Hợp đồng tín dụng phải đƣợc lập thành văn bản, trong đó có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng tiền vay, hình thức vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phƣơng thức trả nợ và những cam kết khác đƣợc các bên thoả thuận.
Mẫu hợp đồng mà các ngân hàng đƣa ra không phải là hợp đồng mẫu theo quy định của Bộ luật dân sự, mà chỉ là bản thảo để thuận tiện trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng. Bên vay hoàn toàn có thể thoả thuận với ngân hàng thay đổi bất kỳ nội dung nào. Tuy nhiên, trên thực tế thì bên vay thƣờng phải chấp nhận những điều khoản thiên về ràng buộc chặt chẽ đối với bên vay và có lợi cho Ngân hàng.
So với hợp đồng thƣơng mại, hợp đồng tín dụng thƣờng có điểm khác là có rất nhiều văn bản có các yếu tố nhƣ một hợp đồng nhƣ: Đơn đề nghị vay vốn, hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ, hợp đồng thế chấp... Chẳng hạn trong đơn đề nghị vay vốn có nhiều nội dung cơ bản của hợp đồng tín dụng nhƣ số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất vay và cam kết của bên vay. Trƣờng hợp ngân hàng ký chấp thuận những nội dung đó, thì hoàn toàn có thể thay thế cho một bản hợp đồng tín dụng. Tƣơng tự giấy nhận nợ cũng thƣờng liệt kê lại một cách đầy đủ những điểm chủ yếu của hợp đồng tín dụng, nên trong nhiều trƣờng hợp cũng đồng nghĩa với một hợp đồng tín dụng. Do hợp đồng tín dụng đƣợc làm kỹ nhƣ vậy, nên rất ít khi
21
xảy ra tranh chấp về chính hợp đồng tín dụng, mà thƣờng là tranh chấp liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm để trả nợ.
Theo quy định của pháp luật, thì chỉ có hợp đồng tín dụng đƣợc giao kết giữa các bên. Tuy nhiên, trên thực tế, vừa do truyền thống, vừa do yêu cầu thực tế, nên bên cạnh hợp đồng tín dụng, các ngân hàng thƣờng đƣa ra thêm một loại văn bản nữa là khế ƣớc nhận nợ, là một loại giấy nhận nợ. Khế ƣớc nhận nợ thƣờng cũng đủ các yếu tố chủ yếu của hợp đồng tín dụng.