và thường có giới hạn nên việc lựa chọn mức lãi suất phù hợp là yêu cầu đòi hỏi đối với từng Ngân hàng.
Tuy nhiên để thu hút được lượng khách hàng lớn và duy trì đựơc mối quan hệ lâu dài với họ thì Ngân hàng phải đưa ra mức lãi suất có tính chất cạnh tranh và linh hoạt, nhạy cảm nhất, hay có thể là thực hiện những ưu đãi nhất định vế lãi suất cho các khách hàng tiềm năng.
1.3.2.3. Chính sách về Marketing Ngân hàng
Như ta đã biết, kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm, phụ thuộc chủ yếu vào uy tín và khả năng. Lĩnh vực huy động vốn không ngoại lệ: khách hàng cho rằng lãi suât càng cao càng tốt thì họ sẽ lập tức gửi vào Ngân hàng có lãi suất huy động cao nhất. Nhưng một khách hàng khác lại thích gửi tiền vào một Ngân hàng có uy tín, Ngân hàng có thương hiệu đã được khẳng định. Chính điều này đã đặt ra một yêu cầu cho hoạt động Marketing trong NHTM tính đặc thù. Quá trình hình thành nên một sản phẩm huy động mới trong Ngân hàng đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức, bên cạnh đó còn rất khó khăn không phải Ngân hàng nào cũng làm được.
Các hình thức quảng bá hình ảnh của Ngân hàng, đẩy mạnh xây dựng và phát triển thương hiệu đem lại niềm tin cho khách hàng, khuyến khích khách hàng gửi tiền và làm quen với Ngân hàng, chính điều này góp phần không nhỏ vào hiệu quả huy động vốn của họ.
Tuy nhiên khách hàng khi đến với Ngân hàng thì thái độ phục vụ của nhân viên Ngân hàng lại có tính chất hỗ trợ vô cùng lớn. Một phong cách phục vụ nhiệt tình, có trách nhiệm của nhân viên là yếu tố thu hút khách hàng, khách hàng sẽ tin tưởng và có ý định gắn bó với Ngân hàng, đó chính là đã tạo ra lợi thế cho Ngân hàng.
1.3.2.4. Công nghệ ngân hàng
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì đòi hỏi mức độ hiện đại trong phương thức làm việc cũng như phục vụ của Ngân hàng càng phải cao. Để nâng cao hiệu quả huy động vốn thì trang thiết bị và quy trình công nghệ cần phải được đầu tư. Hiện nay đã có nhiều sản phẩm dịch vụ mới như ATM, dịch vụ Ngân hàng điện
17
tử..rất hiện đại và thuận tiện nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Nghiệp vụ chuyển tiền điện tử, thanh toán qua mạng điện tử, trả lương qua tài khoản… đang ngày càng phát triển và góp phần làm tăng hiệu quả cho hoạt động huy động vốn trong Ngân hàng.