Đối với Ngân hàng TMCP Nam Á

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP Nam Á (Trang 69)

5. Kết cấu của khóa luận

3.3.3.Đối với Ngân hàng TMCP Nam Á

3.3.3.1. Đẩy mạnh công tác quản trị.

Ngân hàng TMCP Nam Á phải hoạch định một chiến lược huy động vốn khả thi và phù hợp với nhu cầu đầu tư của kinh tế địa phương, trong đó, đặc biệt chú trọng đến nguồn vốn trung, dài hạn bằng các giải pháp tích cực và khẩn trương việc huy động kể cả đối với các tổ chức tín dụng, khách hàng khác ngoài địa bàn.

Ngân hàng nên tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm huy động, nâng cao hơn nữa tính tiện ích thông qua chất lượng và tính đa dạng của sản phẩm. Về lâu dài, Ngân hàng phải đạt được mục tiêu: bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có nguồn tiền chưa sử dụng, đều có thể tìm kiếm ở Ngân hàng một loại hình nào đó phù hợp với mong muốn của họ. Riêng đối với hình thức huy động tiết kiệm kỳ hạn truyền thống, cần

60

có những sửa chữa theo hướng linh hoạt: cho phép khách hàng rút tiền trước thời hạn từng phần, trả lãi định kỳ với những món gửi lớn, khách hàng được quyền lựa chọn kỳ hạn bất kỳ trong giới hạn kỳ hạn tối đa của Ngân hàng để nhằm mục đích tăng lượng tiền huy động từ các khách hàng hiện có.

Ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp, các cơ sở địa phương vừa tiếp cận tìm kiếm khách hàng để đầu tư vừa khai thác huy động vốn, mở rộng khách hàng tiềm năng nhiều hơn nữa nhất là những khách hàng là chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp tại địa bàn Ngân hàng cư trú bằng cách kết hợp với các tổ dân phố vào các buổi họp tổ cán bộ Ngân hàng xin được có thời gian tiếp xúc với người dân khoảng 30 phút nhằm cung cấp thông tin về huy đông vốn, các sản phẩm, các catologo của Ngân hàng.

Triển khai các hoạt động xã hội như là đi phát quà cho người dân vào các dịp lễ ở các khu vực lân cận địa bàn của ngân hàng, đẩy mạnh hơn nữa vào các khu chợ tiểu thương đó là nơi người dân có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm nhiều nhất thông qua việc cử cán bộ nhân viên đến tìm hiểu, hỏi thăm nhu cầu tiết kiệm của họ từ đó có thể đưa ra các giải pháp thích hợp cho họ.

Thường xuyên quan tâm công tác đào tạo và đào tạo lại nhằm động viên và khơi dậy các tiềm năng và sử dụng nhân tài, phục vụ tối đa trong công tác, nên bố trí cán bộ phù hợp với trình độ năng lực và có chính sách khen thưởng, xử phạt kịp thời.

Tăng cường công tác tiếp thị, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, Ngân hàng cần đưa sản phẩm tiếp thị vào quy chế, bằng cách phát triển tổ Marketing, không ngừng giới thiệu sản phẩm và những vấn đề mới có liên quan đến các trường học để gia tăng số lượng thẻ ATM được phát hành.

3.3.3.2. Đẩy mạnh cải thiện nhận thức của người dân.

Ra sức tuyên truyền về những lợi ích của việc gửi tiền ở Ngân hàng đến người dân để giúp họ thay đổi về suy nghĩ giữ tiền ở nhà. Tạo điều kiện cử nhân viên phổ biến kiến thức đưa hệ thống Ngân hàng đến các khu vực vùng cao, các vùng dân tộc ít người, mở các lớp dạy các nghiệp vụ sử dụng thẻ tín dụng đến cách thức mở tài khoản cũng như xử lý các trường hợp khi xảy ra xự cố nhằm tìm kiếm khách hàng tiềm năng trong tương lai cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP Nam Á (Trang 69)