Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Na mÁ qua

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP Nam Á (Trang 46)

5. Kết cấu của khóa luận

2.4.2. Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Na mÁ qua

năm 2010 – 2012.

Đối với NHTM, nguồn vốn huy động là nguồn vốn quan trọng nhất và luôn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn. Việc các NHTM đảm bảo huy động đủ nguồn vốn cho công tác sử dụng vốn vừa đảm bảo thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, vừa đảm bảo cho hoạt động của NHTM được ổn định và đạt được hiệu quả cao. Không giống các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế hoạt động của NHTM chủ yếu dựa vào nguồn VHĐ. Do đó, NH cần tạo cho được nguồn vốn ổn định, phù hợp với yêu cầu về vốn.

Mỗi một khoản nguồn vốn đều có nhu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thời hạn hoàn trả khác nhau… Do đó, Ngân hàng cần phải quan sát, đánh giá chính xác từng loại nguồn vốn để kịp thời có những chiến lược huy động vốn tốt nhất trong từng thời kỳ nhất định để hạn chế rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hóa chi phí đầu vào cho Ngân hàng. Chúng ta sẽ đi vào phân tích từng loại nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Nam Á qua 3 năm từ năm 2010 – 2012 như sau:

37

2.4.2.1. Phân tích hoạt động huy động vốn theo thời hạn.

Bảng 2.5: Hoạt động huy động của vốn theo thời hạn của Ngân hàng TMCP Nam Á qua 3 năm 2010 – 2012.

HUY ĐỘNG VỐN THEO THỜI HẠN HUY ĐỘNG NĂM 2010, 2011 và 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Vốn huy động không kỳ hạn 105.747 1% 252.562 1,6% 363.638 2,9% Vốn huy động ngắn hạn 5.776.046 51,4% 7.170.743 46,7% 8.588.448 69,3% Vốn huy động trung và dài hạn 5.356.584 47,6% 7.944.130 51,7% 3.434.620 27,8% Tổng NV 11.238.377 100% 15.367.435 100% 12.386.706 100%

( Nguồn: tổng hợp từ báo cáo thường niên 3 năm của Ngân hàng TMCP Nam Á.)

Từ bảng số liệu 2.5 tính toán được sự chênh lệch mức vốn huy động giữa các năm như sau:

Bảng 2.6: Bảng so sánh về vốn huy động giữa các năm của Ngân hàng TMCP Nam

Á.

Chỉ tiêu Chênh lệch 2011 / 2010 Chênh lệch 2012 / 2011

Số tiền (tr.đ) % Số tiền (tr.đ) % VHĐ không kỳ hạn 146.815 138,84 111.076 43,98 VHĐ ngắn hạn 1.394.697 24,15 1.417.705 19,77 VHĐ trung và dài hạn 2.587.546 48,31 -4.509.510 -56,77 Tổng 4.129.058 36,74 -2.980.729 -19,40

Từ các bảng số liệu trên ta có các biểu đồ thể hiện Cơ cấu tỷ trọng các nguồn vốn theo thời gian so với tổng nguồn vốn theo các năm như sau:

38

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu tỷ trọng nguồn vốn theo thời gian so với TNV theo các năm.

Qua biểu đồ trên cho thấy các loại hình tiền gửi không ổn định. Từ số liệu cho thấy tiền gửi không kỳ hạn có tỷ trọng thấp hơn nhiều so với tiền gửi có kỳ hạn (ngắn hạn, trung và dài hạn).

Đối với loại hình tiền gửi không kỳ hạn gồm tiền gửi của tổ chức tín dụng, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán. Loại tiền gửi này khách hàng có thể rút ra bất kỳ lúc nào, đồng thời với loại hình này khách hàng sẽ chấp nhận mức lãi suất thấp. Vì vậy, qua kết quả cho thấy rằng loại hình tiền gửi không kỳ hạn chưa được khách hàng ưa chuộng nên loại hình này chiếm tỷ trọng rất thấp. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động không kỳ hạn thấp ảnh hưởng không nhiều đến Ngân hàng. Cụ thể là năm 2010 tiền gửi không kỳ hạn đạt 105.747 triệu đồng chiếm 1% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2011, nền kinh tế có sự đi lên làm cho nguồn vốn tăng lên 252.562 triệu đồng tăng hơn gấp đôi với năm 2010. Đến năm 2012 khi tình hình khó khăn nhưng khoản vốn huy động không kỳ hạn vẫn tăng đạt 363.638 triệu đồng chiếm 2,9%

tổng số nguồn vốn. Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy, lượng vốn huy động ngắn hạn ( có kỳ hạn

dưới 12 tháng ) chiêm tỷ lệ cao và tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2010 chiếm 51,4%, năm 2011 chiếm 46,7%, năm 2012 chiếm đến 69,3% và dựa vào bảng 2.6

