Tỷ trọng VHĐ của Ngân hàng TMCP Na mÁ và các NHTM trong toàn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP Nam Á (Trang 55)

5. Kết cấu của khóa luận

2.5.1.Tỷ trọng VHĐ của Ngân hàng TMCP Na mÁ và các NHTM trong toàn

Tp.HCM qua 3 năm 2010 – 2012.

2.5.1.1. Tổng quan về tình hình ngân hàng Việt Nam

Tăng trưởng huy động và tín dụng Khu vực Ngân hàng Việt Nam đã thể hiện sự tăng trưởng ấn tượng cả về huy động lẫn tín dụng từ năm 2000. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2012, tỷ lệ tăng trưởng kép (CAGR) là 28,87% đối với huy động và 28,28% đối với tín dụng. Tốc độ tăng trưởng nhanh nhất diễn ra vào giai đoạn từ năm 2002 đến 2007, khi tỷ lệ CAGR đạt 37,5% đối với huy động và 35,8% đối với tín dụng. Sự tăng trưởng này đạt đỉnh vào năm 2007 ở mức 51,49% đối với huy động và 53,89% với tín dụng.

Hình 2:Tình hình tăng trưởng của Ngân hàng giai đoạn 2001 - 2012

( Nguồn: Theo báo cáo ngành Ngân hàng Việt Nam - 2014)

Ngành Ngân hàng Việt Nam đã tăng trưởng huy động và tín dụng rất ấn tượng trong quá khứ. Tuy nhiên từ năm 2010 trở lại đây, tốc độ tăng trưởng giảm đáng kể và cho đến nay tốc độ tăng trưởng vẫn chậm.

Ngành Ngân hàng Việt Nam trong những năm qua chịu sự ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị, xã hội... nên hoạt động trong những năm vừa qua gặp không ít khó khăn, trở ngại tuy nhiên nhờ có sự hỗ trợ cải thiện nền kinh tế từ phía nhà nước cũng đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống Ngân hàng ngày càng ổn định hiện tại và trong tương lai.

46

2.5.1.2. So sánh huy động vốn của Ngân hàng TMCP Nam Á so vi các ngân hàng toàn thành ph.

Bảng 2.10: VHĐ của Ngân hàng TMCP Nam Á và toàn Ngân hàng Tp.HCM

ĐVT: Tỷ đồng Tên NH 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng NamAba nk 11.238 1,4% 15.367 1,7% 12.386 1,3% Toàn NH 806.27 3 100% 886.900 100% 948.007 100%

(Nguồn: Trích báo cáo tổng kết HĐKD của NHTMCP Nam Á năm 2010 – 2012)

Năm 2011, tổng huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn TP.HCM đạt 886.900 tỉ đồng, tăng 10% so với năm 2010 và năm 2012 tốc độ tăng trưởng tổng vốn huy động đạt 948.007 tỷ đồng, mức độ chênh lệch so với năm 2011 là 61.107 tỷ đồng với tỷ lệ là 6,89%. Như kết quả trên cho thấy tỷ trọng vốn huy động của Ngân hàng Nam Á chiếm phần trăm rất nhỏ trong tổng số vốn của toàn hệ thống lần lượt là năm 2010 chiếm 1,4%, năm 2011 tăng lên chiếm 1,7% đến năm 2012 giảm tỷ trọng xuống còn 1,3%, tỷ trọng vốn của Ngân hàng chỉ giao động trên 1% và không vượt 2%.Nguyên nhân tăng tỷ trọng là do Ngân hàng mở thêm chi nhánh, phát triển hệ thống và nguyên nhân giảm là do sự cạnh tranh lãi suất giữa các Ngân hàng giai đoạn này mạnh.

2.5.2. So sánh vốn huy động của Ngân hàng TMCP Nam Á với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank).

Bảng 2.11: VHĐ của Ngân hàng TMCP Nam Á và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.

Đvt: triệu đồng

Tên NH 2010 2011 2012

Số tiền Số tiền Số tiền

Nam A Bank 11.238.377 15.367.435 12.386.706

Sacomban k 72.263.140 40.536.089 53.049.934

(Nguồn: Trích báo cáo tổng kết HĐKD của Ngân hàng TMCP Nam Á và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín năm 2010 – 2012)

47

Bảng 2.12: So sánh VHĐ của Nam A Bank và Sacombank.

Đvt: triệu đồng

Tên NH 2011/2010 2012/2011

Số tiền % Số tiền %

NamAbank 4.129.058 36,7 -2.980.728 -19,40

Sacombank -31.727.051 43,90 12.513.845 30,87

Qua bảng số liệu trên cho thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Nam Á với Sacombank có sự chênh lệch rất lớn. VHĐ của Sacombank chủ yếu từ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân, tỷ lệ VHĐ từ khoản mục tiền tiết kiệm chiếm đa số tổng nguồn vốn huy đông của Sacombank. Tuy nhiên VHĐ của cả 2 ngân hàng đều không đồng đều mà có sự tăng giảm qua từng năm khác nhau. Năm 2010 tổng VHĐ của ngân hàng TMCP Nam Á là 11.238.377 triệu đồng, trong khi đó tổng VHĐ của Sacombank là 72.263.140 triệu đồng, một số chênh lệch tương đối lớn. Năm 2011 thì Nam A bank lượng vốn huy động tăng 4.129.058 triệu đồng tăng 36,7% so với năm 2010, trong thời gian đó thì Sacombank lại có lượng vốn huy động giảm 31.717.051 triệu đồng, giảm 43,9% so với cùng kỳ năm 2010. Cứ như vòng xoay khi VHĐ của Sacombank lên thì Nam A bank lại giảm cụ thể là năm 2012 Sacombank tăng lượng VHĐ lên 53.049.934 triệu đồng tăng 12.513.845 triệu đồng so với năm 2011.

Từ kết quả trên cho thấy thị trường vốn của Sacombank chiếm lĩnh thị trường tài chính nhiều hơn rất nhiều so với Nam A bank, lý do này có thể giải thích được khi nhìn vào mô hình hoạt động của Sacombank, với nhiều chi nhánh ở khắp đất nước kể cả ngoài nước, bên cạnh đó Sacombank lại có hoạt động huy động vàng từ dân chúng rất phổ biến, và lý do không thể chối cãi là người dân tin tưởng và sử dụng thương hiệu Sacombank nhiều hơn Nam A bank điều này nhắc nhở Ngân hàng TMCP Nam Á phải tích cực quảng bá thương hiệu hơn nữa.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP Nam Á (Trang 55)