VHĐ không kỳ hạn 1% VHĐ ngắn hạn 51% VHĐ trung và dài hạn 48% Năm 2010 2% 46% 52% Năm 2011 VHĐ không kỳ hạn VHĐ ngắn hạn VHĐ trung và dai hạn VHĐ không kỳ hạn 3% VHĐ ngắn hạn 69% VHĐ trung và dài hạn 28% Năm 2012

39

cho ta thấy rõ mức tăng giảm về lượng vốn huy động ngắn hạn giữa các năm. Năm 2011 tiền gửi ngắn hạn là 7.170.743 triệu VNĐ tăng 1.394.697 triệu VNĐ so với năm 2010, năm 2012 đạt 8.588.448 triệu đồng tăng 1.417.705 triệu VNĐ so nới năm 2011.

Đây là hình thức huy động theo các kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng… hay cũng có thể là các sổ tiết kiệm tính theo 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần. Hình thức huy động này luôn chiếm ưu thế bởi tính hợp lý và thuận lợi của nó đối với khách hàng. Nguyên nhân dẫn đến tiền gửi dưới 12 tháng luôn thu hút được khách hàng nhiều hơn là do thời điểm lúc bấy giờ có nhiều Ngân hàng xuất hiện với mức lãi suất huy động ngày càng hấp dẫn nên khi khách hàng gửi với kỳ hạn ngắn thì có thể rút tiền một cách nhanh chóng và chọn lựa Ngân hàng có lãi suất cao để đầu tư. Tiếp theo là do lãi suất thường hay biến động nên khách hàng không yên tâm khi gửi với kỳ hạn trên 12 tháng.

Khoản tiền huy động từ nguồn trung và dài hạn là quan trọng đối với bất cứ Ngân hàng nào. Đây là nguồn chủ yếu để Ngân hàng tiến hành cho vay trung và dài hạn. Lãi nguồn huy động trung và dài hạn để cho vay trung và dài hạn là một cách để giảm bớt rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. Trong tổng nguồn vốn huy động tính theo thời gian, ta thấy hạn mục vốn huy động trung và dài hạn chiếm tỷ trọng tương đối cao và thay đổi theo từng năm, cụ thể khoản mục này vào năm 2011 tăng 2.587.546 triệu đồng với tỷ lệ 48,31% so với năm 2010, vào năm 2012 bị sụt giảm 4.509.510 triệu đồng với tỷ lệ 56,77% so với năm 2011.

Nhìn chung, cơ cấu huy động vốn theo thời hạn của Nam A bank là tương đối hợp lý: nguồn vốn ngắn hạn luôn là chủ yếu và chiếm tỷ trong lớn. Về mặt tài chính thuận lợi cho Ngân hàng vì mức chi phí huy động thấp. Tuy nhiên chính nó cũng mang lại cho họ những khó khăn khi nhu cầu cho vay và đầu tư trung và dài hạn tăng lên thì lượng vốn không đủ để đáp ứng nhu cầu đó, khiến cho sự nhạy cảm về thị trường tiền gửi có những tác động không lường trước được lên cơ chế thị trường. Kết quả huy động vốn theo thời hạn vẫn chưa nói rõ được sự nổi bật của thành phần khách hàng nào thật sự trung thành hay gắn kết dài lâu với ngân hàng, chưa giúp cho Ngân hàng thực sự tìm ra được chiến lược để phát triển hoạt động huy động vốn một cách cụ thể cho chính đối tượng mà họ có thế mạnh, phần phân tích sau đây sẽ nói lên rõ những đối tượng khách hàng mà Ngân hàng cần phải theo dõi, khách hàng nào cần phải nổ lực để thu hút họ hơn.

40

2.4.2.2. Phân tích nguồn vốn theo đối tượng huy động vốn và bản chất nghiệp

vụ.

Bảng 2.7: Hoạt động huy động vốn theo đối tượng HĐV và bản chất nghiệp vụ của Ngân hàng TMCP Nam Á qua 3 năm 2010 – 2012.

Kết quả huy động vốn năm 2010, năm 2011, năm 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tiền gửi của DN - TCKT 5.577.953 49,6 6.925.592 45,1 8.654.606 69,9

Tiền gửi không kỳ hạn 100.379 0,9 220.374 14,4 351.905 2,8 Tiền gửi có kỳ hạn 5.477.574 48,7 6.705.218 30,7 8.302.695 67,1 Tiền gửi của cá nhân 303.840 2,7 497.713 3,2 297.486 2,4

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

298.472 2,6 465.525 3,0 285.753 2,3 Tiền gửi tiết kiệm

không kỳ hạn 5.368 0,1 32.188 0,2 11.733 0,1 Phát hành giấy tờ có giá 1.461.223 13 2.199.358 14,3 1.919.195 15,5 Tiền gửi của TCTD khác 3.895.361 34,7 5.744.772 37,4 1.515.419 12,2 Tổng nguồn vốn huy động 11.238.377 100,0 15.367.43 5 100,0 12.386.70 6 100, 0

41 liệu so sánh giữa các năm như sau:

Biểu đồ 2.5: Vốn huy động theo đối tượng khách hàng qua 3 năm 2010 – 2012.

Đvt: Triệu đồng

Bảng 2.8: Kết quả so sánh vốn huy động qua 3 năm 2010 – 2012.

Chỉ tiêu Chênh lệch 2011 / 2010 Chênh lệch 2012 / 2011

Số tiền(tr.đ) % Số tiền(tr.đ) %

Tiền gửi của DN - TCKT

1.347.639 24,16 1.729.014 24,97

Tiền gửi của cá nhân

193.873 63,81 -200.227 -40,23

Phát hành giấy tờ có giá

738.135 50,41 -280.163 -12,74

Tiền gửi của TCTD

1.849.411 47,48 -4.229.353 -73,62

Đối với Ngân hàng TMCP Nam Á đối tượng khách hàng tham gia vào các sản phẩm tiền gửi tại Ngân hàng bao gồm các TCTD, doanh nghiệp và khách hàng là cá nhân, bên cạnh đó Ngân hàng còn phát hành các giấy tờ có giá trị khác.

Tình hình huy động vốn theo đối tượng của Ngân hàng TMCP Nam Á biến động không đồng đều theo các năm cụ thể như sau.

Năm 2010, Ngân hàng thu hút được đối tượng khách hàng là các DN-TCKT với tỷ trọng 49,6% trong tổng số các đối tượng khách hàng, các DN-TCKT tham gia gửi tiền tại Ngân hàng đạt 5.577.953 triệu đồng. Điều đó cho thấy, Ngân hàng đã

0 1000000 2000000 3000000 4000000 5000000 6000000 7000000 8000000 9000000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

5577953 6925592 8654606 303840 497713 297486 3895361 5744772 1515419

42

thật sự tạo được lòng tin đối với các DN-TCKT thông qua việc hoạt động trên địa bàn khá lâu và thông qua các chương trình là nhóm marketting để đưa thương hiệu, hình ảnh cũng như chất lượng phục vụ uy tính của Ngân hàng đến với rộng rãi các doanh nghiệp. Tiếp đến là khách hàng cá nhân tham gia các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng chiếm tỷ trọng thấp 2,7%, đạt 303.840 triệu đồng, chiếm tỷ trọng tương đối là nhóm khách hàng TCTD với số vốn huy động đạt 3.895.361 triệu đồng chiếm 34,7%, cuối cùng là phương thức huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá đạt 1.461.223 triệu đồng chiếm 13% trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng.

Qua năm 2011 là năm thể hiện sự khởi sắc của nền kinh tế rõ rệt nhất trong 3 năm 2010 đến 2012 vì các nguồn vốn huy động được đều tăng. Cụ thể, tiền gửi của DN-TCKT tăng lên 1.347.639 triệu đồng tương ứng 24,16% so với năm 2010, tuy nhiên tỷ trọng của khoản mục này chỉ còn 45,1% trên tổng nguồn vốn trong khi tỷ trọng của các khoản mục khác lại tăng ở năm này, tiền gửi cá nhân chiếm 3,2% tăng 0.5% so năm 2010, phát hành giấy tờ có giá chiếm 14,3% tăng 1,3% và tiền gửi của TCTD khác chiếm 37,4% tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2010.

Cùng với sự thuận lợi của nền kinh tế, sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước từ chính sách tăng lãi suất cơ bản nhằm kiềm lạm phát, với chính sách đó đã làm tăng lãi suất huy động từ đó Ngân hàng đã thu được số lượng lớn tiền gửi từ khách hàng cá nhân tham gia sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, một lý do khác dẫn đến tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng cá nhân tăng lên khá là do Ngân hàng mở rộng quy mô thành lập thêm chi nhánh đa dạng hóa các loại hình hoạt động đánh mạnh vào đối tượng là cá nhân… Năm 2011 tiền gửi của khách hàng là cá nhân đạt 497.713 triệu đồng, tăng 193.873 triệu đồng ứng với 63,81% so với năm 2010. Đối tượng là TCTD cũng tăng lên đạt 1.849.411 triệu đồng tăng 47,81% so với năm 2010, cuối cùng là huy động vốn thông qua phát hành các giấy tờ có giá cũng tăng lên 2.199.358 triệu đồng tăng lên 50,41% so với năm 2010.

Từ trước đến giờ năm 2012 được nhìn nhận là năm tình hình kinh tế khó khăn nhất trong số 3 năm khảo sát với các lý do đã được nêu rõ ở những phần trên. Sự biểu hiện rõ rệt là mức huy động ở các kênh đều giảm chỉ riêng huy động vốn từ tiền gửi của DN-TCKT tăng lên 1.729.014 triệu đồng với tỷ lệ là 24,97% so với năm 2011. Trong khi đó 3 kênh huy động vốn từ khách hàng cá nhân, phát hành giấy tờ có giá, tiền gửi của TCTD lần lượt giảm với tỷ lệ cao là 40,23%, 12.74%, 73,62% so với năm 2011, một tỷ lệ giảm hết sức đáng kinh ngạc đều này đã thể hiện rõ kết quả kinh doanh năm 2012 vì sao lại thấp hơn 2011. Sự giảm sút này cũng từ phía nền kinh tế cũng từ phía chính Ngân hàng, sự thắt chặt chính sách tiền tệ khiến cho tình trạng giảm lãi suất huy động từ các Ngân hàng khiến cho người dân e ngại gửi tiền từ đó lượng vốn huy động giảm ở các khoản mục.

Qua kết quả trên cho thấy, Ngân hàng cần quan tâm nhiều đến đối tượng khách

43

hàng cá nhân, TCTD. Vì hiện nay các đối tượng này chiếm tỷ trọng thấp tại Ngân hàng, trong khi nhu cầu gửi tiền của họ lại rất cao đặc biệt là đối tượng khách hàng cá nhân. Cần mở rộng mạnh hơn nữa chương trình quảng bá thương hiệu, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng, có gắng thiết lập quan hệ để tạo được lòng tin cũng như sự trung thành của khách hàng. Cần tạo ra nhiều sản phẩm tiền gửi tiện ích dành cho khách hàng cá nhân, đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi tiết kiệm dành cho khách hàng cá nhân và các tổ chức kinh tế.

2.4.3. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nam Á.

Bảng 2.9: Hiệu quả của hoạt động huy động vốn năm 2010,2011 và 2012

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2010 2011 2012 Tổng dư nợ Triệu đồng 5.302.112 6.245.170 6.262.547 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 13.413.269 18.520.362 15.663.559 Tổng nguồn vốn huy động Triệu đồng 11.238.377 15.367.435 12.386.706 Vốn huy động có kỳ hạn Triệu đồng 11.132.630 15.114.873 12.023.068 Vốn huy động không kỳ hạn Triệu đồng 105.747 252.562 363.638 TDN/TNVHĐ % 47,18 40,64 50,56 VHĐ/TNV % 83,8 83 79,1 VHĐCKH/TNVHĐ % 99,1 98,4 97,1 VHĐKKH/TNVHĐ % 0,9 1,6 2,9

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo KQKD của Ngân hàng TMCP Nam Á 3 năm 2010 – 2012)

2.4.3.1. Tổng dư nợ / Tổng nguồn vốnhuy động

Tỷ số tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động cho thấy khả năng sử dụng vốn của Ngân hàng, giúp xác định hiệu quả tín dụng của một đồng nguồn vốn và quy mô hoạt động của Ngân hàng. Qua kết quả tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động trong bảng 2.9 cho thấy khả năng sử dụng vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012. Do Ngân hàng hoạt động khá lâu cùng với uy tín, chất lượng hoạt động nên có lượng khách hàng tăng dần qua các năm. Công tác tiếp thị của các chi nhánh ở khắp các địa bàn Tỉnh và vùng nông thôn đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên, còn một số hạn chế cần được khắc phục. Năm 2010 tổng dư nợ trên tổng vốn huy động đạt 47,18%, năm 2011 giảm còn 40,64%, năm 2012 tổng dư nợ trên tổng vốn huy động tăng đạt 50,56%. Từ các số liệu trên thể hiện tình hình huy động vốn cũng như sử dụng vốn của Ngân hàng tương tối nhưng cần phải đây mạnh các hoạt động hơn.

44

2.4.3.2. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Theo bảng 2.9 tỷ số huy động vốn trên tổng nguồn vốn là khá cao trong cả 3 năm ổn định với mức khoảng 83% trong năm 2010, 2011 và tỷ số này giảm hơn vào năm 2012 ( giảm 3,9% so với năm 2011). Tỷ số này cho biết hoạt động huy động vốn của NH khá tốt, vì đối với Ngân hàng thương mại thì chỉ tiêu này lớn hơn 70% là tốt định cho thấy hoạt động huy động vốn của NH đang tiến hành theo đúng hướng, hiệu quả và ngày càng chiếm được lòng tin của KH trong cả nước. Nhưng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP Nam Á (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)